Người dân tố cao có nhiều "khuất tất"
Pháp luật - Bạn đọc 22/07/2021 07:42
Theo quy hoạch, Dự án xây dựng đường nối từ đường Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) có chiều dài gần 1km bằng nguồn vốn ngân sách, với kinh phí dự kiến 326 tỷ đồng. Trước đây dự án được giao cho Công ty TNHH TOGI làm chủ đầu tư (theo hình thức BT). Năm 2014, dự án chuyển giao lại cho UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, kèm theo một Quyết định số 6762, ngày 17/12/2014 của UBND TP Hà Nội cho phép “chuẩn bị đầu tư”.
Người dân nghi ngờ dự án từ "đường thẳng" biến thành "đường cong" sau khi có sự chỉnh sửa quy hoạch được phê duyệt ban đầu |
Chỉnh sửa quy hoạch dự án?
Ông Phạm Văn Đạc, sinh sống tại tổ dân phố số 3, Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì cho biết, người dân có đất bị thu hồi rất đồng tình với chủ trương thực hiện mở đường của nhà nước, tuy nhiên trong quá trình triển khai, UBND quận Nam Từ Liêm không tôn trọng dân, dự án có dấu hiệu bị “điều chỉnh quy hoạch” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo sơ đồ, vị trí tuyến đường (trích Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050), dự án đường nối Đỗ Đức Dục đi đường Mễ Trì là tuyến đường thẳng. Nhưng khi tiến hành thu hồi đất đã bị biến thành “đường cong” lấn sâu vào phần đất thổ cư của dân phía Mễ Trì Thượng. Trong khi khu đất phía đối diện (khu vực Mễ Trị Hạ), diện tích gần 10.000 m2 - nằm chính giữa con đường lại để trống, từ đây khiến dân nghi ngờ về “một nhóm lợi ích” đã và đang thao túng “điều chỉnh quy hoạch” để phục vụ cho mưu đồ riêng đầy “khuất tất”.
Người dân thắc mắc, làm đơn khiếu nại yêu cầu chính quyền quận Nam Từ Liêm, phường Mễ Trì và các cơ quan chức năng khác của TP Hà Nội phải minh bạch thông tin về dự án đều không nhận được hồi âm hoặc bị từ chối thẳng thừng. Tại sao một dự án đầu tư công liên quan đến cuộc sống của hàng chục hộ dân bị thu hồi đất lại có thể “mập mờ”, che dấu thông tin một cách bất thường như vậy – ông Đạc bức xúc?
Bà Nguyễn Thúy Lan, ở ngõ 69, Đồng Me, phường Mễ Trì chỉ ra những bất cập trong quá trình tiến hành xác minh nguồn gốc đất của chính quyền, đó là: không dựa vào căn cứ thực tế, thực tiễn dẫn đến mỗi lần một kiểu là trái với qui định tại Điều 21 Nghị định 43 của Chính Phủ.
Cùng một dải đất mà phường Mễ Trì cho là đất Ao Khoang: có hộ là đất vườn, có hộ xây nhà cao tầng. Thậm chí có hộ nằm giữa Ao Khoang lại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn hàng chục hộ dân Mễ Trì Thượng sinh sống ổn định nhiều năm, có hộ nhiều đời (đã được các cán bộ thôn, xã cũ xác nhận có dấu của UBND phường Mễ Trì) bị quy chụp có hành vi lấn chiếm đất công để khỏi phải đưa ra phương án đền bù, tái định cư là bất chấp luật lệ.
Một khi chưa làm rõ những "khuất tất" mà người dân nghi ngờ thì những Văn bản thông báo này chỉ càng gây thêm bức xúc, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài? |
Được biết, hiện nhiều gia đình khu vực này vẫn còn lưu giữ Biên lai thuế hoặc truy thu thuế nhà ở, đất ở hoặc những giấy tờ được qui định tại (Điều 21 Nghị định số 43/NĐ-CP của Chính Phủ) nhưng lại bị UBND phường Mễ Trì phủ nhận không dùng làm chứng cứ để xác minh nguồn gốc đất.
Chúng tôi đã làm đơn khiếu nại, kiến nghị rất nhiều lần, yêu cầu cần làm rõ nguồn gốc đất mà người dân đang sinh sống quanh khu vực Ao Khoang (bao gồm cả phía Mễ Trì Thượng và Mễ Trì Hạ) trước khi thu hồi cho dự án, nhưng các cấp chính quyền TP Hà Nội không vào cuộc, không có câu trả lời thỏa đáng. Kể cả những lần tiếp công dân (có đơn yêu cầu) và tiếp xúc cử tri tại địa phương, ông Nguyễn Huy Cường, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm và nhiều cán bộ của phường Mễ Trì không trả lời vào 3 phần chính mà dân nêu ra, đó là: Có hay không có Hồ sơ pháp lý của dự án? Điều chỉnh quy hoạch với mục đích gì? Tại sao để xảy ra mất mát, thất lạc giấy tờ để xác minh nguồn gốc đất cho người dân?
Trong khi đó chính quyền vẫn cương quyết thu hồi đất của dân, ban hành các Thông báo phương án bồi thường, tái định cư mà không dựa trên bất cứ qui tắc nào của pháp luật qui định khi thực hiện dự án đầu tư theo Luật đầu tư công là không thể chấp nhận được – bà Lan phẫn uất.
Cần làm rõ những “khuất tất”?
Người dân có đất bị thu hồi dự án xây dựng đường nối từ Đỗ Đức Dục – Mễ Trì cho rằng, một dự án đầu tư công với số vốn lên đến vài trăm tỷ đồng mà chỉ duy nhất có một Quyết định số 6762, ngày 17/12/2014 của UBND TP Hà Nội cho phép “chuẩn bị đầu tư”, nhưng chính quyền quận Nam Từ Liêm lại ban hành hàng loạt Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…khi chưa lấy ý kiến người dân nằm trong vùng qui hoạch, không cung cấp được Bản qui hoạch, Bản vẽ chi tiết hay văn bản cấp có thẩm quyền thẩm định dự án này.
Người dân cho biết, Quyết định này chưa thể hiện đầy đủ tính pháp lý để dùng làm căn cứ cho UBND quận Nam Từ Liêm ban hành các Quyết định để triển khai dự án, thu hồi đất, thực hiện đền bù tái định cư? |
Ngược lại chính quyền chỉ cung cấp Bản vẽ chỉ giới đường đỏ của chủ đầu tư trước đây là Công ty TNHH TOGI (bằng hình thức BT), chứ không phải UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư được ghi rõ trong các văn bản gửi cho người dân là có sự giả mạo hồ sơ. Qua đó che dấu cho một hành vi không minh bạch về thông tin dự án, nhằm thu hồi đất đai của dân là trái với chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật – bà Nguyễn Thúy Lan nhấn mạnh.
Gia đình tôi và 5 hộ dân khác khu vực Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng có nợ tiền sử dụng đất vào những năm 2005-2008. Tháng 12/2018 UBND quận Nam Từ Liêm ký các Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất đai, tài sản của gia đình phục vụ dự án xây dựng đường nối Đỗ Đức Dục – Mễ Trì nên khó khăn trong việc trả nợ tiền sử dụng đất theo Nghị định 79 của Chính phủ.
Sau nhiều lần khiếu nại, đến ngày 26/2/2021 (khi NĐ 79 hết hiệu lực vào ngày 28/2), chúng tôi mới được Ban Quản lý dự án và Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm mời đến giải quyết kèm thêm điều kiện “phải viết Bản cam kết” để chờ chỉ đạo của cấp trên và không được khiếu kiện thì mới được trả nợ. Và đúng một ngày sau, toàn bộ hồ sơ trả nợ tiền sử dụng đất được hoàn tất tại Văn phòng Đăng ký đất đai và hẹn dân trả kết quả vào 4/3/2021, nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín, không rõ lý do.
Tại sao lại bắt dân viết Bản cam kết mới cho trả nợ tiền sử dụng đất theo Nghị định số 79/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Được trả nợ rồi mà vẫn không được xóa nợ (vì sao có 1 hộ được trả và xóa nợ mà 5 hộ khác thì không)? Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Nghị định số 79/2019/NĐ-CP thì người dân hoàn toàn có quyền được trả và xóa nợ? Phải chăng việc ngăn cấm dân trả nợ tiền sử dụng đất là để thực hiện quyết tâm thu hồi đất cho một dự án xây dựng mà tính minh bạch, hồ sơ pháp lý còn quá bất cập, khuất tất – bà Nguyễn Thúy Lan đề nghị các cơ quan chức năng của Trung ương và TP Hà Nội cần vào cuộc điều tra làm rõ.
Dư luận cho rằng, việc người dân khu vực Đồng Me, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm phản ứng gay gắt việc lấy đất của họ để làm dự án là rất bất thường. Do đó, chính quyền TP Hà Nội cần chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường nối đường Đỗ Đức Dục – Mễ Trì cần công khai, minh bạch mọi thông tin, tài liệu chứ không nên che dấu, mập mờ gây bức xúc cho dân. Đặc biệt là làm rõ có việc “sửa, điều chỉnh qui hoạch” con đường từ thẳng thành cong hay không và công khai trả lời cho dân biết, từ đó mới có thể chấm dứt được khiếu kiện, khiếu nại kéo dài.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục cập nhật vào các kỳ tiếp theo!