Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam vừa chính thức khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Hơn 75 năm trước, ngày 4/4/1949, Tổng bộ Việt Minh tổ chức lễ khai giảng lớp học viết báo đầu tiên tại đây. Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và đặt tên, là dấu son chói sáng, cơ sở dạy nghề báo đầu tiên của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với báo giới cả nước kỉ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Những mái đầu bạc trắng -thế hệ làm báo cao tuổi và lớp cán bộ làm báo trẻ có mặt bên Di tích “Trường dạy làm báo” ATK kháng chiến từ rất sớm. Nền báo chí Cách mạng Việt Nam trải qua những chặng đường phát triển vẻ vang. Giai đoạn mở đầu, với báo Thanh Niên, xuất bản số đầu ngày 21/6/1925 có trọng trách truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, lí luận, điều kiện cần và đủ tiến tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp sau đó báo chí tuyên truyền, cổ động, tổ chức toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Nhà nước công nông năm 1945; Báo chí phục vụ kháng chiến - kiến quốc; báo chí thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; báo chí thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Lễ khánh thành và bàn giao Di tích quốc gia “Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng”.
Lễ khánh thành và bàn giao Di tích quốc gia “Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959: “Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của Nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những chiến sĩ trên mặt trận báo chí”. Người chỉ ra những kinh nghiệm làm báo cốt lõi, xương máu: “Muốn tiến bộ, muốn viết báo hay thì phải học hỏi, ra công rèn luyện… Chớ tự ái, tự cho bài của mình là “tuyệt rồi”. Tự ái tức là tự phụ, mà tự phụ là kẻ địch dữ tợn, nó ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta” (Bài nói tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam, 9/1962).

Ngày 9/6/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho lớp học làm báo Huỳnh Thúc Kháng: “… Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ. Nghe nói có 3 cô đến học viết báo, đó là một điều đáng mừng cho báo chí ta. Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng”.

Cố nhà báo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường nhắc nhở người làm báo, đại ý: Nhà báo phải học tập không ngừng, không nghỉ, học mãi, học cả đời. Nhà báo cách mạng có bổn phận không ngừng học tập, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Buổi sáng 9/8/2024, tại chính địa điểm Trường dạy báo năm xưa xóm Bờ Rạ - vùng hồ Núi Cốc, chính thức khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Câu chuyện tình huyền thoại chàng Cốc và nàng Công thuở xưa như sống động trở lại cùng sự kiện Trường dạy làm báo đầu tiên ra đời hơn 75 năm trước. Chuyện kể rằng, thuở xa xưa, nơi đây có chàng trai nghèo mồ côi sinh sống bằng nghề kiếm củi, quen gọi là chàng Cốc - tên một loài chim cần cù mò mẫm kiếm ăn. Lúc đó, nơi xa xa vùng sông đẹp có một mĩ nhân con quan lang giàu có, quen gọi nàng Công. Chàng Cốc dưới chân núi hay tin quan lang kén rể, chàng đã tìm đến và đêm đêm ngồi thổi sáo - tiếng sáo du dương trầm bổng tự tình đến tai nàng. Vượt qua mọi mưu kế của quan lang xua đuổi chàng Cốc, nhưng qua tiếng sáo mà chàng và nàng đã rất yêu nhau, mối tình chung thủy hiếm thấy đẹp rạng ngời. Cảm phục tình yêu ấy có ai đó viết mấy câu thơ mộc mạc: Đến thăm núi Cốc sông Công/ Nghe câu chuyện cũ nỗi lòng xót thương/ Trải qua trăm gió ngàn sương/ Mối tình son sắt thủy chung mãi còn.

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Cùng với huyền thoại tình yêu thủy chung, nơi đây hiện hữu di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vô cùng khó khăn, 42 học viên và hàng chục giảng viên đều là những trí thức, các nhà lãnh đạo tiêu biểu của Mặt trận Việt Minh cùng trui rèn nghề báo trong 3 tháng. Các giảng viên đứng lớp dạy nghề báo là những đồng chí lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị, có lí luận, thực tiễn phong phú, các nhà hoạt động văn hóa văn nghệ, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy, Tố Hữu, Đỗ Đức Dục, Như Phong, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Xuân Trường, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Nguyễn Xuân Khoát, Quang Đạm, Trần Đình Thọ,… Những bài giảng thể loại báo chí chuyên đề như viết xã luận do đồng chí Trường Chinh đứng lớp; chuyên đề viết tin chiến sự trên báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì; Phương thức trình bày báo và tạp chí do họa sĩ Trần Đình Thọ truyền đạt… Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Trường Chinh đồng thời là giảng viên, khi tổng kết khóa học đã phát biểu cảm tưởng, nhấn mạnh: “Khóa thứ nhất Trường Huỳnh Thúc Kháng này là một thí nghiệm hay. Tôi tin rằng sau khi rút tỉa kinh nghiệm của khóa này, Tổng bộ Việt Minh sẽ thành công hơn trong việc đào tạo cán bộ chiến đấu với quân thù bằng ngòi bút và hướng dẫn dư luận quốc dân” (Báo Cứu Quốc, 12/9/1949).

Lớp học dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, trong điều kiện kháng chiến nhiều khó khăn, chỉ mở được một khóa duy nhất với 42 học viên đã góp phần tạo nên những hạt nhân của báo chí kháng chiến, báo chí Cách mạng như các nhà báo Trần Kiên (Báo Nhân Dân), Mai Thanh Hải, Mai Hồ (Báo Cứu Quốc), nhà văn Hữu Mai, nhà thơ Hải Như, đạo diễn Bạch Bảo, nhà thơ Từ Bích Hoàng (Việt Phương)... Ngày 7/1/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cho học viên lớp học Làm báo Huỳnh Thúc Kháng: “… Có thể ví dụ rằng, 3 tháng này các bạn đã học cửu chương. Còn muốn học giỏi các phép tính thì phải học nữa, phải học mãi. Học ở đâu, học với ai? Học trong xã hội, học nơi công tác, thực tế, học ở quần chúng…”. Lời dạy của Người ngày nay vẫn nguyên tính thời sự. Học tập lời dạy của Người, ngày nay có nhiều nhà báo tuổi cao, đã cận kệ tuổi 70, 75, 80 vẫn không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đam mê với nghề cầm bút, không ngừng nghỉ.

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Sự nghiệp vẻ vang của các bậc tiền bối làm báo kháng chiến, cách mạng mãi ngời sáng trong trang sử hào hùng của dân tộc, của nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) mà Nhân dân ta thường kính yêu gọi là cụ Huỳnh - bậc cao niên rất đáng kính. Với cụ Huỳnh, sự nghiệp văn và báo là xuất chúng; Cụ là chí sĩ yêu nước, khí phách và bản lĩnh, là nhà báo, nhà văn tài năng, nhà hoạt động xã hội nổi bật, một trong những nhà lãnh đạo của phong trào Duy Tân. Năm 1927, cụ sáng lập và là cây bút chủ lực của tờ báo yêu nước mang tên “Tiếng Dân” xuất bản tại Huế, bị chính quyền thời kì đó đình bản năm 1943, lúc cả nước chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cùng với báo chí, cụ có nhiều tác phẩm về văn học, lịch sử có giá trị. Sự nghiệp yêu nước, sự nghiệp báo chí và văn học của cụ Huỳnh sống mãi cùng non sông đất nước, với các thế hệ làm báo Việt Nam.

Từ thành công của Trường đào tạo làm báo Huỳnh Thúc Kháng hơn 75 năm trước, ngày nay nền báo chí Cách mạng Việt Nam đã có hệ thống các nhà trường giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí bài bản, chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại, hội nhập với các nền báo chí tiên tiến của thế giới. Việc phân định thể loại báo chí tiên tiến và khoa học, giáo trình giảng dạy hoàn chỉnh cho cả 4 loại hình báo chí: Báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử.

Nhớ lời dạy của nhà báo vĩ đại, lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu: “Chân lí là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho Nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân tức là không phải chân lí”. Tháng Tám mùa Thu - một kí ức đẹp bên Hồ Cốc ATK Việt Bắc. Sự kiện Hội Nhà báo Việt Nam chính thức khánh thành và bàn giao di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đúng dịp kỉ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, là niềm tự hào của người làm báo, tô thắm truyền thống vẻ vang của báo chí Cách mạng Việt Nam.

Bài và ảnh: Phạm Quốc Toàn

Tin liên quan

Tin khác

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước
Chương trình năm nay sẽ mang đến một nền tảng có quy mô lớn hơn và và tính tương tác cao hơn giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa đi thực địa kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – đường Bùi Viện.

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Sáng 29/8, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ quận Kiến An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập quận (29/8/1994 - 29/8/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội
Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học
Trong năm học qua, ngành Giáo dục huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người, là nơi gửi gắm niềm tin, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn.

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư
Dưới chân núi Ngọa Long của vùng cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đầm sen bạt ngàn tỏa hương sắc đã và đang trở thành điểm dừng chân lí tưởng của du khách trong và ngoài nước...

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng
Với tinh thần đoàn kết, linh hoạt, nỗ lực vượt khó, trong năm học vừa qua, ngành giáo dục huyện An Lão (TP Hải Phòng) đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Phấn đấu thông xe kỹ thuật cầu vượt sông Hóa vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Phấn đấu thông xe kỹ thuật cầu vượt sông Hóa vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận vừa đi thực địa kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hóa và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn.

Nhạc sĩ Xuân Oanh với ca khúc “Mười chín tháng Tám”

Nhạc sĩ Xuân Oanh với ca khúc “Mười chín tháng Tám”
Trong kho tàng âm nhạc cách mạng Việt Nam, bài hát “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh được sáng tác theo nhịp hành khúc trữ tình đúng vào thời điểm lịch sử hào hùng của đất nước - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân.

Mang tiếng đàn xóa những xót xa

Mang tiếng đàn xóa những xót xa
Tiếng đàn của những đứa trẻ khuyết tật cứ như hoang hoải nỗi niềm, những thanh âm trong trẻo ấy cũng đã mang đến cho đời những niềm tin của cuộc sống. Và ở đó, có cả những hun hút của lòng người mà rất ít người thấu hiểu...

Chủ động bảo vệ nguồn nước ngọt

Chủ động bảo vệ nguồn nước ngọt
Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Nhưng có đến 97% là nước mặn, còn 3% là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt thì có 3/4 lượng nước này đóng băng ở Bắc Cực và Nam Cực.

Vui buồn chuyện hội khóa, họp lớp

Vui buồn chuyện hội khóa, họp lớp
Từ lâu, chuyện hội khóa, họp lớp không còn xa lạ với những ai từng cắp sách đến trường. Thường cứ vào dịp cuối Hè - đầu Thu, nơi nơi rộn ràng tổ chức hội khóa, họp lớp. Dù vậy, để hội hóa, họp lớp thật sự mang lại niềm vui và ý nghĩa sâu sắc thì không phải ai và lúc nào cũng làm được!

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại
Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?
Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.
Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hai cán bộ công an cùng một số người dân đã kịp thời ngăn chặn, cứu được một người phụ nữ chuẩn bị nhảy cầu Bính, TP Hải Phòng.
Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Sáng 24/8, Trung tâm Hatha Yoga Chiêu Hân (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi nghèo ở xã Phan Tiến,huyện Bắc Bình. Mỗi phần quà trị giá 450.000 đồng, gồm 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, nước mắm, đường, nước tương và 100.000 đồng tiền mặt. Ngoài ra đoàn còn tặng thêm sữa, bánh kẹo cho các bé đi theo. Tổng trị giá các phần quà gần 50 triệu đồng. Toàn bộ số quà trên do các thành viên của Trung tâm đóng góp.
Phiên bản di động