Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.

Sức hút của phim về đề tài chiến tranh

Trên thế giới, mảng đề tài phim chiến tranh luôn được quan tâm và trở thành một trong những dòng phim ăn khách nhất thế giới. Làm được một bộ phim đề tài chiến tranh thật hấp dẫn và trung thành với lịch sử là thách thức của mọi đạo diễn và nhà sản xuất. Không ít tác phẩm đề tài chiến tranh của Việt Nam đã trở thành những bộ phim kinh điển như: “Chung một dòng sông”, “Nổi gió”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Em bé Hà Nội”, “Cánh đồng hoang”, “Biệt động Sài Gòn”,… Sau này tiếp tục có những phim đề tài chiến tranh được thực hiện, như “Mùi cỏ cháy”, “Những người viết huyền thoại”, “Sống cùng lịch sử”, “Truyền thuyết về Quán Tiên”, “Đường xuyên rừng”, “Bình minh đỏ” và mới nhất là “Đào, phở và piano”… đã góp phần truyền thông điệp về tình yêu quê hương, lòng dũng cảm và tinh thần bất khuất vì độc lập tự do, thể hiện sức mạnh của dân tộc.

PGS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam phát biểu tại hội thảo “Di sản phim truyện chiến tranh của điện ảnh Việt Nam.
PGS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam phát biểu tại hội thảo “Di sản phim truyện chiến tranh của điện ảnh Việt Nam.

Kể từ năm 1959 với bộ phim truyện Việt Nam đầu tiên “Chung một dòng sông” của đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân, cho đến sau này, đề tài phim chiến tranh đã và vẫn là dòng phim chủ đạo phản ánh sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta, phục vụ tuyên truyền, nâng cao dân trí, góp phần tích cực cổ vũ tinh thần yêu nước, dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Có thể nói, những sự kiện, câu chuyện, nhân vật làm nên các mốc lịch sử trọng đại của dân tộc được kể lại, tái hiện trong các bộ phim ấy luôn là nguồn cảm hứng để các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ tự hào về truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm và tinh thần bất khuất vì độc lập - tự do của dân tộc.

Khơi thông “điểm nghẽn”

Khoảng mười năm trở lại đây, số lượng phim về đề tài chiến tranh đang có xu hướng giảm sút về số lượng, gần như vắng bóng ở các rạp chiếu thương mại, và nếu có lịch chiếu thương mại thì cũng không hút được khán giả. Trong không khí cả nước đã và đang có rất nhiều hoạt động kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, những người làm điện ảnh nước nhà đã hội tụ để bàn về vấn đề “Di sản phim truyện chiến tranh của điện ảnh Việt Nam: Giá trị nghệ thuật, lưu trữ, khai thác và phổ biến trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

Đề tài chiến tranh Việt Nam là đề tài lớn, xuyên suốt, một dòng chảy liên tục trong sự phát triển của điện ảnh Việt Nam cả trong thời kì chiến tranh và hòa bình. Trong nền kinh tế thị trường, khi tư nhân được tham gia sản xuất phim thì đề tài chiến tranh hầu như không được đầu tư do bị cho là “kén khách, lỗ nặng”. Vì vậy, nhiều năm nay, phim đề tài này phụ thuộc hoàn toàn vào sự đầu tư của Nhà nước. Nguồn ngân sách không dồi dào, khác với mục đích làm phim vì lợi nhuận của tư nhân, những bộ phim do Nhà nước đặt hàng hãng phim nhà nước, sản xuất chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị hay bảo tồn, phát huy lịch sử, văn hóa dân tộc.

Để khơi thông “điểm nghẽn” trong hoạt động khai thác phổ biến phim, với cơ chế hiện nay, Nhà nước mới chỉ đầu tư cho việc sản xuất phim nói chung và phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh nói riêng mà chưa đầu tư cho việc khai thác, phổ biến phim. Có một thực tế là, đa số các bộ phim do Nhà nước đặt hàng đều thường xuyên lỗ vốn do quá ít người xem. Ngoài lí do nội dung kén khách thì nguyên nhân nữa là do không có kinh phí quảng cáo nên người xem không biết đến. Những bộ phim do Nhà nước đặt hàng thường sau một vài buổi chiếu ra mắt, hoặc một đợt chiếu ngắn phục vụ chính trị nhân dịp kỉ niệm ngày lễ rồi cất vào kho. Hiện nay, nhu cầu xem phim của giới trẻ trên Internet là rất lớn, nhưng hoạt động phổ biến phim, tư liệu điện ảnh chiến tranh cách mạng Việt Nam trên không gian mạng lại chỉ ở bước thử nghiệm. Vậy nên, số lượng hoạt động quảng bá, phổ biến phim chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng; hiệu quả trong quảng bá các bộ phim đề tài chiến tranh chưa được như kì vọng. Nguồn lực và năng lực hạn chế là một trong những nguyên nhân gây ra thực trạng này.

Bên cạnh tuyên truyền và phương thức phát hành, dư luận cũng quan tâm đến làm phim thế nào để thu hút được khán giả trẻ hiện nay. Đơn cử như với phim “Đào, phở và piano” đã vừa khơi dậy cảm xúc của lòng yêu nước, vừa chạm vào trái tim người xem theo cách nhẹ nhàng, đồng thời nhấn mạnh được tính nhân văn của người Hà Nội nhưng việc quảng bá là quá ít. Nếu không có cộng đồng mạng có lẽ bộ phim này cũng sớm bị “cất vào kho”.

Nếu thực sự coi điện ảnh là mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa, rất cần có sự thống nhất về quan điểm và tìm ra giải pháp khả thi để tối ưu hóa vốn đầu tư nhà nước cho sản xuất và phổ biến phim. Trong đó có những giải pháp như: Kết hợp nguồn công - tư cho sản xuất phim; đổi mới cơ chế, cải tiến thủ tục để hoàn thiện hóa phương thức đầu tư đồng bộ cho cả hoạt động sản xuất, quảng cáo và phát hành phổ biến các phim sử dụng ngân sách; cần quan tâm đặc biệt đến chiến lược tuyên truyền, lan tỏa thông tin về bộ phim… Những rào cản pháp lí nếu sớm được tháo gỡ sẽ là điều kiện tiên quyết không chỉ để phim truyện, mà cả phim tài liệu, tư liệu điện ảnh chiến tranh cách mạng Việt Nam nhanh chóng mở rộng phạm vi tiếp cận công chúng trong và ngoài nước trên các hạ tầng kĩ thuật không gian số; đồng thời phát huy giá trị tương xứng tầm vóc di sản tư liệu hình ảnh động trong thời kì Cách mạng Công nghệ 4.0. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, việc phổ biến phim hiện nay có nhiều thuận lợi. Nhiều phương tiện truyền thông đã phát huy khả năng để truyền tải thông tin chính xác, hiệu quả đến khán giả.

Hiện tượng “Đào, phở và piano” cho thấy việc đưa các bộ phim sử dụng ngân sách Nhà nước ra rạp là một “phép thử” và bước đầu có những tín hiệu khả quan. Có lẽ việc xây dựng cơ chế “mở” để truyền thông bài bản, phát hành diện rộng như các phim tư nhân khác, trích % doanh thu sau phát hành để tái đầu tư, quảng bá cho các phim nghệ thuật khác. Đồng thời, các cơ quan quản lí cũng nên tính đến một phương thức hợp tác ngắn hạn với các nhà phát hành tư nhân trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.

Từ những tín hiệu đáng mừng của những bộ phim như “Đào, phở và piano”, hay “Địa Đạo” kì vọng dòng phim chiến tranh Việt Nam không chỉ được đông đảo khán giả ủng hộ mà còn mở ra hướng mới về đầu tư, sản xuất, quảng cáo và phát hành cho dòng phim lịch sử chiến tranh trong sự phát triển chung của nền điện ảnh Việt Nam.

Tiêu Dao

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.
Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.
Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...
Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Tin khác

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...

Tự hào nối tiếp truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo

Tự hào nối tiếp truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo
94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hi sinh, lập nên những kì tích cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, trong đó có sự đóng góp hết sức to lớn của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo, tuyên huấn các cấp...

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển đất nước

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển đất nước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 (tức ngày 14 tháng 6 Giáp Thìn) khiến cho “hàng triệu trái tim hướng về một trái tim, một nhân cách lớn”. Trong tình cảm Nhân dân Việt Nam, ông là người vô cùng giản dị, có trái tim nhân hậu, trọn vẹn cuộc đời hi sinh, cống hiến vì nước vì dân.

Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ đội Biên phòng
Ngày 20/1/2017, tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: “Đối với tôi, hầu như lần nào đi công tác xuống các địa phương tôi đều đến thăm các đơn vị quân đội, trong đó có các đồn Biên phòng. Đến đâu tôi cũng nghe các đồng chí lãnh đạo và Nhân dân địa phương đánh giá tốt về Bộ đội Biên phòng (BĐBP), rất tin tưởng vào BĐBP. Rất nhiều công việc, chủ trương của địa phương triển khai nơi biên giới giao cho các đồng chí đều đạt được kết quả rất tốt”...

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân
Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết
Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi
Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động