Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Người cao tuổi và những nỗi lo cuối đời

Mặc dù cơ chế chính sách, pháp luật quan tâm, bảo vệ NCT, nhưng trên thực tế chưa phát huy hết hiệu quả. Để hạn chế tình trạng bạo lực, lạm dụng NCT cần phát huy các thiết chế về chính sách, pháp luật, sự vào cuộc đồng bộ của toàn xã hội và chính những NCT...

Bài cuối: Làm gì để hạn chế bạo lực và lạm dụng NCT?

Phát huy vai trò của chính sách, pháp luật

Với truyền thống của người Việt Nam, NCT được coi là “tài sản vô giá”, là nền tảng gia đình. Bởi vậy, việc chăm sóc và phát huy tốt vai trò NCT trong gia đình, xã hội thể hiện tốt văn hóa, đạo đức truyền thống, đồng thời thể hiện tính ưu việt của chế độ chính trị, góp phần vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Các hệ thống chính sách bảo vệ NCT rất đầy đủ, được thể hiện qua Hiến pháp, các bộ luật, nghị định, thông tư, chương trình hành động quốc gia…

Đơn cử, chúng ta đã có 5 bản Hiến pháp thì 4 bản đề cập đến NCT (Hiến pháp 1946, 1958, 1992, 2013). Tại Điều 14 Hiến pháp 1946 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Hiến pháp 1992 quy định: “Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ,…”,…

Luật nên quy định cụ thể về đất làm mộ
Để hạn chế tình trạng lạm dụng, bạo lực với NCT cần sự vào cuộc đồng bộ của toàn xã hội (Ảnh IT)

Tại Điều 9, Luật NCT nêu rõ các hành vi bị cấm: “1. Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với NCT. 2. Xâm phạm, cản trở NCT thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác. 3. Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng NCT. 4. Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng NCT để vụ lợi. 5. Ép buộc NCT lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật. 6. Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với NCT. 7. Trả thù, đe dọa người giúp đỡ NCT, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với NCT”.

Trước khi có Luật NCT (2009), Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chủ trương và ban hành nhiều chính sách, cụ thể như: Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 27/9/1995 về chăm sóc NCT; Chỉ thị số 17/TTg ngày 27/2/1996 về chăm sóc NCT và hỗ trợ hoạt động Hội NCT Việt Nam… Qua đó, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với NCT- tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Về hình sự, theo Điều 185 Bộ luật Hình sự thì người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội với người già yếu,... có thể bị phạt tù từ 2 - 5 năm. Tại Khoản 2, Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định: Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật,… Tuy vậy, mặc dù đã có những chế tài xử phạt về hành chính, hình sự đối với việc lạm dụng, bạo lực đối với NCT, nhưng trên thực tế việc xử phạt những đối tượng này còn ít, thậm chí chưa phát hiện vi phạm để xử lí…

Vì thế, để hạn chế tình trạng lạm dụng và bạo lực với NCT, hơn lúc nào hết cần sự vào cuộc đồng bộ, sâu sát hơn nữa của các cơ quan chức năng liên quan từ trung ương đến địa phương để các thiết chế chính sách, pháp luật về NCT được phát huy cao hơn nữa trong cuộc sống.

Sự vào cuộc đồng bộ toàn xã hội

Trên nền tảng các thiết chế về chính sách, pháp luật, văn hóa, tư tưởng,… các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền đến người dân về công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của NCT. Chính quyền các cấp cần triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ, xử lí các vụ việc bạo lực, lạm dụng đối với NCT ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao; xử lí nghiêm theo thẩm quyền các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, lạm dụng NCT hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lí các vụ việc bạo lực, lạm dụng NCT.

Lực lượng Công an cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lí các hành vi xâm hại, đặc biệt là đe dọa đến tính mạng NCT; kiên quyết xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lí vụ việc bạo lực, lạm dụng NCT. Đồng thời, cần có số điện thoại đường dây nóng phản ảnh các vụ bạo lực, lạm dụng NCT và có mạng lưới cộng tác viên đến tận vùng sâu, vùng xa.

Việc giải quyết tình trạng bạo lực, lạm dụng NCT cũng đòi hỏi sự vào cuộc của hệ thống giáo dục, cộng đồng, gia đình và các cá nhân trong xã hội để NCT có những năm tháng tuổi già hạnh phúc và bình an. Trong xây dựng gia đình, cần chú trọng các biện pháp giáo dục người trẻ về đạo đức, trách nhiệm, nhân cách của người làm con ngay từ khi còn nhỏ, coi đó là gốc rễ của mọi sự phát triển. Hi vọng Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 sẽ có những quy định tạo hành lang pháp lí để NCT có một cuộc sống tự chủ, được bảo vệ thân thể, tinh thần và cả tài sản theo đúng pháp luật, góp phần giảm dần những vụ việc đáng buồn về bạo lực, lạm dụng NCT.

Ở góc độ khác, Nhà nước cũng cần “chủ động già hóa dân số”, xây dựng các cơ chế chính sách, pháp luật, kịch bản phù hợp về công tác chăm sóc, công tác xã hội, việc làm,… để “đón” tình trạng dân số già trong nay mai.

NCT cần biết bảo vệ mình

Hơn lúc nào hết, chính những NCT phải tự cứu lấy mình trước khi nhận được sự trợ giúp của xã hội. Mỗi người dân phải tự ý thức, xây dựng cho mình một kế hoạch sống chủ động khi về già (cả về sức khỏe, tinh thần, kinh tế,…) và hạn chế tối đa sự phụ thuộc bị động vào con cháu.

NCT Việt Nam hiện nay cần làm mới mình bắt kịp sự phát triển của thời cuộc, nên bỏ tư duy cả nể, sợ tai tiếng theo kiểu “con dại, cái mang” mà không phản ánh, tố cáo đến các cơ quan chức năng về tình trạng bị bạo lực, lạm dụng của người thân đối với bản thân mình. Ở góc độ khác, tổ chức Hội NCT các cấp cũng cần phát huy vai trò và có kế hoạch cụ thể để bảo vệ NCT trước tình trạng bị lạm dụng, bạo lực.

Người cao tuổi và những nỗi lo cuối đời Người cao tuổi và những nỗi lo cuối đời
Người cao tuổi và những nỗi lo cuối đời Người cao tuổi và những nỗi lo cuối đời
Người cao tuổi và những nỗi lo cuối đời Người cao tuổi và những nỗi lo cuối đời
Nhất Nam

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động