Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Mấy ý kiến về đại biểu Quốc hội chuyên trách

Trong chương trình của kì họp thứ 9, chiều 9/6, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận về Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), trong đó có nội dung tăng số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách lên ít nhất 40% tổng số đại biểu; đồng thời lâu nay cũng có ý kiến cho rằng Quốc hội nên có những đại biểu là chuyên gia ở các lĩnh vực sau khi quá tuổi lãnh đạo, quản lí ở các bộ, ngành tiếp tục được cơ cấu bầu làm ĐBQH để phát huy kinh nghiệm, tận dụng trí tuệ đóng góp vào việc làm luật, xây dựng chính sách, giám sát…

Quá trình theo dõi hoạt động của Quốc hội nhiều năm, xin có mấy ý kiến luận bàn.

Theo Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội được hợp thành bởi các ĐBQH do cử tri cả nước bầu ra cho mỗi nhiệm kì. Có thể khẳng định rằng, nhân vật trung tâm của Quốc hội chính là các ĐBQH và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được chính các ĐBQH quyết định.

ĐBQH chuyên trách - họ là ai?

Thuật ngữ “ĐBQH hoạt động chuyên trách”, “ĐBQH chuyên trách” hay “Đại biểu chuyên trách” hiện được sử dụng khá phổ biến trong sinh hoạt của Quốc hội. Dù với tên gọi như thế nào thì về bản chất đó là các ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên trách; có nghĩa là các ĐBQH này dành toàn bộ thời gian làm việc của mình cho hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đoàn ĐBQH mà họ là thành viên. Thuật ngữ ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên trách xuất hiện từ nhiệm kì Quốc hội khóa VIII, cụ thể là kì họp thứ 11 thông qua Luật tổ chức Quốc hội. Theo đó, điều 37 quy định: “Trong số các ĐBQH, có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Số lượng ĐBQH hoạt động theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định”.

4045 dbqh
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Quyền phát biểu tại tổ: Nhất trí cần tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Từ chủ trương đó, khóa XI đã chủ động cơ cấu trước bầu cử và bố trí ĐBQH hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH được 119 người (gần 25%). Các nhiệm kì tiếp theo, số lượng đại biểu chuyên trách tăng dần lên, đến khóa XIV là hơn 35% trong tổng số ĐBQH.

Có thể thấy, điểm giống nhau cơ bản nhất giữa ĐBQH hoạt động theo chế độ chuyên trách và ĐBQH hoạt động không chuyên trách, đó là họ đều là ĐBQH, được cử tri bầu ra thông qua bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, có những quyền và nghĩa vụ của một ĐBQH mà Hiến pháp, pháp luật đã trao cho họ.

Điều khác nhau giữa hai hình thức ở chỗ, đại biểu hoạt động theo chế độ chuyên trách được dành toàn bộ thời gian làm việc cho việc thực hiện nhiệm vụ ĐBQH; còn ĐBQH hoạt động theo chế độ không chuyên trách được dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc cho việc thực hiện nhiệm vụ ĐBQH. Một điểm khác rất quan trọng nữa là việc bố trí các chức danh đại biểu hoạt động theo chế độ chuyên trách đã tiệm cận đến tính chuyên nghiệp, tính đến năng lực hoạt động chính trị và khả năng chuyên môn. Theo đó, đại biểu hoạt động theo chế độ chuyên trách ở Trung ương được bố trí cho các chức danh lãnh đạo Quốc hội, thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo một số ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; ở địa phương, mỗi Đoàn ĐBQH cũng có thể bố trí từ 1 đến 2 ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên trách, thông thường giữ chức vụ Phó trưởng Đoàn ĐBQH.

Có thể nói, sự ra đời đội ngũ ĐBQH chuyên trách là phù hợp với thể chế chính trị nước ta. Đó là một nhu cầu khách quan, tự thân và đòi hỏi không chỉ từ phía Quốc hội mà còn của cả xã hội, là nhu cầu của sự phát triển, kết quả của công cuộc đổi mới đất nước. Việc khẳng định bằng luật về vị trí, vai trò của ĐBQH chuyên trách là một bước tiến quan trọng về mặt nhận thức, góp phần quyết định vào việc chuyển Quốc hội từ hoạt động hình thức sang hoạt động thực chất.

Những vấn đề đặt ra

Với gần 6 nhiệm kì, từ khóa IX đến khóa XIV có thể khẳng định rằng, việc quy định và thực hiện chủ trương trong số các ĐBQH có đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách là hoàn toàn phù hợp với thể chế chính trị nước ta, tiệm cận dần đến hình thức chuyên nghiệp trong hoạt động của ĐBQH, của các cơ quan Quốc hội và cả Quốc hội.

Tuy nhiên, từ thực tiễn lựa chọn, cơ cấu, bố trí và hoạt động của ĐBQH chuyên trách mấy nhiệm kì qua cho thấy đang còn một số vấn đề đặt ra cần được quan tâm, bàn bạc kĩ.

Thứ nhất, trong hệ thống chính trị nước ta, ĐBQH hoạt động theo chế độ chuyên trách đều thuộc đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức được một cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị giới thiệu ra ứng cử ĐBQH, dự kiến tham gia cơ quan, giữ vị trí nào trong Quốc hội. Một trong số các yêu cầu chính là độ tuổi công tác, độ tuổi bổ nhiệm. Đây cũng là vấn đề cần được xử lí, bởi vì trong không ít trường hợp không thể bố trí tiếp tục tái cử, mặc dù đang ở độ chín của vị trí công tác mà đại biểu đó đang đảm nhiệm.

Thứ hai, thực tiễn mấy nhiệm kì vừa qua cho thấy, nguồn các ứng cử viên làm ĐBQH chuyên trách luôn được định hướng từ tương đương cấp vụ trưởng trở lên đối với đại biểu hoạt động ở Trung ương, hoặc là cấp ủy viên của Đảng bộ cấp tỉnh hoặc tương đương giám đốc sở đối với đại biểu hoạt động ở địa phương. Như thế, một mặt chúng ta đã khoanh vùng đối tượng lựa chọn chủ yếu trong khu vực công, khu vực nhà nước; tạo nên sự bất bình đẳng giữa các khu vực công - tư, và dường như không hoàn toàn phù hợp với chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực của sự phát triển.

Các vấn đề trên đây cần được các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để có giải pháp căn cơ từ thể chế bầu cử, lựa chọn, tạo nguồn, cũng như các chế độ bảo đảm cho ĐBQH chuyên trách hoạt động có hiệu quả.

Thanh Tâm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...
Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Tin khác

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động