Kiến nghị thu hồi văn bản của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam
Đơn thư bạn đọc 29/07/2022 17:29
Trụ sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB) |
Thành phần tham dự cuộc họp bất thường, gồm có: Bà Lưu Thị Lưu, cổ đông sáng lập, nguyên Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Quản trị VCSB; ông Võ Ngọc Chuyển, cổ đông sáng lập, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị VCSB; ông Võ Thanh Long, thành viên, cổ đông sáng lập VCSB; bà Nguyễn Thị Ngọc, thành viên, cổ đông sáng lập VCSB; ông Lê Ân cổ đông sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VCSB, đại diện theo pháp luật của VCSB theo Quyết định số 144/QĐ-NH5 ngày 24/5/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nội dung cuộc họp: Căn cứ Điều lệ VCSB đã được sửa đổi bổ sung năm 1995 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y ngày 18/7/1995, quy định:
Chương VII điều 32: Tố tụng, tranh chấp, giải thể, thanh lý; Chương IV Điều 19.3: VCSB (sáng lập viên) gồm có: Ông Lê Ân, bà Lưu Thị Lưu, ông Võ Ngọc Chuyển, ông Võ Thanh Long, bà Nguyễn Thị Ngọc; Điều 33: VCSB bị giải thể trong các trường hợp: Hết thời hạn mà không xin phép tiếp tục gia hạn; giải thể trước hạn theo đề nghị của số cổ đông đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ trong đại hội cổ đông hoặc của số cổ đông đại diện cho ít nhất 85% vốn điều lệ trong đại hội cổ đông bất thường. Quyết định giải thể của đại hội cổ đông phải được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y; bị buộc phải giải thể trong trường hợp do pháp luật quy định, trình tự và thủ tục thanh lý được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
Và căn cứ Văn bản số 1998/BRI-TTGS ngày 20/7/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi Hội đồng thanh lý VCSB về việc kết thúc thanh lý VCSB, có các nội dung:
Thực hiện thủ tục chấm dứt tư cách pháp nhân VCSB và đăng bố cáo theo quy định;
Tiếp tục xử lý các tồn tại còn lại theo quy định của pháp luật đối với phần tài sản còn lại chưa được phân chia thì sẽ do các cổ đông VCSB tự quyết định trên cơ sở tỷ lệ góp vốn tại thời điểm thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 696/NHNN-TTGSNH.m ngày 3/12/2014, Văn bản số 11/NHNN-TTGSNH.m ngày 12/1/2016;
Báo cáo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ngân hàng Nhà nước -Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tình hình xử lý, giải thể Hội đồng thanh lý VCSB;
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị VCSB, Hội đồng thanh lý VCSB tổ chức thực hiện các nội dung trên.
Văn bản 1998/BRI-TTGS ngày 20/7/2022 của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Ông Lê Ân khẳng định: Kết thúc cuộc họp bất thường, các cổ đông sáng lập VCSB đã thống nhất một số vấn đề cần được tiếp tục làm sáng tỏ dưới đây:
Một, vốn điều lệ VCSB: 70.000.000.000 đồng (bảy mươi tỷ đồng) được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận VCSB hoạt động từ năm 1991 đến năm 2000 trong bối cảnh tại thời điểm đó vụ án Minh Phụng – EPCO và Bình Giã, VCSB bảo tồn vốn đáp ứng chi trả không chia lãi cho cổ đông nào) Thống đốc có văn bản yêu cầu công ty kiểm toán VACO kiểm toán Báo cáo tài chính của VCSB các năm 1997, 1998 đã kết luận nợ quá hạn 0,04%, nợ xấu không có, ký quỹ dự trữ bắt buộc đúng quy định, số dư TÀI SẢN CÓ nhiều hơn số dư TÀI SẢN NỢ, tồn quỹ đáp ứng chi trả tức thời cao gấp 2 lần ngân hàng Nhà nước quy định (Báo cáo kiểm toán công bố ngày 11/8/1999).
Hai, căn cứ Bản án hình sự phúc thẩm số 1366/PTHS ngày 5-6/8/2003 Tòa án tuyên xử: VCSB thu hồi nợ 14 tài sản có giá trị thấp cho vay nhiều hơn giá trị tài sản.
Xin nói rõ thêm: Khi xét xử vụ án xảy ra tại VCSB, bản án sơ thẩm đánh giá 11 tài sản chưa hợp lệ, tuy nhiên có đủ điều kiện để hợp lệ được bán đấu giá thu vốn, lãi nợ vay. 3 tài sản 11,64 ha đất Sông Cây Khế, phường 12; 16.000 m2 đất Phước Cơ ở phường 12 và 2 ha đất tại 141 Bình Giã, phường 8, TP Vũng Tàu không hợp pháp.
Tuy nhiên, Bản án phúc thẩm 1366/PTHS ngày 5-6/8/2003 tại trang 12 Tòa phúc thẩm tuyên 11,64 ha đất Sông Cây Khế phường 12; 16.000 m2 đất tại Phước Cơ, P.12 và 2 ha đất 141 Bình Giã là tài sản thu nợ hợp pháp, VCSB vẫn được bán phát mãi thu hồi vốn, lãi cho VCSB. Như vậy 14 tài sản VCSB nhận thế chấp để cho vay sau đó được hai bên căn cứ Điều 737 Bộ luật Dân sự năm 1995 thỏa thuận cấn trừ nợ vay là đúng quy định pháp luật “Vụ án xảy ra tại VCSB là 14 tài sản cho vay không hợp pháp giá trị thấp cho vay cao” quy kết tội cố ý làm trái (Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao)
Mặt khác, 11,64 ha đất cho vay vốn phát sinh gần 10 tỷ đồng, năm 2003 Vietcombank tùy tiện bán 84.767 m2 đất cho Công ty Tân Thành mua đấu giá trên 15 tỷ đồng. Đất còn lại 25.783 m2 VCSB giao cho công ty bán đấu giá tài sản của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bán đấu giá thành công thì phát hiện đất khi vắng chủ dân lấn chiếm đất của VCSB trái pháp luật. Các hộ dân lấn chiếm đất VCSB, khởi kiện HĐTL VCSB ra Tòa án để giải quyết. Hội đồng thanh lý VCSB là bị đơn trong vụ án này TAND TP.Vũng Tàu thụ lý từ năm 2018 đến nay chưa đưa ra xét xử. Theo Hiến pháp, Bản án hình sự phúc thẩm số 1366/PTHS năm 2003 có hiệu lực pháp luật các hộ dân, nếu kiện Hội đồng thanh lý VCSB là vụ án khác đúng Hiến pháp quy định.
Như vậy vụ án trên, không có người bị hại mà lãnh đạo VCSB bị bắt phạt tù và phạt tiền, thì Ngân hàng Nhà nước cho phép VCSB thành lập, nghĩ gì về việc ban hành Quyết định số 10/1999/QĐ-NHNN3 ngày 11/8/1999 đặt VCSB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt để gây ra hậu quả cho VCSB? Trong khi, Quy chế Quản lý đặc biệt là ngân hàng nào mất cân đối, nợ quá hạn, nợ xấu … mất khả năng chi trả 3 ngày liên tục mà không tái tục được việc chi trả thì mới bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, VCSB tồn quỹ tiền mặt và trái phiếu kho bạc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, VCSB mua 55 tỷ đồng đã đến hạn và tiền tồn quỹ tổng cộng trên 80 tỷ đồng để đáp ứng chi trả hơn 5 tháng mới hết tiền mặt. Như vậy, VCSB không có vi phạm điều gì về quy chế quản lý đặc biệt của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ba, các tài sản VCSB bị Vietcombank tùy tiện bán trái pháp luật, bán không đúng giá trị thật của tài sản và bán trả góp trên một năm, v.v… Hội đồng thanh lý VCSB đã khởi kiện VCB-Vũng Tàu bán “chui” tài sản, bán vắng chủ và không có quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền cho bán đối với những tài sản nhà đất, hội sở, văn phòng chi nhánh của VCSB. Vụ án này TAND TP Vũng Tàu đang thụ lý, VCSB đã đóng án phí chờ Tòa án xét xử.
Bốn, các tài sản hợp pháp khác của VCSB thì bị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thu hồi giao chủ thể khác sử dụng là trái pháp luật. UBND TP. Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho dân đối với phần đất hợp pháp của VCSB trên 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân sử dụng đã được bản án hình sự phúc thẩm công nhận tài sản hợp pháp của VCSB là vi phạm Điều 136 Hiến pháp năm 1992 và Điều 106 Hiến pháp năm 2013. Như vậy tài sản đâu còn mà Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Hội đồng thanh lý VCSB tự chia tài sản cho cổ đông? Hơn nữa, “Nếu còn” mà tự chia cũng là trái quy định của pháp luật vì VCSB là pháp nhân – không phải là thể nhân mà tự chia tài sản cho cổ đông được (điển hình vụ án chia tài sản sau ly hôn của ông Lê Ân và vợ Lê Ngọc Lan không tự chia được. Do đó, kiện ra tòa giải quyết đến nay 39 năm. Tòa án quận Tân Bình đến nay chưa đưa ra xét xử được).
Qua những nội dung nêu trên, tập thể cổ đông sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB) thống nhất yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hồi công văn số 1998/BRI-TTGS ngày 20/7/2022 và kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thu hồi Quyết định số 1177/QĐ-NHNN ngày 5/7/2022.
Đơn kiến nghị của Hội đồng thanh lý VCSB thu hồi Văn bản 1998/BRI-TTGS ngày 20/7/2022 của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thu hồi Quyết định số 1177/QĐ-NHNN ngày 5/7/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |