Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Phát huy giá trị Di tích lịch sử Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Thời gian qua, chúng tôi về thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị quê hương của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Điều làm tôi ngạc nhiên là làng Bích La đẹp như tranh vẽ, ruộng đồng xanh mướt, ôm trọn ngôi làng sum suê cây trái. Ngôi làng trù phú và yên bình này được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Di tích Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tọa lạc trong khu vực gần chợ Sãi một thời vốn là trung tâm buôn bán tấp nập, nghề tiểu thủ công nghiệp rất phát triển của vùng đồng bằng Triệu Phong. Chính tại nơi đây đã nuôi dưỡng và hình thành nên một nhân cách lớn, một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của Đảng. Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được công nhận là Di tích Quốc gia theo Quyết định số 3810/QĐ-BVHTTDL ngày 29/10/2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Nhà tưởng niệm Tổng BÍ thư Lê Duẩn
Nhà tưởng niệm Tổng BÍ thư Lê Duẩn

Tổng Bí thư Lê Duẩn (tên khai sinh là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 7/4/1907, tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Lê Văn Hiệp, thân mẫu là cụ Võ Thị Đạo (người làng Đầu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong). Năm Lê Duẩn lên 3-4 tuổi gia đình chuyển lên làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành sinh sống vì ở đây có những điều kiện thuận lợi, có chợ Sãi nằm bên bờ sông Thạch Hãn rất thuận tiện cho việc giao thương buôn bán. Sinh ra trong một gia đình nề nếp, từ nhỏ Lê Duẩn nổi tiếng thông minh, học giỏi có tiếng khắp vùng và được dân làng, bạn bè đặt cho cái tên Thông Nhuận.

Lớn lên trên miền quê giàu lòng yêu nước, Lê Duẩn sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1928, tham gia “Tân Việt cách mạng Đảng” và “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội”, từ một thanh niên giàu lòng yêu nước, say mê lí tưởng cách mạng, đồng chí nhanh chóng trở thành một một chiến sĩ Cộng sản, một trong những đảng viên thuộc lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 60 năm hoạt động cách mạng liên tục ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đồng chí Lê Duẩn được Đảng, Nhân dân tin cậy, giao phó nhiều trọng trách: Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư thứ nhất, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lê Duẩn gắn liền với quá trình cách mạng hào hùng của dân tộc Việt Nam, từ những năm 20 đến những năm 80 thế kỉ XX. Dù ở bất kì hoàn cảnh nào, đồng chí Lê Duẩn vẫn luôn nêu cao khí phách kiên trung của người cộng sản, đặc biệt là những đóng góp to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Đồng chí Lê Duẩn xứng đáng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, người chiến sĩ quốc tế trong sáng được kính trọng trong phong trào Cộng sản quốc tế và là một tấm gương sáng ngời về ý chí đấu tranh của một nhà yêu nước lớn.

Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn rộng khoảng 5000m², là một quần thể di tích bao gồm các công trình: Nhà lưu niệm đồng chí Lê Duẩn là nơi sinh hoạt của gia đình đồng chí từ khi chuyển từ Bích La Đông lên Hậu Kiên và hiện nay là nơi thờ tự hai cụ thân sinh và đồng chí tại quê nhà; Nhà tưởng niệm, là nơi khách tham quan tổ chức hành lễ tri ân Tổng Bí thư Lê Duẩn; Nhà trưng bày bổ sung, là nơi trưng bày những hiện vật, ảnh tư liệu nhằm tái hiện lại thân thế, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng cùng những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với quê hương và đất nước.

Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn nằm trên khuôn viên có diện tích 400m2. Nguyên trước đây là nhà và vườn của cụ thân sinh Lê Hiệp. Nhà làm bằng gỗ, khá khang trang. Trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, ngôi nhà bị đốt cháy nhiều lần, sau giải phóng chỉ còn lại nền nhà. Năm 1976, để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao to lớn của đồng chí đối với Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Triệu Phong đã chung tay góp sức dựng lại ngôi nhà của gia đình đồng chí trên nền đất cũ. Ngôi nhà có kết cấu theo dạng 3 gian 2 chái, có nhà sau (nhà dưới) rộng 4,5m, dài 9m, mái lợp tranh, vách khại tre, trát bùn và gỗ. Bên trong nhà còn phục chế lại các đồ dùng như giường nằm, sập, bàn, tủ thờ... Cuối năm 1977, mái tranh bị hỏng, UBND huyện đã thay lại bằng ngói mốc. Từ năm 1978 - 1985, tiếp tục trải qua nhiều lần tu sửa, cải tạo thay vách tre bằng gỗ ép. Năm 1995, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị đã trùng tu lại ngôi nhà dựa trên những kết cấu của ngôi nhà cũ (bốn vài hai chái, có nhà sau) rộng 10m, dài 12m, mỗi gian rộng 2,5m, mỗi chái rộng 1,5m có mái hiên. Năm 2002, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao cho Sở Văn hoá và Thông tin tiến hành cải tạo lại nhà lưu niệm, xây mới nhà tưởng niệm, nhà trưng bày bổ sung… Từ đó đến nay Nhà lưu niệm vẫn dùng làm nơi thờ tự hai cụ thân sinh và đồng chí Lê Duẩn và đã trở thành nơi phục vụ nhân dân đến thăm viếng.

Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn là một di tích lịch sử lưu niệm danh nhân tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị nói riêng và của cả nước nói chung. Đây còn là nơi thể hiện tình cảm và tấm lòng hết sức cao quý, sự biết ơn, trân trọng của toàn Đảng, toàn dân nói chung, của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với một lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, một chiến sĩ kiên cường của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, một người con ưu tú của quê hương. Khu di tích lưu niệm đồng chí Lê Duẩn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc, một trong những địa chỉ đỏ về hoạt động giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hóa.

Năm nay, kỉ niệm 115 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, tỉnh Quảng Trị tổ chức các hoạt động như: Chương trình sân khấu thực cảnh đặc biệt tại làng Bích La, xã Triệu Đông và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành; Dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Lê Duẩn (Công viên Lê Duẩn, TP Đông Hà) và Khởi công tôn tạo, nâng cấp Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Nguyễn Văn Thanh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động