Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nhân ngày Phòng chống ngược đãi Người cao tuổi Thế giới (15/6):

Có hay không “Ngược đãi và lạm dụng Người cao tuổi”?

Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và gần đây là sự bùng phát của đại dịch COVID-19, mối quan hệ gia đình đã có nhiều biến động đáng kể, và nhiều giá trị gia đình đã và đang ngày càng suy giảm.

Một trong những hệ quả của xu hướng này là tình trạng ngược đãi người cao tuổi (NCT) ngày càng gia tăng. Hình ảnh người phụ nữ đánh đập mẹ ruột vì “bà không để lại gì, lại phải nuôi” tại Long An lan truyền mạng xã hội vào tháng 9/2020 hay câu chuyện 31 NCT tại nhà dưỡng lão ở Canada bị bỏ mặc đến chết khi những người chăm sóc các cụ bỏ đi do sợ lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong cộng đồng.

Trong bối cảnh Việt Nam đang già hóa nhanh chóng, số NCT (60 tuổi trở lên) dự báo sẽ tăng từ hơn 11,4 triệu người (11,86% tổng dân số) năm 2019 lên 21 triệu người (20% tổng dân số) năm 2038 và dự kiến là gần 27 triệu người vào năm 2049 (chiếm 24,8% tổng dân số), cùng với thực tế là ngày càng nhiều hơn các vụ ngược đãi NCT đã xảy ra gần đây, đặt ra sự cấp thiết cần quan tâm hơn nữa đến công tác phòng, chống ngược đãi NCT, để tất cả NCT đều được sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.

Các hình thức ngược đãi NCT

Có hay không “Ngược đãi và lạm dụng Người cao tuổi”?

Ngược đãi NCT là một hành động đơn lẻ hay được lặp đi lặp lại, gây tổn hại hoặc đau khổ cho NCT. Các hình thức ngược đãi NCT bao gồm: Ngược đãi thể chất, ngược đãi tinh thần hoặc cảm xúc, lạm dụng tình dục, bóc lột tài chính và sao lãng, bỏ mặc. Ngược đãi NCT có thể gây ra bởi những người thân như thành viên trong gia đình, người chăm sóc, hoặc cộng đồng, cơ quan, tổ chức xã hội...

Có hay không “Ngược đãi và lạm dụng Người cao tuổi”?

Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, có 15,7% người từ 60 tuổi trở lên đã phải chịu ngược đãi dưới một hình thức nào đó, tương đương cứ khoảng 6 NCT lại có 1 người bị ngược đãi. Trong đó, 11,6% bị ngược đãi về mặt tinh thần; 6,8% bị lạm dụng tài chính; 4,2% bị bỏ rơi; 2,6% bị bạo hành thể chất và 0,9% bị lạm dụng tình dục. Kết quả này dựa trên bằng chứng tốt nhất có được từ 52 nghiên cứu ở 28 quốc gia từ các vùng khác nhau, trong đó có 12 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Các bằng chứng còn cho thấy tình trạng ngược đãi và bỏ mặc NCT có xu hướng gia tăng trong thời gian đại dịch COVID-19. Tuy vậy, ngược đãi NCT hiện là một vấn nạn vô hình khi chỉ có khoảng 4% các vụ việc được báo cáo và ghi nhận.

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra quốc gia năm 2012 về NCT, 11,6% NCT cho biết từng bị con cháu bạo hành, 38% số người trả lời từng bị nhục mạ và có mâu thuẫn trong vòng 12 tháng trở lại.

Báo cáo nghiên cứu quốc gia mới đây nhất về bạo lực đối với phụ nữ (trong mẫu) và dân số độ tuổi từ 15 tới 64 tại Việt Nam cho thấy phụ nữ từ 44 tuổi trở lên có tỉ lệ từng bị bạo hành tinh thần trong đời là cao nhất.

Số liệu về cáchành vi ngược đãi người cao tuổi
Số liệu về các hành vi ngược đãi người cao tuổi

Ngược đãi NCT có thể dẫn đến các chấn thương về thể chất - từ trầy xước và bầm tím nhẹ đến gãy xương và thương tật – dẫn tới hậu quả tâm lí nghiêm trọng, đôi khi kéo dài, bao gồm trầm cảm và lo âu. Đối với những NCT, hậu quả của việc ngược đãi có thể đặc biệt nghiêm trọng và kéo theo thời gian dưỡng bệnh. Ngay cả những vết thương tương đối nhỏ cũng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn, hoặc thậm chí tử vong.Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rằng những nạn nhân của ngược đãi NCT có nguy cơ chết sớm cao gấp đôi so với những người không phải là nạn nhân.

Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam, các cơ sở dữ liệu về thực trạng ngược đãi NCT và các chương trình, dịch vụ hỗ trợ NCT còn rất hạn chế.

Nguyên nhân của ngược đãi NCT

Trong những năm gần đây, việc con cái chiếm nhà đất của cha mẹ, không chăm sóc phụng dưỡng, đánh đập cha mẹ già, xâm phạm đời sống riêng tư, đối xử bạc bẽo… là những hiện tượng không hiếm trong đời sống xã hội hiện đại.Vậy đâu là nguyên nhân khiến thực trạng ngược đãi NCT ngày càng gia tăng?

Sự phụ thuộc về kinh tế - chăm sóc của NCT: Năm 2020, mới chỉ khoảng 43,6% NCT có lương hưu, hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, hoặc chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng. Như vậy, phần lớn NCT Việt Nam hiện vẫn chưa có nguồn an sinh thu nhập ổn định từ chính phủ, họ phải sống dựa vào con cái, hoặc tiếp tục làm việc để kiếm sống với mức thu nhập thấp. Kể cả với người được hưởng trợ cấp xã hội, thì mức chuẩn trợ cấp quá thấp, không bảo đảm mức sống tối thiểu. Ngoài ra, sức khỏe giảm dần dẫn đến các chi phí chăm sóc tăng cao khiến cho NCT dễ bị tổn thương hơn. Do không có tiền để dành nên NCT phải phụ thuộc vào con cái. Tâm lí phải “nuôi” cha mẹ già từ phía người trẻ có thể làm phát sinh áp lực kinh tế và rạn nứt trong tình cảm gia đình. Điều này dẫn đến những căng thẳng trong gia đình và hậu quả là trong một số gia đình, NCT bị ngược đãi dưới nhiều hình thức, từ lời nói (lăng mạ, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp…) đến hành động (đánh đập, xô đẩy…) hoặc các hình thức khác như bỏ bê, không quan tâm đến NCT.

Thiếu thấu hiểu giữa các thế hệ: Hiếu kính và nghĩa vụ chăm sóc ông bà cha mẹ là một giá trị nổi bật của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, trước bối cảnh dịch chuyển của các mô hình gia đình đa thế hệ sang mô hình hạt nhân, giá trị về đạo hiếu và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình ngày càng mai một. Giữa các thành viên trong gia đình ngày càng khó tìm được tiếng nói chung. Do áp lực công việc, con cái ít có thời gian quan tâm tới cha mẹ, hay những khoảng cách và xung đột thế hệ đã ảnh thưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa NCT và các thành viên trong gia đình.

Có hay không “Ngược đãi và lạm dụng Người cao tuổi”?

Các bối cảnh làm gia tăng căng thẳng: Trong tất cả các tình huống khẩn cấp như thiên tai, bệnh dịch, NCT đều dễ bị tổn thương hơn vì tình trạng sức khỏe của họ cũng như sự thiếu quan tâm chung của toàn xã hội đối với NCT. Trong đại dịch Covid-19, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp NCT bị ngược đãi và bỏ rơi, đặc biệt là tại các cơ sở chăm sóc dài hạn cũng như trong cộng đồng nơi có đa số NCT sinh sống. Không chỉ có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo và tử vong cao mà họ còn bị phân biệt đối xử, kì thị và bị vi phạm nhiều quyền con người.

Kì thị tuổi tác: Ở Việt Nam, tư tưởng coi người cao tuổi là “già yếu”, “phụ thuộc’’, “gánh nặng’’ vẫn còn phổ biến trong nhiều gia đình. Phân biệt tuổi tác diễn ra dưới nhiều hình thức, từ tư tưởng, thái độ đến cách cư xử với NCT khiến tiếng nói và vai trò của NCT không được ghi nhận. Sự kì thị tuổi tác vô hình chung đặt NCT vào vị trí “yếu thế” trong xã hội, làm tăng nguy cơ đối mặt với các hành vi ngược đãi trong gia đình và cộng đồng. Ngay cả trong nhiều chính sách của Nhà nước vẫn bỏ qua đối tượng NCT.

Vẫn còn những khoảng trống

Theo Hiến pháp, Luật NCT và nhiều chính sách của Việt Nam, NCT là đối tượng được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc. Nhà nước luôn tạo mọi sự bình đẳng về cơ hội thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội và các chính sách trợ giúp cho NCT. Song thực tế, việc bảo vệ Quyền và lợi ích của NCT vẫn còn nhiều khoảng trống.

NCT, thành viên gia đình và cộng đồng thiếu hiểu biết về quyền NCT. Việt Nam đã ban hành Luật NCT và các luật liên quan như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân Gia đình...Tuy nhiên, nhận thức pháp luật về bạo lực NCT và những người có trách nhiệm, thậm chí của cả người thực thi pháp luật vẫn còn hạn chế. Yếu tố cốt lõi của vấn đề này là do bạo lực NCT vẫn bị coi là vấn đề riêng tư, là chuyện trong nhà "đóng cửa bảo nhau". Đặc biệt, phụ nữ cao tuổi còn bị lạm dụng trongviệc phải có nghĩa vụ chăm sóc chồng, con, cháu. Thường bị mất quyền trong gia đình, luôn phải cam chịu vì sợ làm mất thể diện con cháu nên đã chấp nhận bị ngược đãi. Bên cạnh đó, sự thờ ơ, ngại va chạm đã vô tình hạn chế sự can thiệp, hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức xã hội.

Mạng lưới bảo vệ NCT chưa đủ mạnh. Thời gian qua tình trạng NCT bị lạm dụng, bị bạo hành gia tăng, nhưng chưa có nhiều biện pháp bảo vệ, hỗ trợ NCT kịp thời như các đường dây nóng hay dịch vụ hỗ trợ pháp lí tại địa phương dành riêng cho NCT. Thiếu cơ chế thống kê, báo cáo dẫn đến nhiều vụ ngược đãi NCT không được phát hiện. Đặc biệt, hầu như không có các chế tài xử phạt, nghiêm trị. Chỉ một số ít trường hợp bị tố cáo, hoặc khi đã có hậu quả thương tâm, lực lượng chức năng mới có thể vào cuộc.

Dữ liệu về ngược đãi NCT rất khan hiếm. Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu về bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được tiến hành giới hạn trong nhóm người tham gia có độ tuổi trẻ hoặc đến 65 tuổi. Như vậy, những NCT từ 65 tuổi trở lên – bộ phận chịu tác động thường xuyên và nghiêm trọng nhất của ngược đãi, đang thiếu vắng trong bức tranh tổng thể của các nghiên cứu này. Việc thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy cũng là một rào cản lớn trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp, mang tính chiến lược và bền vững.

Phòng chống ngược đãi NCT: Cần phải làm gì?

Ngược đãi NCT đang là một vấn đề gây nhức nhối trong cộng đồng. Để ngăn chặn ngược đãi, đòi hỏi phải có sự lên tiếng và chung tay của toàn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam. Các chuyên gia đã đưa ra một số khuyến nghị như:

Cần có các chính sách và chương trình nhằm bảo đảm an ninh thu nhập và sức khỏe cho NCT.

NCT sẽ bớt nguy cơ bị ngược đãi hơn nếu họ được bảo đảm về thu nhập và có sức khỏe tốt hơn để không bị phụ thuộc vào con cháu. Bên cạnh các giải pháp về nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hay giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp xã hội, rất cần có các chương trình dạy nghề, tạo việc làm và giới thiệu việc làm cho NCT có nhu cầu làm việc để mưu sinh, cũng như xóa bỏ các rào cản tuổi tác để NCT được tiếp cận các dịch vụ tài chính và cơ hội việc làm. Cần thực hiện tốt các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho NCT, như Chương trình Chăm sóc sức khỏe NCT đến năm 2030, cũng như cần có chính sách về chăm sóc dài hạn cho NCT, tập trung ở cộng đồng.

Tăng cường sự thấu hiểu giữa các thế hệ.

Cần tăng cường nâng cao nhận thức và hiểu biết của người trẻ về nhu cầu, nguyện vọng và quyền của NCT cũng như có các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tương tác, thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau thông qua các hoạt động truyền thông và giáo dục cảm xúc. Việc tôn trọng, trách nhiệm và hiểu biết về NCT cần được đưa vào các chương trình giáo dục từ cấp phổ thông và các chương trình hoạt động của Đoàn Thanh niên, của ngành Thông tin truyền thông và văn hóa, nghệ thuật.

Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội hỗ trợ NCT.

Hội NCT, Hội Phụ nữ các cấp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi NCT nói chung và phụ nữ cao tuổi nói riêng. Thông qua mạng lưới rộng khắp, các Hội đoàn thể này cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình trong phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời cũng như giúp đỡ, bảo vệ các trường hợp NCT bị ngược đãi. Các Hội cũng nên phát huy vai trò của các mô hình cộng đồng như CLB Liên thế hệ Tự giúp nhau nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, tạo thu nhập, nâng cao nhận thức kiến thức, bảo vệ quyền lợi của NCT, cũng như thúc đẩy sự tham gia của NCT trong các hoạt động cộng đồng, để NCT được trở nên độc lập hơn, tự tin hơn trong bảo vệ bản thân và người khác.

Bổ sung các nghiên cứu và cập nhật dữ liệu về ngược đãi NCT

Trong bối cảnh già hóa dân số và thực tế khan hiếm dữ liệu về ngược đãi NCT nêu trên, cần xóa bỏ quy định tuổi tác trong các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhằm có số liệu toàn diện. Bên cạnh đó, cần tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu dành riêng cho nhóm NCT. Từ đó,có bức tranh tổng thể, làm căn cứ đưa ra các giải pháp phù hợp.

Xây dựng hành lang pháp lí toàn diện để bảo vệ NCT

Cụ thể, tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa các điều khoản về bạo lực với NCT trong các bộ luật và chính sách liên quan. Cần phải giao nhiệm vụ cho các cấp chính quyền, quản lí, công an ở địa phương quan tâm đến NCT; thiết lập mạng lưới báo cáo về ngược đãi NCT dưới hình thức Đường dây nóng phòng chống ngược đãi NCT; Xây dựng các chế tài đủ mạnh để tăng tính răn đe. Cùng với đó, cần có những hướng dẫn cụ thể cho NCT về việc sử dụng công nghệ thông tin để báo cáo hay nhận tư vấn trực tuyến. Hơn nữa, cần tổ chức những hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực hỗ trợ tư vấn pháp lí cho các cán bộ cấp cơ sở để có khả năng phát hiện và xử lí các vụ việc liên quan đến ngược đãi NCT.
PV
Theo tài liệu của tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Nằm trong chuỗi sự kiện công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, từ ngày 25 đến 27/9/2024, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo Bình Dương tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Hỗ trợ nhu yếu phẩm và thăm khám, cấp phát thuốc cho nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hỗ trợ nhu yếu phẩm và thăm khám, cấp phát thuốc cho nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Ngày 21/9/2024, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ H02 - Bộ Công an phối hợp với Các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện mắt Trung ương, Quỹ hoa lan Thu Thủy và Phòng Hậu cần Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức Chương trình “Ủng hộ nhu yếu phẩm và thăm khám, cấp phát thuốc cho nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra” tại xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa Việt Nam 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9/2024.
VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

Ngày 20/9, Hệ thống trung tâm tiêm chủng vác xin cho trẻ em và người lớn (VNVC) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ trong giai đoạn cao điểm.
Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa quyết định sơ tán hơn 260 học sinh Trường THCS Lâm Phú đến nơi khác do sạt lở núi đe dọa an toàn tính mạng của thầy và trò nhà trường.

Tin khác

Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học

Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục có mưa lớn, khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị ngập cục bộ; nhiều cơ sở giáo dục phải cho học sinh nghỉ học.

Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người

Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người
Tại cơ quan Công an, hai phụ nữ thừa nhận hành vi của mình là vi phạm; nội dung thông tin đăng tải là xuyên tạc, không có căn cứ nhằm mục đích giật tít, “câu” like, tăng tương tác cho tài khoản facebook của mình.

Tình người trong bão lũ

Tình người trong bão lũ
Siêu bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, sức mạnh tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam như được nhân lên gấp bội, cả nước cùng hướng về đồng bào ruột thịt.

Bản án cuối cùng của việc nghiện thuốc lá trên 30 năm

Bản án cuối cùng của việc nghiện thuốc lá trên 30 năm
Bệnh nhân ho kéo dài, nhiều lần mua thuốc nhưng không thấy đỡ. Bản thân cứ nghĩ mình chỉ viêm họng hạt hoặc viêm phế quản nhưng qua thăm khám nhận án tử ung thư phổi giai đoạn cuối. Đó là bệnh nhân Trần Văn Lưu, 61 tuổi, quê ở huyện Yên Dũng, tỉnh bắc Giang

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.

Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà năm 2024

Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà năm 2024
Hơn 800 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình chính sách trên địa bàn Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà ở trong năm 2024.

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Đại hội thi đua yêu nước Cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII

Đại hội thi đua yêu nước Cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII
Ngày 19/9, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã diễn ra Đại hội thi đua yêu nước cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII, giai đoạn 2024 – 2029.

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở
Mưa lớn kéo dài làm khối lượng đất, đá đổ ập vào công trình nhà lớp học đang thi công tại Trường THCS Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, khiến hơn 200 học sinh có nguy cơ phải đi học nhờ.

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị
Dự báo, đầu giờ chiều nay (19/9), khoảng 13-15h hoàn lưu bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên
Vừa qua, Nestlé Việt Nam tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.

Phú Yên: Phát triển các ngành công nghiệp động lực và dịch vụ - đô thị, logistics

Phú Yên: Phát triển các ngành công nghiệp động lực và dịch vụ - đô thị, logistics
Ngày 16/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 990, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bình Định: Thành lập Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân

Bình Định: Thành lập Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân
Bình Định thành lập Cụm công nghiệp (CCN) Bùi Thị Xuân phần mở rộng có vốn đầu tư hơn 85 tỷ đồng để phục vụ việc di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động sản xuất trong CCN Quang Trung và CCN Nhơn Bình thuộc TP Quy Nhơn.
Xem thêm
Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030
VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

Ngày 20/9, Hệ thống trung tâm tiêm chủng vác xin cho trẻ em và người lớn (VNVC) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ trong giai đoạn cao điểm.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Phiên bản di động