Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Và tôi nghĩ, nhiều người trên khắp đất nước hình chữ S xinh đẹp này cũng có tâm trạng giống như tôi, khi xem Thủ đô như phần máu thịt của mình, dành cho Thủ đô một tình yêu sâu thẳm...

Tôi không biết mình yêu Hà Nội từ bao giờ, có lẽ là từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi. Hà Nội ở nơi nào tôi không rõ, có những đồng rộng mênh mông, những dòng sông chằng chịt như xứ sở của tôi hay không, tôi cũng chẳng thể nào biết được. Tôi đem thắc mắc đó để hỏi bà tôi mà quên rằng suốt một đời tảo tần, một đời lận đận bà chưa một lần đặt chân đến nơi phố thị phồn hoa. Thủ đô với bà cũng là một giấc mơ thật đẹp!

Văn chương đưa tôi đến những miền đất lạ. Tôi gặp Hà Nội trong văn chương, khi ấy Hà Nội trong mắt tôi đẹp tựa bức tranh hữu tình với những gam màu cổ điển: Màu thâm trầm của mái ngói phố cổ, màu u sầm của cây cổ thụ trút bóng xuống phố Phan Đình Phùng, màu của tường rêu, của những mái đền, mái chùa bao tháng năm vẫn vẹn nguyên hình hài, tận tụỵ giữ hồn xưa phố cổ... Dưới ngòi bút nhẹ nhàng và trong trẻo của Thạch Lam, Hà Nội vào Thu êm đềm với hương thơm nồng nàn của cốm làng Vòng toả đi khắp phố thị. Không chỉ riêng cốm - món ăn dân dã mà thanh tú chứa đựng tinh tuý của đất trời và sự khéo léo của người Hà Nội, được Thạch Lam trân trọng gọi là “thức quà của lúa non”, “thức dâng của mùa”, mà còn là mùi phở thơm, vị chua quả sấu, món bún chả, bánh cuốn Thanh Trì,... trong “Hà Nội băm sáu phố phường” cũng khiến lòng tôi nao nức, nhóm dậy giấc mơ về Hà Nội trong tôi.

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Hà Nội bốn mùa làm say đắm bao trái tim nghệ sĩ. Đất trời ưu ái ban cho Thủ đô ngàn năm văn hiến những vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt và thi vị mà không phải vùng đất nào trên đất nước Việt Nam cũng có được. Ở Hà Nội, Xuân, Hạ, Thu, Đông - mỗi mùa mang một nét đặc trưng. Sau này, khi tôi đã đến Hà Nội trọn bốn mùa mây gió, tôi mới ngờ ngợ trong đầu cảnh này, không khí này, sắc hương này sao quen thuộc quá, ngỡ như mình đã đi qua trong suốt những năm tháng tuổi thơ dẫu thuở ấy tôi chưa một lần đặt chân đến đất Hà Thành.

Ngày cắp sách đến trường, tuỳ bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng đã mang tôi về với mùa Xuân Hà Nội: “Mùa Xuân của tôi - mùa Xuân Bắc Việt, mùa Xuân của Hà Nội - là mùa Xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...”. Bằng ngôn ngữ êm ả, giàu chất thơ, chất nhạc, Vũ Bằng đã mang cả mùa Xuân đất Bắc về phương Nam xa xôi.

Hạ về Thủ đô bằng hương sen ngan ngát, bằng vị sấu chua mát đánh tan cái oi ả của mùa màng. Tôi nhớ có một thời mình từng ước ao nhấm nháp cốc nước sấu trong buổi trưa Hè nóng bức khi đọc những trang viết trữ tình của Tạ Việt Anh: “Những trái sấu xanh vừa độ, gọt vỏ bỏ hột, chần qua cho bớt vị chua, được thấm đẫm trong cốc nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ nhấp một ngụm nước, nhai kĩ miếng sấu, cái khát trưa Hè đã dần lui”. Đối với một đứa trẻ, đôi khi ước mơ giản đơn và bình dị như thế! Cả những mường tượng về mùi sen phảng phất Tây Hồ khi tôi đọc được mấy dòng thơ của chị Nguyễn Phan Quế Mai trong bài “Những ngôi sao mang hình quang gánh”: Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận/ Mùa sen mùa cốm trên vai/ Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên nếu không có họ/ Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh...

Rồi mùa Thu chầm chậm đi qua trang văn, mùa đẹp và êm ả, tình tứ và man mác buồn. Ấy là mùa của bao nguồn cảm xúc không chịu nằm yên trong tâm hồn mỗi người, đã trỗi dậy hoà cùng nhịp thở của tự nhiên, của heo may se sắt. Mái trường nhỏ nằm bên dòng sông nhỏ sớm hôm ấy bất chợt vang vang mấy câu thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Thi trong bài “Đất nước”, gói trong đó là cả một sớm mai Thu về phố cổ: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Ai từng đi qua phố trong cơn gió heo may ùa về, ngắm lá vàng rơi, cây cơm nguội vàng góc đường, hương thị thơm quyện trong nắng êm đềm trải nhẹ,... mới thấy hết cái hồn cốt của mùa Thu Hà thành. Mùa Thu níu bước chân người xa trở về hàn huyên tâm sự.

Và mùa Đông đổ buồn trên những mái ngói thâm u, thả cái rét ngọt ngào vào những tầng gác mái. Đọc mấy dòng thơ của thi sĩ Thảo Phương: Làm sao về được mùa Đông?/ Chiều Thu - cây cầu/ Đã gãy/ Lá vàng chìm bến thời gian/ Đàn cá, im lìm, không quẫy/ Ừ, thôi.../ Mình ra khép cửa/ Vờ như mùa Đông đang về, tôi thấy mình bộ hành trên những con phố cổ mang tên Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Buồm, Hàng Mã hai tay xoa xoa vào nhau, nghe rỉ rả đâu đó trên căn gác gỗ câu hát: Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố, bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường.

Văn chương thật kì diệu! Văn chương mang về cho tôi hình ảnh, hương vị, cái mát lạnh gió heo may, cả những tâm tư tình cảm của con người Hà Nội bao đời sống trong không gian văn hoá, nếp cũ niềm xưa. Có lần tôi đọc “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải cho ông nghe.. Đọc đến chỗ cô Hiền nhẹ nhàng, thanh lịch trong từng cử chỉ và lời nói, thích chơi củ thuỷ tiên mỗi độ Xuân về, ông tôi tấm tắc khen: “Khéo quá! Lịch thiệp quá! Đúng là xứ sở Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” mà!”. Tôi thầm mong một ngày nào đó có thể đưa ông về Thủ đô, giữa những ngày rợp bóng cờ sao, rộn ràng tiếng ca nhắc nhớ về những năm tháng hào hùng của đất nước. Giấc mơ ấy, đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ. Mà Hà Nội vẫn đẹp hoài trong tâm thức của ông tôi...

Bây giờ, mỗi năm, thậm chí mỗi mùa tôi đều về phương Bắc. Tôi không còn nương nhờ câu thơ ý văn để được về với Thủ đô trong tâm tưởng như những ngày còn nhỏ. Vậy mà, mỗi độ trở lại Hà thành, những vần thơ năm nào lại trỗi dậy trong trái tim tôi. Văn chương đã chắp cho tôi đôi cánh tình yêu Hà Nội phồn hoa, Hà Nội ngàn năm văn hiến. Một chiều mùa Thu đứng bên hồ Gươm, ngắm những cây cơm nguội bên hồ Gươm vàng rực rỡ, đứng trên cầu Long Biên nhìn con nước lững lờ và những chiếc lá vô tình trôi theo dòng, tôi bất giác ngâm nga mấy câu thơ trong bài “Trở lại trái tim mình” của nhà thơ Bằng Việt, bỗng muốn dang tay ôm cả Thủ đô thương mến vào lòng: Sông Hồng ơi! Giông bão chẳng thay màu/ Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội tháp/ Chùa Một Cột đổ lên đầu giặc Pháp/ Lại nở xoè trọn vẹn đoá hoa sen...

Hà Nội chiếm một vị trí thật đặc biệt trong trái tim tôi!

Tạp bút của Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Tin khác

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ra quân về địa phương làm ruộng, rồi làm cơ khí cho HTX. Lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn buộc ông phải bươn chải. Ông chọn nghề cắt tóc để mưu sinh như một sự tự nhiên mà không phải học nghề ai cả.

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở
Từ lâu các vụ tai nạn đường sắt ở nước ta xảy ra khá nhiều, trong đó nhiều vụ tai nạn cực kì nghiêm trọng, làm tử vong nhiều người, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
Năm nay bước sang tuổi 63, bà Huỳnh Thị Tám, ở thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã có gần 40 năm công tác ở địa phương và đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Tại Đại hội Hội NCT xã Duy Vinh, nhiệm kì 2021 - 2026, bà Tám được bầu giữ chức Chủ tịch Hội NCT xã.

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Mới đây, khi đi tham quan một số khu vực trồng hoa tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, tôi thấy tại các kênh mương tiêu thoát nước có nhiều các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều đoạn kênh mương, các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống (xem ảnh).

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm
Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…

“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên
Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi
Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời
Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ở Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước, tại các khu vực công cộng như: Vườn hoa, công viên, sân chơi của các khu chung cư thường được lắp đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để người dân tập luyện thể dục thể thao. Thậm chí tại nhiều thị trấn, thị tứ ở các vùng thôn quê cũng xuất hiện các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao không kém gì các đô thị lớn.

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân
Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch
Tình hình bão lụt ở nước ta hiện vẫn đang còn diễn biến phức tạp, miền Bắc chưa khắc phục xong hậu quả thì mưa lụt lại tiếp tục hoành hành tại miền Trung. Trong hàng loạt các khó khăn nảy sinh ở vùng lũ lụt, nước sạch là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”
Thời gian qua, cán bộ, hội viên NCT thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và người dân trong thôn tích cực trồng hoa, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng
Đúng 6 giờ ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) đã chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Cầu được hoàn thành, đi vào vận hành trong sự mong đợi, vui mừng của người dân Phú Thọ và các tỉnh, thành phố khác.

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp
Theo Thông tư số 32/2020 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, điều lệ trường THCS và THPT quy định các hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên đồng ý. Có nghĩa, không cấm học sinh mang điện thoại di động, hoặc điện thoại thông minh đến lớp, nhưng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích để nâng cao trình độ, không vi phạm pháp luật và nội quy nhà trường.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....
Phiên bản di động