Người cao tuổi kiên trì kiến nghị xem xét lại bản án
Pháp luật - Bạn đọc 05/12/2023 16:26
Phản ánh đến game bài đổi thưởng tiền that , ông Nguyễn Hoàng Khải và vợ là bà Trương Thị Tuyết Nhung (cùng 64 tuổi), ở phường 11, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh cho biết, căn nhà cấp 4, với diện tích 44m2, nằm sâu trong con hẻm 177 đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, hiện là nơi cư ngụ của hai vợ chồng, sắp tới sẽ bị thi hành án giao cho người khác, theo quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Di nguyện của người bác
“Số phận pháp lí” trong hồ sơ vụ án của vợ chồng ông Khải xuất phát từ đây. Căn nhà nói trên có nguồn gốc từ bác của ông Khải để lại và là một phần nhỏ nằm trong khuôn viên đất là di sản thừa kế của bà L.T.T.L để lại.
Vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Khải, bà Trương Thị Tuyết Nhung trước căn nhà căn nhà cấp 4, 44m2, sắp tới sẽ bị thi hành án giao cho người khác. |
Năm 1999, do không có nơi ở, vợ chồng ông Khải được người bác cho sử dụng 44m2 đất phía sau nhà thờ họ Lương xây nhà để ở cho đến nay. Đến năm 2003, bà L. làm giấy tặng cho diện tích đất trên, đồng thời cho phép sử dụng đường đi rộng 2m để đi vào nhà (có xác nhận của UBND phường).
Nay bà L. đã mất, các con của bà L. yêu cầu vợ chồng ông Khải trả lại đất, vì cho rằng bà L. chỉ cho ở nhờ. Không còn cách nào khác, ông Khải, bà Nhung phải khởi kiện ra Toà yêu cầu công nhận giao dịch tặng cho. Tuy nhiên, cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều bác yêu cầu này, vì không có căn cứ để xem xét giấy tặng cho; nội dung này đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Bản án có hiệu lực pháp luật là Bản án số: 56/2011 của Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh (nay là TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh), sau đây gọi là: Bản án số 56.
Trong Bản án số 56, vợ chồng ông Khải chỉ là người liên quan, thời điểm đó do thiếu hiểu biết pháp luật cộng thêm không quan tâm đến vụ án, nên vợ chồng ông Khải đã không cung cấp cho Toà giấy tặng cho đất của bà L, bên cạnh đó còn yêu cầu xét xử vắng mặt.
Giấy cam kết tặng cho lập năm 2003 |
Từ đó, Toà đã không xem xét giá trị pháp lí của giấy tặng cho này và tuyên buộc vợ chồng ông Khải phải giao đất lại cho các đồng thừa kế của bà L.
Ông Khải cho rằng: “Giấy cam kết ngày 9/9/2003, thể hiện ý chí của bác tôi tặng phần đất 44m2 cho vợ chồng chúng tôi. Đồng thời, vợ chồng chúng tôi có quá trình sử dụng ổn định, lâu dài đối với đất này. Do đó, chúng tôi có đủ cơ sở để được xem là chủ sở hữu hợp pháp của phần đất 44m2. Nay hai vợ chồng không còn chỗ ở nào khác. Mặt khác tuổi đã lớn, nếu giờ cơ quan thi hành án thi hành cưỡng chế bàn giao nhà, đất, chúng tôi không biết ở đâu”.
Tình tiết mới chưa được xem xét, giải quyết
Để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, hai vợ chồng ông Khải đã nhiều năm gửi đơn kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án số 56. Đến năm 2016, TAND Tối cao đã có văn bản thông báo bổ sung tài liệu để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (bổ sung Bản án 56 và xác nhận nơi cư trú). Tuy nhiên, do không bổ sung trong thời hạn (vì lí do khách quan, không có số nhà, nhà sâu trong hẻm nên thư của bưu điện gửi đến hai vợ chồng không nhận được) theo thông báo nên đã không được xem xét giải quyết.
Cho rằng giấy tặng cho đất là chứng cứ mới chưa từng được trình ra để xem xét trong Bản án số 56; và là tình tiết mới nên hai vợ chồng ông Khải làm đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đến Viện KSND Tối cao.
Giấy biên nhận đơn khiếu nại, của VKSND Tối cao |
Tháng 5/2022, Viện KSND Tối cao trả lời và cho biết, tính đến nay vụ án đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm (theo quy định thời hạn tối đa là 5 năm, Bản án 56 đến nay đã có hiệu lực 12 năm) nên không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.
Về nội dung đề nghị kháng nghị tái thẩm, Viện KSND Tối cao cho biết, sau khi nhận đơn của vợ chồng ông Khải, Viện KSND Tối cao đã có văn bản yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực giấy cam kết tặng cho đất; giám định chữ kí, chữ viết của bà L. trong giấy tặng cho đất. Nhưng tiếp tục vợ chồng ông Khải lại không đáp ứng việc bổ sung tài liệu theo yêu cầu của Viện KSND Tối cao (biết được thông báo bổ sung thì đã hết thời hạn bổ sung) nên không được xem xét để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Chia sẻ về lí do nhiều lần chậm bổ sung tài liệu chứng cứ cho TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao, ông Khải cho biết: “Nhà chúng tôi là căn nhà cấp 4, ở sâu trong hẻm, phía đầu hẻm là gia đình các đồng thừa kế nên nhiều khi thư bưu điện gửi tới không thể đến tay chúng tôi, nên chúng tôi không biết có phản hồi từ phía Toà án và Viện Kiểm sát để mà bổ sung thêm tài liệu”.
Tính đến nay, số phận pháp lí về chủ quyền sử dụng phần đất 44m2 nói trên của hai vợ chồng cao tuổi, chỉ biết dựa vào văn bản tặng cho đất của bác mình để kiến nghị xem xét tái thẩm vụ án. Được biết, hai vợ chồng ông Khải đã gửi đơn đến Viện KSND Tối cao và đang chờ cơ quan này xem xét lại để cho bổ sung tài liệu chứng cứ.
Bàn về tính pháp lí của vụ án trên, luật sư Trần Văn Giới, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Căn cứ vào Bản án số 56 Tòa án cấp phúc thẩm đã công nhận quyền sử dụng phần đất còn lại của phần đất có diện tích là 3.756,3m2 sau khi đã trừ ra phần đất gắn liền với căn nhà thờ họ tộc là di sản thừa kế của bác ông Khải. Điều này thể hiện, lúc sinh thời bác ông Khải là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng 44m2 đất nói trên. Việc xem xét giá trị pháp lí của giấy cam kết tặng cho lập năm 2003 (thể hiện ý chí của bác ông Khải tặng cho phần đất 44m2 nói trên) là rất cần thiết, vì có thể thay đổi cơ bản nội dung vụ án liên quan đến quyền lợi của vợ chồng ông Khải; là thể hiện vụ án có tình tiết mới cần được xem xét, giải quyết! Do vậy, các cơ quan tố tụng có thẩm quyền hoàn toàn có thể đánh giá, xem xét tài liệu chứng cứ thể hiện là tình tiết mới này, để làm cơ sở giải quyết theo thủ tục tái thẩm đối với Bản án số 56”. |