Kì án 13 năm: Doanh nhân Trần Tuấn Minh đã tìm thấy công lí!
Đơn thư bạn đọc 28/09/2020 09:17
Công ty TNHH Quảng Hưng trước khi bị chiếm đoạt. |
Tóm tắt vụ án
Ông Trần Tuấn Minh, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Quảng Hưng, địa chỉ trụ sở: 7 - 9, đường số 1, Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, là nguyên đơn trong vụ kiện ông Huang Pao Tzu đại diện Công ty Yinq Jenn Đài Loan (Trung Quốc), bà Phan Lê Bảo Hương và bà Phan Lê Kim Liên, về “Tranh chấp việc chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH Quảng Hưng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”, tường trình vụ án như sau:
Giữa năm 1998, ông Tzu mời ông Minh hợp tác làm ăn để vực dậy Cơ sở Quảng Hưng sản xuất cửa nhựa, tấm trần nhựa do ông Minh đăng kí đứng tên, tại A4/7Q, Quốc lộ 1 A, xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh (nay là quận Bình Tân). Hai bên thỏa thuận: Ông Tzu bỏ vốn (Cơ sở cũ sẵn có), ông Minh bỏ ra toàn bộ công sức, tâm huyết, trí tuệ để điều hành kinh doanh và chia lợi nhuận. Cuối tháng 7/1999, ông Minh và ông Tzu thỏa thuận: Giải thể Cơ sở Quảng Hưng, thành lập Công ty TNHH mới; về lợi nhuận, ông Minh phải được chia trong Cơ sở Quảng Hưng và sẽ được chuyển thành 15% tổng vốn góp cổ đông trong công ty mới. Và ngày 8/10/1999, hai bên đồng ý chấm dứt hiệu lực của tất cả các thoả thuận đã kí trước đây và sẽ không còn gì tranh chấp. Sau đó, ông Minh xin giải thể Cơ sở Quảng Hưng.
Ngày 11/8/1999, ông Minh cùng 4 người trong gia đình (Lâm Thị Lệ, Lâm Văn Trọng, Diệp Thú Huệ, Lâm Thị Dục) thỏa thuận thông qua Điều lệ công ty và cùng kí lập bản Điều lệ đề ngày 9/9/1999, chọn tên mới là “Công ty TNHH Quảng Hưng”, trụ sở giao dịch chính tại nhà số 842 Hưng Phú, phường 10, quận 8; giấy phép thành lập số 2409 GP/TLDN ngày 15/10/1999; vốn điều lệ ban đầu là 2 tỉ đồng; sau nhiều đợt tăng vốn, đến tháng 3/2007, vốn của Công ty là 8,8 tỉ đồng.
Công ty TNHH Quảng Hưng đi vào hoạt động, ngày 8/1/2000, ông Minh và ông Tzu kí bản hợp tác làm ăn mới: Ông Tzu thể hiện là một khách hàng lớn, đại diện Công ty Yinq Jenn Đài Loan, kí bản thỏa thuận đối tác ưu đãi làm ăn với Công ty TNHH Quảng Hưng do ông Minh đại diện. Đây là bản thỏa thuận có đầy đủ tính pháp lí, do có pháp nhân cùng kí và đóng dấu hợp pháp giữa 2 công ty đối tác.
Năm 2001, Công ty TNHH Quảng Hưng, do ông Minh đại diện, làm thủ tục hợp đồng xin thuê mua nhà xưởng trong Khu công nghiệp Tân Tạo, đồng thời chuyển trụ sở Công ty về tại địa chỉ Lô 7 - 9, đường số 1, Khu công nghiệp Tân Tạo. Theo hợp đồng này, hai nhà xưởng lô 7 - 9, là Công ty TNHH Quảng Hưng được trả góp tiền thuê mua mỗi tháng, tổng cộng thời gian trả góp 10 năm. Công ty TNHH Quảng Hưng đã thực hiện việc trả góp tiền thuê mua nhà xưởng liên tục được hơn 6 năm, tức là hơn 60% tiền mua nhà xưởng.
Khi Công ty TNHH Quảng Hưng hoạt động ngày càng lớn mạnh và có lãi, thì ông Tzu thông qua việc kéo dài thanh toán hàng hóa thể hiện để chiếm dụng vốn. Dù đại diện Công ty TNHH Quảng Hưng nhiều lần liên lạc để thỏa thuận lại, nhưng ông Tzu lẩn tránh, không đối thoại trực tiếp về những vấn đề do Công ty TNHH Quảng Hưng đưa ra.
Đầu năm 2007, Công ty TNHH Quảng Hưng có thông báo bằng văn bản gửi ông Tzu rằng: Sẽ dựng một hàng rào ngăn giữa Công ty TNHH Quảng Hưng và Công ty Tashuan của ông Tzu. Đồng thời dừng việc nhận đơn hàng và xuất bán hàng hoá cho Công ty Yinq Jenn (Công ty gia đình của ông Tzu ở Đài Loan); yêu cầu ông Tzu ngồi vào đàm phán, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng. Bản chất sự việc mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp ban đầu là vậy và chỉ dừng lại ở mức độ này.
Tìm thấy công lí!
Giải quyết tranh chấp kéo dài 13 năm, ngày 31/7/2020 Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh ra Bản án số 1130/2020/KDTM-ST về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp”, xử (trích): Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn, tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp (thế hiện dưới hình thức “Biên bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng phần vốn góp”) ngày 25/3/2007 giữa ông Trần Tuấn Minh, bà Lâm Thị Lệ, ông Lâm Văn Trọng, bà Diệp Thú Huệ, bà Lâm Thị Dục và bà Phan Lê Bảo Hương, bà Phan Lê Kim Liên là vô hiệu; buộc ông Huang Pao Tzu, bà Phan Lê Bảo Hương và bà Phan Lê Kim Liên phải có trách nhiệm liên đới hoàn trả cho các nguyên đơn số tiền 27.298.559.600 đồng. Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 878/2010/QĐ-BPKCTT ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh để bảo đảm việc thi hành án.
Ông Trần Tuấn Minh đại diện các đồng nguyên đơn, xúc động: “Tôi là công dân nước Việt Nam, tôi yêu Tổ quốc tôi! Vì tôi được sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam này! Chúng tôi đã bỏ ra tiền của, công sức trí tuệ tâm huyết, cật lực bao năm lao vào sản xuất kinh doanh hợp pháp, với khát vọng góp phần xây dựng “viên gạch” nhỏ bé cho nền kinh tế nước nhà. Trong suốt quá trình chúng tôi đã thực hiện nghĩa vụ thuế liên tục nhiều năm liền, được pháp luật Việt Nam công nhận. Thế nhưng, chúng tôi đã bị trắng tay, chỉ vì ông Tzu bằng nhiều thủ đoạn và có sự tiếp sức của một số cán bộ như Lê Xuân Nam và Lê Thanh Hùng, công nhiên cưỡng đoạt và “nuốt chửng” toàn bộ nhà xưởng, tư liệu, công cụ sản xuất và doanh nghiệp hợp pháp của chúng tôi; gây thiệt hại nặng nề về nhiều mặt từ sức khỏe đến tài sản, khiến chúng tôi vô cùng oan ức, đau khổ và bức xúc tột cùng; danh dự, uy tín và tinh thần của chúng tôi trong suốt nhiều năm đều đã bị tổn thất nghiêm trọng, tất cả những thứ đó là không gì có thể bồi thường bù đắp đủ được. Nay bản án sơ thẩm đã tuyên giúp chúng tôi tìm thấy công lí! Chúng tôi yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết: Sửa bản án sơ thẩm, để chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện liên quan đến việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, bao gồm: Giá trị máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu của Công ty Quảng Hưng trước khi giải thể; lợi nhuận bị mất và tổn thất tinh thần của các nguyên đơn.”
Vô cùng cảm ơn quý Báo Người cao tuổi! Khi được đọc các bài viết của Báo Người cao tuổi (nay là game bài đổi thưởng tiền that ) đăng tải, trong số đó, có nội dung 4 kỳ báo với tựa đề: “NỖI OAN KHUẤT CỦA MỘT DOANH NHÂN”. Chúng tôi cứ nghẹn ngào và nước mắt tuy hình như đã bị chảy khô vì đau đớn oan tình, nhưng những dòng chữ trong bài báo lại khơi lại những ký ức tình cảnh đau khổ oan khuất của hơn chục năm trước nên nước mắt cứ trào ứa ra không thể cầm được.