Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.
Trước đó, ngày 5/5 truyền hình trực tiếp với các đầu cầu Hà Nội, Điện Biên, Thanh Hoá, Kon Tum, TP Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh, tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam đã hi sinh xương máu, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc…

Nhìn lại lịch sử dân tộc, thực dân Pháp xâm lược, đô hộ nước ta 96 năm (1858-1954) nhằm biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu cũ. Với âm mưu chiếm đóng lâu dài trên toàn bán đảo Đông Dương, bằng kế hoạch Na-va, Pháp tập trung nguồn lực xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với đội quân tinh nhuệ, thiện chiến nhất, tham vọng đập tan các lực lượng kháng chiến của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, trong đó trọng tâm là Chính phủ cách mạng Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang cách mạng của ta, hòng chiếm đóng lâu dài trên bán đảo Đông Dương.

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề ra đường lối kháng chiến, đường lối chiến tranh Nhân dân, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ chiến lược chống đế quốc thực dân và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, huy động tổng lực sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng để làm nên một Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bằng nghệ thuật quân sự “đánh chắc, thắng chắc” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định, với 3 đợt tiến công trong 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt…”, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, táo bạo, sáng tạo, thần tốc, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội viễn chinh Pháp.

Đợt 1 (từ 13-17/3/1954), tiêu diệt cứ điểm Him Lam, đồi Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ hệ thống phòng thủ hướng Bắc và Đông Bắc của địch, mở toang cánh cửa để quân ta tiến xuống vùng lòng chảo và khu trung tâm tiêu diệt 2 tiểu đoàn tinh nhuệ người Pháp, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội lính Thái tan rã, phá huỷ nhiều khẩu pháo, máy bay chiến đấu ở lòng chảo.

Đợt 2 (từ 30/3-30/4/1954), quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, khống chế các cao điểm, phát triển trận địa tới sát sân bay, thắt chặt vòng vây, chia cắt, khống chế các khu vực còn lại, kiểm soát sân bay Mường Thanh, ngăn chặn tiếp viện của địch, tiêu diệt 5.000 tên địch, khiến cả tập đoàn cứ điểm hoang mang, sợ hãi.

Đợt 3 (từ 1-7/5/1054), tổng tiến công đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phía Đông, diệt các cứ điểm phía Tây, mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hồi 17 giờ ngày 6/5 pháo binh và hoả lực của ta tới tấp nã vào các điểm địch co cụm, mở đường cho bộ binh xông lên đánh chiếm Đồi A1 (sau khi cho nổ bộc phá 1.000 kg) phá huỷ, chặn đánh tuyến hầm ngầm. Lập tức, bộ đội chia nhiều mũi theo các đường hào đánh địch trên Đồi A1. Đúng 17 giờ ngày 7/5/1954, tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu quân đội Pháp đầu hàng và đến 22 giờ cùng ngày toàn bộ quân địch bị bắt làm tù binh.

Chiến thắng Điện Biên Phủ dập tắt ý chí xâm lược của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, buộc chính quyền Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đình chỉ chiến tranh, khôi phục hoà bình ở Đông Dương, công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Hiệp định Giơ-ne-vơ thể hiện bản lĩnh của nền “ngoại giao cây tre” (sau Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, cũng như Hiệp định Paris ngày 27/1/1973) đã trở thành 1 trong 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong lich sử đối ngoại sau 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Lần đầu tiên Hiệp định Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng, song đoàn đàm phán Việt Nam đã phát huy chiến thắng Điện Biên Phủ, kiên định nguyên tác nhưng mềm dẻo về sách lược để giành thắng lợi quan trọng trên bàn đàm phán.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh Nhân dân thần kì, xứng đáng được ghi vào trang sử dân tộc trong thế kỉ XX như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đông Đô và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công thời đại, đột phá vào thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, là thắng lợi của Tư tưởng và đường lối cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh chống áp bức, thuộc địa trên toàn thế giới. Đó là thắng lợi của đường lối xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích; tiến công quân sự kết hợp với binh vận và nổi dậy của quần chúng, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị trên khắp các chiến trường trong cả nước cũng như trên mặt trận kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao.

Do thất bại thảm hại ở Điên Biên Phủ, chỉ sau một ngày (từ ngày 8/5/1954) Chính phủ Pháp buộc phải ngồi đàm phán tại Giơ-ne-vơ. Suốt 75 ngày với 31 phiên họp, ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết với thoả thuận chung cho 3 nước Đông Dương, công nhận và tôn trọng các nguyên tắc, quyền cơ bản về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta. Trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang Nhân dân. Chiến thắng này còn có sự đóng góp, ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới, đặc biệt Nhân dân trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại. Qua đó, tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

70 năm trôi qua, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, hết sức phức tạp, diễn biến khó lường, sự chi phối của các nước lớn và trong nước đang đứng trước những khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, thể chế, ngoại giao. Cho nên thời khắc lịch sử này cần nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, kiên quyết, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo vế sách lược, thực hiện di huấn của Bác Hồ “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giành thắng lợi từng bước trong công cuộc gìn giữ hoà bình, xây dựng phát triển đất nước phồn vinh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thống nhất.

Kiên trì đường lối đó, đòi hỏi tăng cường tiềm lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp của dân tộc là nhân tố nội sinh có ý nghĩa quyết định, tạo cơ sở vững chắc bảo đảm phát triển bền vững đất nước không chịu áp lực chi phối của các nước lớn, giữ vững nền hòa bình, độc lập, ổn định và công lí vì lợi ích quốc gia và hạnh phúc của Nhân dân.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.
Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Tin khác

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.
Xem thêm
Phiên bản di động