Phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội: Cần làm rõ những nội dung người dân phản ánh
Pháp luật - Bạn đọc 09/10/2020 10:24
Hỗ trợ tiền án táng, tự nguyện hay ép buộc?
Bà Nguyễn Thị Ngọc, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội cho biết: Những năm gần đây, thực hiện đời sống văn hóa trong việc hiếu, việc tang của UBND TP Hà Nội và quận Bắc Từ Liêm, trong việc an táng người thân khi mất, do diện tích đất nghĩa trang phường Xuân Đỉnh đã hết quỹ đất để chôn theo phong tục tập quán cũ, nên mỗi hộ dân trong phường Xuân Đỉnh khi an táng người thân theo phương án hỏa táng, thì được quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ số tiền là 4 triệu đồng.
Tuy nhiên, tại phường Xuân Đỉnh, lãnh đạo UBND phường Xuân Đỉnh đã chỉ đạo các cán bộ phường, khi có các gia đình lên làm thủ tục báo tin người thân mất, đều phải viết theo một đơn mẫu mà UBND phường đưa sẵn, trong đó có nội dung: “Gia đình tự nguyện để lại số tiền l triệu đồng để đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng”.
Khi người dân thắc mắc về khoản tiền trên được thu hàng chục năm nay theo chủ trương nào? Mà người dân không hề được thông báo, chỉ khi nhà ai có người mất thì mới biết việc phải viết đơn tự nguyện đóng góp số tiền 1 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng?.
Trụ sở UBND phường Xuân Đỉnh |
Ngoài ra, bà Ngọc còn cho biết thêm, để hợp thức hóa việc trên, lãnh đạo phường đã tham mưu đưa chủ trương này ra trước HĐND phường, được quán triệt trước qua các cuộc họp chi bộ, cán bộ chủ chốt của UBND phường và đội ngũ cán bộ cấp dưới. Vì vậy, khi người dân phường Xuân Đỉnh có ý kiến phản đối, lãnh đạo phường đều lấy lý do, đây là chủ trương chung của HĐND phường. Thế nhưng, chủ trương này lại không hề được phổ biến đến với người dân. Người dân không khỏi đặt ra những dấu hỏi về số tiền hàng năm thu từ tiền hỗ trợ người đã mất được quản lý và sử dụng như thế nào?.
Đơn cử là trường hợp của gia đình bà Ngọc, khi gia đình bà làm thủ tục cho người mẹ đã mất. Khi khai báo làm thủ tục báo tử thì được một cán bộ văn phòng ủy ban phường Xuân Đỉnh đưa sẵn một bản với nội dung: “Gia đình tự nguyện để lại 1 triệu để hỗ trợ UBND phường xây dựng cơ sở hạ tầng”. Khi gia đình bà Ngọc thắc mắc, vị cán bộ nói: Cứ viết theo mẫu có sẵn đấy và đây là chủ trương của lãnh đạo UBND – HĐND phường. Nếu không viết sẽ bị làm khó dễ khi lên UBND phường làm các thủ tục hành chính.
Điều đáng nói, ngay cả với các gia đình chính sách thương binh liệt sĩ cũng không ngoại lệ. Cụ thể, như gia đình ông D.V.T, có mẹ là mẹ liệt sĩ. Khi lên làm thủ tục báo tử cũng phải bắt buộc viết theo mẫu in sẵn. Chỉ khi gia đình ông D.V.T không đồng ý và phản đối gay gắt thì lãnh đạo phường Xuân Đỉnh mới trả lại 1 triệu đồng.
Toàn bộ tất cả các biên lai thu giữ số tiền 1 triệu đồng/1 người đã mất được hợp thức hóa bằng việc thực hiện chủ trương thu tiền hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đều có chữ ký của chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh là ông Trần Trung Tuyển.
Để làm rõ những phản ánh trên, phóng viên đã cuộc làm việc với ông Trần Trung Tuyển, Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh, ông Tuyển cho biết: Sự việc phản ánh của người dân đúng và vẫn đang diễn ra tại phường Xuân Đỉnh. Việc thu phí hàng năm là phí xã hội hóa theo chủ trương của HĐND phường từ nhiều năm trước. Trước đây, việc này đã không được áp dụng khi một vài người dân có ý kiến, nhưng người dân vẫn tự nguyện đóng góp, nên đã được UBND quận cho phép tiếp tục thu số tiền này.
Khi được hỏi, nếu là khoản thu kinh phí xã hội hóa tự nguyện, tại sao khi có gia đình không đồng ý? Lại gây khó dễ trong việc làm thủ tục hành chính khai báo người mất, ông Tuyển phân trần: Có thể do cách truyền đạt, phổ biến của cán bộ phụ trách đến người dân không rõ ràng.
Khi phóng viên yêu cầu được tiếp cận các văn bản ghi chép, thống kê số tiền thu được hàng tháng, hàng năm, được quản lý và sử dụng như thế nào, thì ông Tuyển cho biết, sẽ cung cấp báo cáo sau.
Việc vận động người dân đóng góp nguồn kinh phí xã hội hóa, hỗ trợ UBND phường xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, nhưng người dân hoài nghi về số tiền mà họ phải nộp có được sử dụng minh bạch, có dấu hiệu của việc “lợi ích nhóm”, tư lợi hay không? Câu hỏi này phóng viên xin gửi đến các lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm.
Hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trong những năm qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhằm thực hiện việc kiểm tra, xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, không để công trình vi phạm xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng mới xử lý, cưỡng chế. Tuy nhiên, trên địa bàn phường Xuân Đỉnh vẫn đang xuất hiện một số công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng.
Theo phản ánh của bà Ngọc, công trình xây dựng ở ngõ 301 lấn chiếm đất công và lối đi chung của ngõ từ năm 2017 đến nay, nhưng lãnh đạo phường Xuân Đỉnh lại không xử lý.
Công trình nhà xưởng xây dựng trên đất nông nghiệp tại ngõ 256 đường Xuân Đỉnh. |
Hay tại công trình xây dựng nhà xưởng, cho thuê trên đất nông nghiệp tại ngõ 256, đường Xuân Đỉnh cũng “vô tư” mọc lên, mà không hề có sự can thiệp, kiểm tra của cán bộ UBND phường Xuân Đỉnh.
Và hàng loạt công trình khác được người dân phản ánh, như: Số nhà 32, ngõ 306 được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; số nhà 121, ngách 207/65 ngang nhiên xây dựng khi không có sổ đỏ, không được cấp phép,…
Dư luận không khỏi đặt ra những nghi vấn về việc buông lỏng quản lý của lãnh đạo UBND phường Xuân Đỉnh? Có hay không việc bao che cho các công trình vi phạm này?.
Liên quan vấn đề này, trao đổi với phóng viên, ông Tuyển cho biết, cán bộ chuyên môn của phường chưa kiểm tra ngay được, nên sẽ cung cấp thông tin sau.
Trong khi Hà Nội tiếp tục có những chỉ đạo tích cực, quyết liệt nhằm siết chặt công tác quản lý trật tự xây dựng, việc xuất hiện các công trình có dấu hiệu vi phạm tại phường Xuân Đỉnh phải chăng đang đi ngược lại chủ trương của UBND TP Hà Nội.
Thiết nghĩ, UBND quận Bắc Từ Liêm cần nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý ngay những phản ánh đang diễn ra tại UBND phường Xuân Đỉnh liên quan đến việc thu phí xây dựng cơ sở vật chất, vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đất đai, tránh ảnh hưởng xấu trong dư luận.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!