Nước từ hồ Yên Lập về Quảng Yên phải bảo đảm vệ sinh
Pháp luật - Bạn đọc 22/03/2023 08:58
Thực trạng môi trường kênh N1 dẫn, cấp nước thô cho Xí nghiệp nước Quảng Yên và các trạm nước sinh hoạt của thị xã Quảng Yên
Theo báo cáo của Phòng Quản lí đô thị thị xã Quảng Yên, hiện trên địa bàn thị xã có 36.290 hộ, trong tổng số 40.735 hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh (nước sạch) chiếm 91,6% số hộ. Nước hợp vệ sinh cung cấp cho Nhân dân Quảng Yên được cung cấp từ 4 nguồn: Xí nghiệp Nước Quảng Yên (Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh); Trạm nước sạch nông thôn Hiệp Hòa, Sông Khoai (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Công ty TNHH Hồng Quảng; Công ty TNHH Thành - Tú. Trong đó, Xí nghiệp nước Quảng Yên hiện là nhà cung cấp trên 80% với gần 30.000 hộ gia đình và 384 cơ quan trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Sản lượng tiêu thụ của Nhân dân và cơ quan năm 2022 của xí nghiệp là 3.700.000m3, trung bình mỗi tháng là 308.000m3. Chưa kể hàng vạn mét khối nước mà các công ty, xí nghiệp thuộc hai khu công nghiệp Đông Mai và Amata trực tiếp kí hợp đồng với Công ty TNHH MTV thủy lợi Yên Lập cung cấp nước thô để xử lí cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho hàng vạn công nhân và lượng nước ở 3 trạm nước sạch nông thôn.
Công trình vệ sinh của người dân ở phường Đông Mai thải xuống kênh. |
Toàn bộ nguồn nước thô cung cấp cho Xí nghiệp nước Quảng Yên, các trạm nước Nam Hòa, Phong Hải, Liên Vị, Sông Khoai, Hiệp Hòa và các Công ty, xí nghiệp ở các Khu công nghiệp đều lấy từ nguồn nước mặt hồ Yên Lập, thông qua kênh chính N1 bắt nguồn từ hồ Yên Lập, phường Minh Thành đến xã Tiền Phong dài 25,6 km, trong đó có 521m xi phông dẫn nước qua sông Chanh, do Công ty TNHH MTV thủy lợi Yên Lập quản lí vận hành. Qua tìm hiểu cũng như đi thực tế của phóng viên (PV) game bài đổi thưởng tiền that , toàn bộ hệ thống đấu nối cấp nước từ kênh chính N1 đến hồ chứa (hồ lắng) của các nhà máy đều được lắp đặt hệ thống ống dẫn hoặc xây mương kín, riêng hệ thống kênh chính N1 có hơn 2 km là kênh xây (nhưng hở) đi qua địa bàn xã Cẩm La - Phong Hải, còn lại là kênh đắp đất…
Do kênh chính hở, mặc dù được chính quyền và các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền giữ vệ sinh chung nhưng một bộ phận người dân trên dọc tuyến kênh thiếu ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, đã vứt các loại phế thải xuống lòng kênh, từ chai đựng dầu, mỡ, thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí cả chiếu, chăn ga, gối đệm cũ, bẩn xuống lòng kênh. Chưa hết, họ còn xuống lòng kênh để rửa bình phun thuốc trừ sâu, vứt gà, lợn chết...
Còn nhiều những hình ảnh “có mùi” mà người dân “thiếu ý thức” hoặc những quyết định “tắc trách” của chính quyền dọc theo tuyến kênh chính N1, gây ô nhiễm nguồn nước cấp cho nhà máy, trạm nước để xử lí cung cấp cho người dân dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV thủy lợi Yên Lập cho biết: Ngoài việc phối hợp với chính quyền địa phương nơi có tuyến mương đi qua làm công tác tuyên truyền, Công ty thường xuyên cắt, cử công nhân đi tuần tra, ngăn chặn những “hiện tượng lạ” của người dân nhưng cũng chỉ hạn chế được phần nào, bởi họ vứt vào giờ trưa, trong đêm tối, ai mà canh được. Ngoài việc ô nhiễm môi trường, qua thông tin từ một số người dân trên tuyến kênh này ít nhất có 3 người đuối nước, trong đó có 1 người lớn và 2 trẻ em.
Trên hệ thống kênh thì như vậy, còn lòng hồ Yên Lập thì sao? Các cơ quan chức năng ở Quảng Ninh đã cho phép gần chục chiếc tàu hoạt động trong lòng hồ Yên Lập, chuyên chở du khách tham quan chiêm bái chùa Lôi Âm, một điểm tâm linh được xây dựng từ thế kỉ thứ XIII, mỗi năm thu hút hàng vạn người. Ai dám khẳng định rằng, những chiếc tàu này sẽ không bao giờ làm rơi, rớt dầu ra hồ, và công tác bảo đảm vệ sinh lòng hồ... Đã đến lúc phải xây dựng phương án xây dựng hệ thống cáp treo sang chùa Lôi Âm, vì nguồn nước mặt hồ Yên Lập với dung tích thiết kế 127 triệu m3 nước, hiện nay là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với Khu kinh tế biển Quảng Yên và khu du lịch Bãi Cháy, TP Hạ Long, và một phần của TP Uông Bí.
Các bao rác bẩn và những vật thể lạ vứt xuống kênh. |
Cần sớm kín hóa kênh chính dẫn nước về Quảng Yên, và “hạn chế” hoạt động của các tàu lưu thông trên hồ Yên Lập
Nhiều người cao tuổi ở phường Quảng Yên, buổi chiều thường đi bộ qua đoạn kênh chính N1 cho biết: Mỗi khi đi bộ nhìn thấy công nhân Công ty TNHH MTV thủy lợi Yên Lập vớt rác bẩn gồm chiếu cũ, đệm lót giường, các loại chai, lọ… ở dưới mương lên chúng tôi cảm thấy sợ, nhiều hôm về nghĩ lại thấy “sởn da gà” không dám uống nước nữa. Để bảo đảm sức khỏe gia đình, chúng tôi phải đầu tư một hệ thống máy lọc nước của Đức để lọc lấy nước ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. “Mấy năm trước, chúng tôi được nghe tỉnh có chủ trương, kế hoạch và lập dự án xây dựng và kín hóa hệ thống kênh chính dẫn nước từ hồ Yên Lập về Quảng Yên, không biết sao lại lâu thế?”, một người cao tuổi phường Quảng Yên thắc mắc.
Tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định phê duyệt thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, hiện nay Quảng Yên đã hình thành và phát triển 5 khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp Đông Mai, Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Khu đầm nhà Mạc, thu hút hàng vạn lao động, vì thế nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất là rất lớn. Ai dám chắc được nguồn nước có những chất thải bẩn kia được xử lí “sạch” trước khi cung cấp cho người tiêu dùng.
Từ thực trạng trên, để bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho Nhân dân, đồng thời góp phần bảo vệ, quản lí, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững, người dân Quảng Yên, trong đó có NCT mong muốn sớm được các Bộ, ngành và UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai dự án kín hóa hệ thống kênh chính N1 dẫn nước từ hồ Yên Lập về Quảng Yên. Được biết chủ đề công tác năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh là:“Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống Nhân dân”.