Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

“Hộ chiếu vaccine” liệu có an toàn?

Những ngày gần đây, khái niệm “Hộ chiếu vaccine” được bàn nhiều trên các phương tiên truyền thông, đây được coi là "cứu cánh” cho ngành công nghiệp không khói đang gánh chịu quá nhiều thiệt hại từ đại dịch Covis-19 trên toàn cầu.

Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết, đang nghiên cứu việc mở cửa lại cho du khách du lịch quốc tế giữa bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực xem xét việc tiếp nhận khách thông qua “hộ chiếu vaccine”. Dự báo Việt Nam có thể mở cửa cho du khách quốc tế từ quý IV.

Cái khó hiện nay là ở chỗ ai? Địa phương nào sẽ dũng cảm tiên phong đi đầu? trong khi chính phủ đề cao trách nhiệm cho người đứng đầu các địa phương trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, nhiều địa phương rất muốn phát triển du lịch, đón khách quốc tế và nội địa, nhưng vẫn rất e dè với dịch bệnh.

Mới đây các đồng nghiệp của chúng tôi ở zing.vn đã trao đổi với lãnh đạo một số tỉnh, nơi từng đón nhiều khách quốc tế trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

“Hộ chiếu vaccine” liệu có an toàn?
Hộ chiếu Vaccxin liệu có an toàn

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cho biết quan điểm của tỉnh là thực hiện theo chủ trương của Chính phủ. Nếu Chính phủ đồng ý cho một số địa phương đón khách quốc tế, đồng thời Bộ Y tế cũng xây dựng được một bộ tiêu chí, quy trình đảm bảo an toàn, khi đó Kiên Giang mới có thể thực hiện. Ông Thành cho rằng, hiện vẫn chưa thể đánh giá việc người đã tiêm phòng vaccine Covid-19 có thực sự đảm bảo an toàn hay không. Do đó, rất cần Bộ Y tế có những đánh giá cụ thể về “hộ chiếu vaccine”, sau đó hướng dẫn cho các địa phương quy trình đảm bảo an toàn. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang còn chia sẻ thêm: để đón được khách quốc tế, cần có sự đồng thuận của chính người dân địa phương. Nếu không có sự đồng thuận này thì kế hoạch không thể thành công. Do đó, nếu triển khai thí điểm mở cửa cho khách quốc tế, cần có sự tuyên truyền, tạo sự đồng thuận.

Ông Thành cũng nhắc đến việc nếu đón khách quốc tế chưa thực sự đảm bảo an toàn, có thể gây ảnh hưởng đến chính nguồn khách nội địa, tạo tâm lý e dè khi đi du lịch. Cuối cùng ông Thành nhấn mạnh tỉnh Kiên Giang luôn sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Nếu Chính phủ có chủ trương đón khách quốc tế, tỉnh cũng sẽ sẵn sàng các phương án.

Người đứng đầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng đánh giá đây là vấn đề quốc gia, không phải là vấn đề của riêng địa phương nào muốn là có thể làm được. Trước hết, nếu Chính phủ đồng ý mở chuyến bay thương mại quốc tế, thì mới có khách quốc tế.

Ông Thọ cũng đồng tình việc Chính phủ cần đưa ra giải pháp, tiêu chí đảm bảo an toàn cho khách du lịch và cộng đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng việc mở cửa và nghiên cứu về “hộ chiếu vaccine” cần phải tiến hành sớm, nhất là trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đã khởi động nghiên cứu về vấn đề này. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để sớm mở cửa lại ngành du lịch. Ông cũng cho rằng phải nghiên cứu rất kỹ thông lệ quốc tế về vấn đề an toàn, quy trình, thủ tục, vấn đề xét nghiệm…

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Năm 2020, tỉnh này chỉ đón khoảng 1,8 triệu lượt khách, giảm mạnh từ con số 4,8 triệu lượt năm trước đó. Khách quốc tế giảm 75%, chỉ còn khoảng 556.000 lượt. Doanh thu du lịch giảm 66%, đạt khoảng trên 3.800 tỷ.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết quan điểm của Đà Nẵng là ủng hộ việc mở cửa lại cho khách quốc tế, nhưng phải cẩn trọng và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Việc đón khách quốc tế trong bối cảnh hiện tại sẽ là “bài toán không đơn giản”. Ông đồng tình với việc nếu đón khách quốc tế, chỉ đón biệt lập ở một số khu nghỉ dưỡng nhất định, có ranh giới rõ ràng, không để khách tản mát đi các nơi. “Khách muốn vào Đà Nẵng, nguyên tắc đầu tiên là phải an toàn”, ông nói. Đà Nẵng cũng đã tính đến việc cho phép khách chơi golf có thể đến các khu vực biệt lập, được kiểm soát an toàn chặt chẽ. Ông Lê Trung Chinh khẳng định TP Đà Nẵng đang rất an toàn. Trong thời gian tới, thành phố sẽ vẫn ưu tiên kích cầu khách du lịch nội địa. Hiện tại, Đà Nẵng đang tích cực chuẩn bị cho mùa du lịch hè năm nay bắt đầu từ tháng sau.

Là địa phương có kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, Đà Nẵng lần đầu tiên có mức tăng trưởng GDP âm, kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Năm ngoái, Đà Nẵng chỉ đón khách 881.000 lượt khách quốc tế (giảm 69,2%).

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, nước ta chưa có quy định về "hộ chiếu vaccine". Do đó, những người từ nước ngoài về Việt Nam vẫn phải cách ly 14 ngày theo quy định.

“Hộ chiếu vaccine” liệu có an toàn?
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế Công cộng Việt Nam

Theo ông Phu, thế giới đã có thông lệ chứng nhận đi lại cho người đã tiêm đủ vaccine phòng một số bệnh như tả, hạch, sốt vàng... Tuy nhiên, COVID-19 là loại bệnh mới, các vaccine cũng mới phát triển và triển khai tiêm, hiệu quả thực sự của nhiều loại vaccine còn cần thời gian để kiểm chứng, đánh giá.

Theo tính toán để phòng bệnh cho một cộng đồng thì cộng đồng đó phải đạt được miễn dịch khoảng 60- 70% dân số trở lên. Như vậy Việt Nam cần từ 100-150 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Trong khi đó, theo ông Phu, việc tiêm vaccine chưa hẳn đã có miễn dịch ngay sau khi tiêm, dữ liệu về kháng thể chống virus tồn tại trong cơ thể con người (sau tiêm) là bao lâu cũng chưa thật rõ ràng. Một số vaccine mới đánh giá được tác dụng giảm triệu chứng nặng của bệnh, giảm khả năng tử vong, nhưng chưa xác định được chính xác hiệu quả của việc giảm sự lây truyền bệnh ở mức nào hoặc đề phòng sự biến thể của virus không có tác dụng với vaccine vừa được tiêm.

Điều này có nghĩa là khi virus SARS-CoV-2 biến chủng, có thể loại vaccine COVID-19 mà người đã tiêm không còn tác dụng. Chưa kể, cần đề phòng trường hợp có "hộ chiếu vaccine" giả.

“Hộ chiếu vaccine” liệu có an toàn?
Mở cửa đón khách quốc tế nhưng phải cẩn trọng và bảo đảm an toàn

Thực tế việc tiêm vaccine không bảo đảm phòng bệnh 100%. Theo thông tin của nhà sản xuất về hiệu quả thử nghiệm lâm sàng thì vaccine của Pfizer hay Moderna có hiệu quả bảo vệ trên 90% - 95%, vaccine AstraZeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2, như vậy còn 5-19% người đã tiêm chưa được bảo vệ khỏi COVID-19, có thể vẫn mang mầm bệnh.

Do vậy, chúng ta vẫn phải áp dụng biện pháp phòng bệnh có hiệu quả như thực hiện nguyên tắc 5K. Một minh chứng cụ thể là Israel đã tiêm vaccine được 50% dân số thì Chính phủ vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, khử khuẩn...

Lê Hà

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động