Hàng nghìn hộ dân ở huyện Vĩnh Lộc bất an
Pháp luật - Bạn đọc 17/06/2021 11:14
Sông Bưởi đoạn đi qua địa bàn huyện Vĩnh Lộc có tổng chiều dài 17,65km. Theo Quyết định phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đây là đê cấp IV. Tuyến đê sông Bưởi có nhiệm vụ ngăn lũ của sông Bưởi và sông Mã. Năm 2007, trận lũ lịch sử đã làm vỡ cống Cầu Mư, nơi nằm giáp ranh giữa xã Vĩnh Phúc và Vĩnh Long gây ngập lụt trên diện rộng tại huyện Vĩnh Lộc. Sau trận lũ, Nhà nước đã đầu tư tu bổ, xây dựng cống, kiên cố hóa đoạn đê sông Bưởi ở khu vực này và hoàn thành năm 2014.
Theo quan sát của phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , hiện tuyến đê đoạn qua các xã Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Ninh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc xuất hiện nhiều đoạn bê tông mặt đê bị lún, nứt dọc, với tổng chiều dài khoảng 3km. Trong đó, nhiều đoạn nứt kéo dài hàng trăm mét; chiều rộng khe nứt từ 2-7cm, có điểm hơn 10cm; chiều sâu khoảng 10-15cm. Hiện những vết nứt này vẫn đang rộng thêm, tại một số điểm đã có biểu hiện gãy, lún thân đê. Ngoài mặt đê, phần thân và dưới chân đê cũng có dấu hiệu của sự sụt lún.
Nhiều đoạn nứt toác với chiều rộng khe nứt hơn 10 cm |
Bà Vũ Thị Xe, ở thôn Bèo, xã Vĩnh Long chia sẻ: “Đây là vùng đất trũng, hay bị lụt. Năm 2007, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi trận lụt lịch sử. Tại thời điểm đó, tuyến đê sông Bưởi này có nguy cơ bị vỡ. Bà con khu vực trong đê đều được di chuyển ở tạm tại những gia đình có vị trí cao. Giờ chứng kiến cảnh đê bị nứt lâu năm mà không được sửa chữa, chúng tôi nơm nớp lo đê vỡ. Rất mong các cấp quan tâm khắc phục tuyến đê này để bà con khu vực này yên tâm sinh sống, sản xuất”.
Theo Hạt Quản lí đê điều huyện Vĩnh Lộc, nguyên nhân sơ bộ được xác định là do tuyến đê này được hình thành từ lâu. Đê được đắp bằng nhiều loại đất không đồng nhất, áp trúc qua nhiều thời kì; địa chất thân và nền đê yếu. Mặt khác sông Bưởi gần như năm nào cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ, đặc biệt năm 2017, 2018, lũ sông Bưởi đã vượt mức báo động III.
Ông Lê Minh Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa) cho biết: “Trước thông tin phản ánh việc đê nứt, trước cơn bão số 2 năm 2020 chúng tôi cũng đã có phương án xử lí. Cụ thể, đối với điểm nứt bé thì đổ nhựa đường, chỗ nào nứt to thì mở rộng khe nứt, sau đó đổ bê tông và nhựa đường vào. Mục đích là để nước mưa trên bề mặt không ngấm vào thân đê. Cái đó giờ chỉ có sửa chữa thôi, nứt rồi lại tiếp tục làm, còn phương án khả thi thì phải đổ bê tông mặt đê”.
Người dân sinh sống tại khu vực này cho biết, việc lún nứt đê này đã diễn ra nhiều năm nay nhưng chưa được khắc phục. Điều này khiến bà con nơm nớp lo âu, nhất là khi mùa mưa bão đã đến. Vậy trách nhiệm của đơn vị nào sẽ giải quyết vấn đề Nhân dân, cử tri đã kiến nghị nhiều năm qua?
Trao đổi về vấn đề này, ông Hà Văn Lương, Chánh Văn phòng UBND huyện Vĩnh Lộc cho biết: Việc đê sông Bưởi bị nứt, tại các cuộc tiếp xúc cử tri bà con phản ánh rất nhiều, nhưng đây là đê Trung ương nên huyện cũng đã có nhiều băn bản đề nghị lên Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa, HĐND tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thủy lợi tỉnh. “Trong thời gian chờ đợi và để xử lí trước mắt huyện đã tiến hành trám vá bằng cách đổ xi măng lên những chỗ nứt, đợt trước đổ kín rồi nhưng cứ có mưa gió lại nứt ra. Nhưng trước mắt, Huyện chỉ xử lí như vậy thôi; chúng tôi rất lo lỡ xảy ra cái gì thì sao mà gánh được”, ông Lương nói.
Nhưng theo ông Lê Minh Trường: “Đê sông Bưởi là đê sung yếu của huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc. Đê cấp IV thì trách nhiệm quản lí là của huyện. Tôi thì chưa đến xem thực tế. Tôi nghĩ cuối năm ngoái bận đại hội, năm nay bận bầu cử, rồi thay đổi lãnh đạo, cấp dưới cũng có cái khó của người ta”.
Thiết nghĩ, tỉnh Thanh Hóa cần có biện pháp khả thi hơn để khắc phục tình trạng nứt toác tại tuyến đê sung yếu của hai huyện này, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra; đồng thời giải quyết nỗi bất an của bà con khu vực này.