Tỉnh Thái Bình: Cần sớm xét công nhận người có công với cách mạng đối với cụ Nguyễn Nhạ!
Pháp luật - Bạn đọc 27/10/2020 06:38
Theo nội dung đơn thư và hồ sơ đính kèm của ông Nguyễn Văn Nha, con trai cụ Nguyễn Nhạ gửi tới game bài đổi thưởng tiền that cho thấy: Căn cứ vào Thông tri số 07-TT/TC, ngày 21/3/1979 của Ban Tổ chức Trung ương, năm 1993, gia đình ông đã hoàn tất hồ sơ của cụ Nguyễn Nhạ. Trên cơ sở Biên bản đề nghị của BCH Đảng bộ và các lão thành cách mạng xã Đông Quý, ngày 24/11/1994. Ngày 26/11/1994, Huyện ủy Tiền Hải đã ra Nghị quyết số 25/NQ-HU, xét và xác lập cụ Nguyễn Nhạ là cán bộ có thời gian hoạt động trước Cách mạng tháng 8 /1945. Tiếp đó, Huyện ủy Tiền Hải có Văn bản số 05/ĐN-HU đề nghị Ban tổ chức Tỉnh ủy và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xét công nhận người có công với cách mạng đối với cụ Nguyễn Nhạ. Tuy nhiên tại thời điểm đó, tỉnh Thái Bình có chủ trương tạm dừng xét công nhận đối với các trường hợp đã chết, nên việc xét công nhận đối với cụ Nguyễn Nhạ và một số cụ cùng hoạt động đã chết bị đình hoãn. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng đối với người có công với cách mạng, sau 5 năm đề nghị, ngày 14/6/1999, Huyện ủy Tiền Hải tiếp tục kí giấy xác nhận và đề nghị xét duyệt truy tặng người có công với cách mạng đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình xét công nhận đối với trường hợp của cụ Nguyễn Nhạ. Mặc dù hồ sơ từ cấp cơ sở đã hoàn thiện theo quy định, nhưng việc xét truy tặng công nhận đối với cụ Nguyễn Nhạ vẫn rơi vào quên lãng.
Huân chương Kháng chiến hạng III của Nhà nước tặng cụ Nguyễn Nhạ |
Tháng 3/2017, ông Nguyễn Văn Nha tiếp tục tập hợp hồ sơ, trực tiếp gửi đơn đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy xét giải quyết. Điều đáng buồn là, tại Văn bản số 115/CV-BTCTU, ngày 15/10/2017 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình trả lời ông Nguyễn Văn Nha lại cho rằng, trường hợp của cụ Nguyễn Nhạ ở thời điểm đó chỉ tham gia tổ Nông dân tương tế theo ghi chép của Lịch sử Đảng bộ xã Đông Quý, nên khước từ xét truy tặng công nhận. Trong khi đó, không nghiêm túc thẩm tra các căn cứ có cơ sở pháp lý: Huân chương Kháng chiến hạng III do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng thưởng tháng 5/1962. Biên bản xét đề nghị của Đảng ủy xã Đông Quý ngày 24/11/1994, Nghị quyết số 25/NQ-HU, ngày 26/11/1994 của Huyện ủy Tiền Hải, các văn bản xác nhận và đề nghị số 05/ĐN-HU và số 54/NQ-HU của Huyện ủy Tiền Hải; Giấy xác nhận của các bậc lão thành cách mạng: Cụ Ngô Nạp, cụ Lương Văn Bổng, cụ Vũ Văn Hiệp. Văn bản xác nhận bổ sung khiếm khuyết lịch sử Đảng bộ của Đảng ủy xã Đông Quý, số 06/TT-ĐU ngày 10/6/1999, v.v... Các chứng cứ có trong hồ sơ nêu trên đều thể hện cụ Nguyễn Nhạ là Đảng viên phụ trách Nông hội đỏ (Hội tương tế) và Trạm giao thông liên lạc của tổ chức Đảng. Điều không thể chấp nhận được là các cụ cùng hoạt động trong nhóm Thanh niên Cách mạng với cụ Nguyễn Nhạ còn sống thì đều đã được xét công nhận, còn cụ Nhạ và một số cụ đã chết do bị đình hoãn, nay lại bị khước từ không được xét công nhận đã để lại nỗi bứt rứt, se lòng đối với gia đình các cụ và thế hệ hôm nay!?
Văn bản số 115 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình |
Phải nói thêm rằng, từ sau cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930 đến Cách mạng Tháng 8/1945 là giai đoạn lịch sử cam go nhất của cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào ở huyện Tiền Hải nói riêng. Trong sự truy sát khủng bố dã man của thực dân Pháp chống phá các tổ chức cách mạng của Đảng, những thanh niên ở xã Đông quý, trong đó có cụ Nguyễn Nhạ đã nhóm họp thành một tổ chức yêu nước cho dù mang tên dưới bất kỳ hình thức nào dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng là hành động quả cảm dám xả thân vì nước. Điều đáng bất ngờ là căn cứ vào lời xác lập của các Đảng viên, lão thành cách mạng như cụ Ngô Nạp, cụ Lương Văn Bổng, cụ Vũ Văn Hiệp, thể hiện: Cụ Nguyễn Nhạ là người được các cụ trực tiếp giao nhiệm vụ phụ trách tổ chức Nông hội đỏ và Trạm giao thông liên lạc của tổ chức Đảng từ năm 1936 đến tiền khời nghĩa Cách mạng Tháng 8/1945. Được tổ chức Đảng đào tạo và giáo dục trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó một lần nữa lại được xác lập trong cuốn lịch sử Đảng bộ xã Đông Quý và lời ghi nhận trên Bằng Huân chương Kháng chiến hạng III, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký!
Thiết nghĩ, con trai cụ Nguyễn Nhạ có đơn khiếu nại gửi tới Tỉnh ủy Thái Bình và các cơ quan báo chí là có cơ sở. Bởi việc làm đó của con cháu cụ Nhạ không xuất phát từ đòi hỏi quyền lợi ưu đãi, mà là vì danh dự của gia đình và vong linh cụ Nguyễn Nhạ. Mặt nữa còn là sự ghi nhận công bằng của Đảng và Nhà nước về công lao cống hiến xứng đáng của các bậc tiền bối cách mạng để làm cơ sở giáo dục con cháu, tiếp tục phát huy truyền thống của cha ông. Đó là nguyện vọng chính đáng cần được Tỉnh ủy Thái Bình quan tâm xét công nhận sớm!