Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Nghĩ về Trung thu xưa

Tết Trung thu, theo quan niệm chung là "Tết của trẻ em". Nhưng thực sự, Tết Trung thu là của chung cho cả mọi người. Người lớn trong ngày này cũng tìm gặp nhau để cùng ngâm thơ và "thưởng nguyệt".

Đó là chưa kể đến mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh... ngoài cỗ cúng còn có cỗ không cúng mà dành cho trẻ trong nhà, còn gọi đó là “cỗ trông trăng”. Sản vật trong cỗ Trung thu ngày nay rất phong phú, đa dạng và hiện đại với chất lượng và giá cả cao. Còn xưa, cỗ Trung thu đơn giản, chủ yếu là "cây nhà, lá vườn", vì hầu hết là sản phẩm của từng địa phương như bưởi, hồng, mãng cầu, chuối, mía...

Hát trống quân và múa lân

Tết Trung thu ngày xưa có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc, tinh nghịch.

Người ta thường múa lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy. Trẻ em thì thường rủ nhau múa lân sớm hơn, ngay từ mùng 7, mùng 8.

2949 unnamed
Đèn ông sư, sắc màu hoài niệm của mùa Trung thu xưa

Theo các nhà sử học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121, từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long, với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kì xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912), từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng).

Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kì mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ giới. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ kí”: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung thu.

Từ đầu tháng Tám, đồ Trung thu đã bày bán la liệt, các bà, các chị rủ nhau đi chợ sắm Tết cho con em mình. Gặp thứ nào thì mua thức ấy, còn thiếu thì dành phiên chợ sau cho đến tận 13, 14 âm lịch. Nào tiến sĩ giấy, nào đèn ông sao, trống bỏi, đầu lân, mặt nạ, con rối, tò he... Nếu không mua được đủ thì ít nhất cũng phải mua được ông tiến sĩ hoặc chiếc lồng đèn ông sao. Nhà giàu còn làm cả đèn kéo quân. Đồ chơi từ năm trước có thể đem sửa lại cho trẻ. Nhiều em tự sửa sang lại đồ chơi của mình. Không khí chuẩn bị Tết Trung thu nhộn nhịp, vui vẻ, cuốn hút cả người lớn, trẻ con trong xóm ngoài làng

Hội thi bày cỗ Trung thu

Ngày Tết Trung Thu, từ sáng sớm, mọi nhà bắt đầu làm bánh tẻ, bánh đúc là chủ yếu, còn nếu gói bánh chưng, bánh gai, thì làm từ ngày 14 âm lịch. Các bà nội trợ đun nấu sửa soạn cúng gia tiên. Cỗ Trung thu mới được bày biện. Địa điểm bày cỗ thường là ở sân nhà. Cũng có nơi đặt ở giữa vườn, miễn là có ánh trăng chiếu tới để con trẻ ngồi phá cỗ. Đầu mâm cỗ trông trăng thường là ông tiến sĩ giấy. Có nơi còn đặt 2 ông phỗng ngồi hầu 2 bên. Một quả bưởi đặt chính giữa, xung quanh là các loại bánh kẹo và trái cây. Có khi mâm cỗ quá đầy phải đặt thêm ở bên ngoài mâm. Mỗi nhà đều có vài xâu hạt bưởi khô để trẻ thắp chơi trong lúc phá cỗ. Như có sự phân công tự nhiên, việc sắm cỗ cho trẻ thường là nữ giới. Còn việc bày cỗ thường là đàn ông. Có nhà cẩn thận hơn, cha mẹ tập cho con bày cỗ, hướng dẫn cách sắp xếp cho đẹp để năm sau trẻ có thể tự làm lấy. Tất cả còn nguyên đến lúc phá cỗ. Trăng lên dần, trẻ cầm đèn đội đầu sư tử, đeo mặt nạ, vác trống bỏi rủ nhau đi xem đội múa lân của làng đến tận khuya mới về nhà phá cỗ.

Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi còn mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.

Khái niệm phá cỗ Trung thu nghĩa là chia bánh trái, hoa quả đã bày trong mâm cỗ Tết Trung thu cho trẻ ăn. Phá cỗ không có giờ quy định. Khi trăng đã lên cao, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi, trẻ về đông đủ thì cho phá cỗ. Trước khi phá cỗ, người lớn thường hướng dẫn cho con cái chia các vật phẩm trong mâm cỗ để ăn như bổ bưởi, cắt bánh, róc mía...

Tục phá cỗ trong Tết Trung thu chính là cơ hội chăm sóc trẻ em, giúp chúng được hưởng thụ các sản vật còn tươi nguyên, được chọn ăn tùy sở thích, được vui đùa phá cỗ trông trăng. Tục bày cỗ, phá cỗ trông trăng là thể hiện của sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ em, cả vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, sinh động và độc đáo của người Việt Nam. Hình ảnh ông tiến sĩ giấy, chiếc đèn ông sao, con rối múa gậy không chỉ là trò chơi đơn thuần, mà thông qua đó người nông dân còn gửi gắm những ước mơ và niềm tin, mong con cháu học giỏi, mai sau sớm đỗ đạt. Đó cũng là sự thể hiện tinh thần hiếu học, tinh thần thượng võ, ý thức khuyến học khuyến tài của Nhân dân ta…

Nguyễn Tấn Tuấn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động