Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Phóng sự 27/09/2024 10:26
Mô hình trồng cam xã Yên Lạc huyện Như Thanh |
Như Thanh là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên 58.829 ha, dân số 94.906 người, có 3 dân tộc chính: Kinh chiếm 56,78%; Mường 22,24%; Thái 18,23%; còn lại là các dân tộc khác. Có 13 xã và 1 thị trấn, 165 thôn, bản, khu phố.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Như Thanh đã ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 và hàng năm, thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, Tổ công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…
Hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo |
Khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thị trấn huyện Như Thanh |
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Như Thanh đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thống nhất triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, như: Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 14/6/2022 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 22/4/2024 của UBND huyện về việc Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Như Thanh năm 2024 và các Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Kế hoạch truyền thông giảm nghèo, kế hoạch nâng cao năng lực thực hiện Chương trình, Kế hoạch giảm nghèo năm 2024.
Nhiều hộ nghèo ở các xã trong huyện Như Thanh được hỗ trợ vốn phát triển vườn cây ăn quả (trồng nho ảnh trên; trồng bưởi ảnh dưới) |
Bên cạnh đó, công tác phối hợp, quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG đã được huyện quan tâm chỉ đạo sát sao. Trong quá trình thực hiện, các phòng, ngành cấp huyện, các cơ quan thường trực Chủ tịch MTQG, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan luôn trao đổi, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức thực hiện; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất với cấp trên những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Quá trình triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa huyện đã nhận được sự giúp đỡ, phối hợp của các Sở, ngành cấp tỉnh và các cơ quan quản lý chương trình. Các Sở, ngành cấp tỉnh đã hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong tổ chức thực hiện Chương trình.
Quán triệt quan điểm trọng tâm là thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, những năm qua huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành tạo nguồn vốn, việc làm, hỗ trợ con giống chăn nuôi để giúp người nghèo một cách thiết thực nhất để hộ tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình và nguồn xã hội hóa giúp hộ nghèo khó khăn về nhà ở có chỗ ở ổn định, Trong 2 năm (Năm 2022-2023) đã có gần 200 hộ được xóa nhà tạm và sửa chữa nhà. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được huyện quan tâm thực hiện, chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động, trong đó có gần 300 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Các hộ ở xã Cán Khê sử dụng đồng vốn phát triển các loại cây cho giá trị kinh cao |
Để giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin,.. Huyện đã tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động; tuyên truyền vận động người dân mua BHYT, đẩy mạnh phong trao thi đua “Thanh Hóa chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào xã hội học tập … đã góp phần giải quyết cơ bản các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hộ cơ bản: Tạo việc làm mới cho trên 3000 lao động trong đó có gần 300 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ trợ 3.536 thẻ BHYT cho người nghèo; 6.801 thẻ BHYT cho người cận nghèo; hỗ trợ làm nhà ở cho gần 200 hộ nghèo.
Trong năm 2024 tổng nguồn vốn thực hiện là 7.105 triệu đồng, trong đó vốn năm 2023 chuyển sang 465 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2024 sẽ giải ngân hết 100% nguồn vốn. Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án như: Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng ; Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Hộ nghèo ở xã Thanh Tân được hỗ trợ vốn và được tư vấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê |
Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm so với kế hoạch năm và thực hiện năm trước: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 5%, từ 11,8% (năm 2022) xuống còn 6,8% (năm 2023) vượt mục tiêu Chương trình đề ra (kế hoạch đề ra là 2,9%). Giảm 1.210 hộ nghèo, vượt chỉ tiêu tỉnh giao 420 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm dự kiến cuối năm 2024 còn 2,15%, giảm 1,55%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 2,2%, giảm còn 1,3%; đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Kết quả thực hiện: Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện, giải ngân, thanh toán, quyết toán theo đúng quy định. Người dân được thụ hưởng dự án vui mừng, phấn khởi khi được nhận hỗ trợ, đồng thuận với chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước và không có ý kiến gì thêm. Vật nuôi được bàn giao đến thời điểm hiện tại đều khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt.
Các vấn đề cơ bản nhất đối với hộ nghèo như: Nhà ở, việc làm, khám chữa bệnh, học tập... Các chính sách về an sinh xã hội khác đã được giải quyết kịp thời, đúng đối tượng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các chính sách giảm nghèo đã tác động làm chuyển biến nhận thức, giúp người nghèo có việc làm, phát triển sản xuất, tạo thu nhập ổn định để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết và báo cáo kết quả được thực hiện kịp thời, thường xuyên. Các xã, thị trấn có nhiều cách làm mới, sáng tạo, tập trung giảm nghèo có trọng tâm, trọng điểm ở các hộ thiếu hụt các chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vận động xã hội giúp tạo việc làm, thoát nghèo bền vững góp phần xây dựng huyện Như Thanh ngày càng vững mạnh. Công tác xã hội hóa trong thực hiện giảm nghèo đã được thực hiện tốt, đặc biệt là công tác hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Cũng nhờ Chương trình mà nhiều hộ nghèo được hỗ trợ vốn phát triển nghề truyền thống |
Các đối tượng tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được tham gia xây dựng và tham gia các hoạt động của dự án, thực hiện đối ứng theo quy định. Các hoạt động của Chương trình được triển khai thực hiện mới thoát nghèo, phụ nữ, người dân tộc … tham gia các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã từng bước cải thiện cuộc sống người dân, có việc làm bền vững và có thêm thu nhập.
Để đạt được các kết quả trên là do công tác giảm nghèo luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm, tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện. Hàng năm, huyện xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu giảm nghèo, chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đến từng xã, thị trấn; giao nhiệm vụ cụ thể cho phòng, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, trên cơ sở vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng xã, vừa đảm bảo hoàn thành được mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện đã đề ra; qua đó, góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Ông Đặng Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh trao tiền hỗ trợ hộ nghèo ở xã Thanh Kỳ xây nhà Đại đoàn kết |
Chương trình MTQG giảm nghèo đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; thông qua triển khai thực hiện Chương trình, các cấp, nhất là ở cơ sở nhận thức rõ hơn về những giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững của địa phương mình; tổ chức thực hiện lồng ghép, phối hợp thực hiện hiệu quả hơn các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống.