Đại diện nạn nhân kêu oan cho tử tù
Pháp luật - Bạn đọc 08/06/2021 07:36
Theo cáo trạng và các bản án, có thể tóm tắt vụ án như sau: Do ghen tuông, nghi ngờ vợ có quan hệ ngoại tình với người đàn ông khác, ngày 7/3/2013, Vì Văn Khiêm dùng dao nhọn dài 40cm x 4cm chém nhiều nhát vào vùng đầu và cổ vợ mình, là chị Lò Thị Chung, tại bể nước và nhà vệ sinh trong khuôn viên gia đình ông Vì Văn Phúc, thuộc bản Mơ Tươi, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Sau khi giết vợ, lợi dụng đêm tối, vắng người, Khiêm đem xác chị Lò Thị Chung đi giấu ở dưới gốc cây cơi, cạnh bờ suối Mơ chảy qua bản, nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Bản án hình sự sơ thẩm số 81/2014/HSST ngày 29/4/2014 của TAND tỉnh Sơn La tuyên Vì Văn Khiêm tội “Giết người”, xử mức án “Tử hình”. Bản án hình sự phúc thẩm số 127/2015/HSPT ngày 20/4/2015 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xử “y án sơ thẩm”.
Sau phiên sơ thẩm, Vì Văn Khiêm có đơn kháng cáo kêu oan. Cấp phúc thẩm xử y án sơ thẩm, gia đình và tử tù Vì Văn Khiêm có nhiều đơn kêu oan. Đặc biệt đại diện của bị hại là bà Hoàng Thị Đánh (mẹ đẻ nạn nhân Lò Thị Chung), cũng liên tục có đơn kêu oan cho bị án Vì Văn Khiêm. Bà Đánh cho biết, bà không tin Khiêm là thủ phạm giết hại Chung. Ngay sau phiên tòa phúc thẩm, bà liên tục gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng để kêu oan cho Khiêm. Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và xác minh thực tế cho thấy, tử tù Vì Văn Khiêm có dấu hiệu bị khởi tố, truy tố, xét xử oan sai.
Tình tiết vụ án như sau: Tối ngày 7/3/2013, bản Mơ Tươi tổ chức buổi giao lưu văn nghệ chào mừng ngày 8/3, giữa 2 bản Mơ Tươi và Tô Buông, do Chi hội phụ nữ bản Mơ Tươi chủ trì, có sự tham gia của Chi bộ, Chi đoàn thanh niên và bà con Nhân dân, chị Lò Thị Chung được Chi hội phụ nữ phân công tiếp nước. Chương trình giao lưu gồm hai phần: Từ 20 giờ - 22 giờ văn nghệ, từ 22 giờ - 23 giờ 30 phút nhảy múa xòe và liên hoan bánh kẹo. Chị Chung đăng kí tham gia hát cùng anh Thinh (bộ đội biên phòng Đồn 465) ở tiết mục thứ 5.
Khi chương trình văn nghệ đang ở tiết mục thứ 2, chị Chung cầm ấm siêu đun nước đi ra khỏi nhà văn hóa, để sang nhà bố chồng là ông Vì Văn Phúc (đối diện nhà văn hóa, cách khoảng 50 mét), để lấy thêm nước phục vụ hội nghị, rồi bị mất tích đến 16 giờ ngày 10/3/2013 mới tìm thấy xác giấu dưới gốc cây cơi ở suối, cách nhà văn hóa bản Mơ Tươi khoảng hơn 100 mét, trên người đầy thương tích.
Ông Vì Văn Phúc, bà Lò Thị Quý (bố mẹ đẻ tử tù Vì Văn Khiêm) và em trai Vì Văn Khiêm trên hành trình đi kêu oan cho con và anh mình |
Nhân chứng Vì Thị Bánh, Bí thư Chi bộ khai tại bút lục số 1154: “... Thời gian bắt đầu buổi lễ khoảng 8 giờ (20 giờ)… mỗi tiết mục khoảng 5 phút… Lò Thị Chung có đăng kí tham gia hát cùng anh Thinh… ở tiết mục thứ 5, nhưng khi sắp đến thì không thấy Chung, nên mọi người mới đi tìm nhưng không thấy...”. Tại bút lục số 1021 bà Bánh cho biết: “... khi không thấy Chung, tôi có bảo chị Lò Thị Thiết và chị Lò Thị Toán cùng một số chị em đi tìm Chung nhưng không thấy. Chị Thiết có báo lại tôi là có bảo cháu Ngân sang nhà ông Vì Văn Phúc (đối diện nhà văn hóa) tìm nhưng cũng không thấy”.
Các nhân chứng khác gồm Lò Thị Thiết, Lò Thị Toán, Lừ Thủy Ngân, Vì Văn Tiến, Vì Văn Hòa khai tại các bút lục: 452, 453, 1030, 536, 537, 540, 541, 1016, 1017, 1079 đều xác nhận chị Lò Thị Chung rời khỏi nhà văn hóa để đi lấy nước, đến tiết mục thứ 5 không có mặt và mất tích. Như vậy, thực tế từ tiết mục thứ 2 và đến tiết mục thứ 5 (lúc này khoảng 20 giờ 20 phút), mọi người đã không nhìn thấy chị Chung ở nhà văn hóa nữa. Việc xác định chị Chung bị sát hại lúc nào trong khoảng thời gian này là chưa thể khẳng định được.
Trong khi đó, các cơ quan tố tụng lại xác định, chị Chung bị sát hại vào khoảng hơn 21 giờ ngày 7/3/2013. Đây là kết luận vô lí, phi logic, mâu thuẫn với quỹ thời gian hoạt động của chị Chung và tử tù Khiêm, bởi nếu Khiêm nhìn thấy vợ mình cầm ấm nước đi sang nhà ông Phúc vào hơn 21 giờ, chắc chắn mọi người trong nhà văn hóa đã nhìn thấy chị Chung lên trình diễn ở tiết mục thứ 5 như đăng kí. Một sự thật khách quan, chị Lò Thị Chung đã mất tích từ khoảng 20 giờ 20 phút, đến 16 giờ ngày 10/3/2013, nhưng cơ quan điều tra lại nhận định chị Chung chết lúc hơn 21 giờ là không phù hợp với thực tế, vì trong khoảng thời gian từ 20 giờ 20 phút đến hơn 21 giờ chị Chung ở đâu, với ai, làm gì?
Trong vụ án này, tử tù Vì Văn Khiêm còn có nhiều chứng cứ ngoại phạm. Khoảng 19 giờ ngày 7/3/2013 tại nhà Khiêm tổ chức ăn uống, gồm 2 mâm, mâm đàn ông uống rượu, mâm phụ nữ và trẻ em ăn cơm. Đến khoảng 19 giờ 30 phút chị Chung ăn xong trước đi xuống nhà văn hóa bản Mơ Tươi để tiếp nước. Mâm đàn ông tiếp tục uống rượu đến hơn 21 giờ, có anh Xuân và anh Vân là những người về sau cùng. Khi anh Vân, anh Xuân ra về, Khiêm rủ hai người vào uống bia ở quán nhà ông Phức (đối diện nhà Khiêm), nhưng họ từ chối vì còn say. Khiêm tiếp tục vào quán nhà ông Phức, gặp một số người, mua 0,5 lít rượu mời họ cùng uống. Các nhân chứng: Lò Văn Vân, Lò Văn Xuân, Lò Văn Phức, Lò Văn Đạt, Vì Văn Nguyễn, Vì Văn Thơ, Vì Văn Tám, Vì Văn Mừng, Vì Văn Luận, Hoàng Văn Hưng, Vì Văn Hòa khai tại các bút lục: 433, 1110, 707, 506, 510, 512, 514, 516, 518, 489, 491, 493, 495, 497, 499, 502 đều thể hiện họ cùng ăn cơm, uống rượu tại nhà Vì Văn Khiêm từ chiều tối ngày 7/3/2013, rồi sau đó Khiêm tiếp tục uống rượu tại quán nhà ông Phức cùng: Mừng, Tám, Luận, Nguyễn, Đạt, Hưng từ khoảng 21 giờ 30 phút đến khoảng 22 giờ 30 phút. Vậy, Vì Văn Khiêm gây án lúc nào (theo giờ các cơ quan tố tụng xác định là hơn 21 giờ), trong khi từ nhà Vì Văn Khiêm đến nhà bố đẻ là ông Vì Văn Phúc cách đến 500m? Thế nhưng, các lời khai có dấu hiệu Vì Văn Khiêm có chứng cứ ngoại phạm đó, không được các cơ quan tố tụng xem xét, làm rõ một cách khách quan.
Tóm lại, với những lời khai của các nhân chứng, đã chứng minh việc sử dụng thời gian của Vì Văn Khiêm từ buổi chiều tối, đến hơn 23 giờ ngày 7/3/2013 rất rõ ràng, cụ thể, có tính liên tục, không có gì bất minh. Vì Văn Khiêm không phải và không thể là kẻ giết vợ, với nguyên nhân “vì uống nhiều rượu, ghen tuông vợ” như các cơ quan tố tụng quy kết, trong khi không có người tố giác tội phạm, không ai chứng kiến hành vi được cho là phạm tội của Vì Văn Khiêm. Tại Đơn xin cứu mạng viết ngày 25/4/2015, Vì Văn Khiêm đau xót viết: “…nhưng thực tế tôi không giết vợ tôi…”.
Công văn số 45/CV-TCNCT ngày 25/3/2021 của game bài đổi thưởng tiền that , kiến nghị tạm dừng thi hành án và xét xử lại vụ án |
Ngoài những tình tiết nêu trên, gia đình Vì Văn Khiêm và gia đình nạn nhân Lò Thị Chung còn cung cấp thông tin liên đến những biểu hiện bất minh trước, trong và sau khi xảy ra vụ án đối với Vì Thị Hoan (Hoan nghi ngờ chị Lò Thị Chung có quan hệ với chồng mình là Lừ Văn Nhựng). Các nhân chứng: Vì Văn Phúc, Lò Thị Quý, Lò Thị Ón, khai tại các bút lục: 552, 564, 572, 576, 613, 687 rằng họ có nghe thấy Vì Thị Hoan nói ra miệng là mình giết chết Lò Thị Chung, nghe thấy Vì Thị Hoan nói với Hoàng Thị Vàng về việc rủ Vàng giúp Hoan đưa xác nạn nhân Chung đi giấu… Thế nhưng, những tình tiết này không được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La làm rõ. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn bỏ qua lời khai của nhân chứng Phàng Lao Trư, tại các bút lục: 1150, 1151 rằng khoảng hơn 0 giờ ngày 8/3/2013, ông gặp 2 người từ tầng 2 nhà văn hóa đi xuống cầu thang phía bên trái... Một người cầm đoạn gỗ tròn dài khoảng 50cm đường kính khoảng 3cm… và một người từ nhà văn hóa nổ máy xe đi về phía bản Mơ Tươi. Đây là lời khai vô cùng quan trọng để mở rộng vụ án, nhưng đã bị “vô tình” hay “cố ý” bỏ qua, không tiến hành điều tra xem 3 người được phát hiện ở nhà văn hóa bản Mơ Tươi đêm hôm đó là người như thế nào, có phải là nhóm thủ phạm gây án, hay là “đồng bọn” hẹn cùng nhau đi giấu xác nạn nhân Lò Thị Chung?
Trước những dấu hiệu oan sai của tử tù Vì Văn Khiêm, ngày 25/3/2021, game bài đổi thưởng tiền that có Công văn số 45/CV-TCNCT, chuyển kiến nghị của công dân, đề nghị tạm hoãn thi hành án để xem xét lại vụ án đối với tử tù Vì Văn Khiêm gửi: Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Sau khi nêu các tình tiết của vụ án, game bài đổi thưởng tiền that kiến nghị: “- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm hoãn thi hành án tử hình đối với tử tù Vì Văn Khiêm; - Tiến hành xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, để có điều kiện điều tra, xét xử lại vụ án, làm rõ sự thật khách quan, bảo đảm không gây oan sai cho người vô tội và cũng không bỏ lọt tội phạm”.
Được biết, tử tù Vì Văn Khiêm đã được hoãn thi hành án. Hi vọng tới đây vụ án sẽ được xem xét lại một cách khách quan, toàn diện, tránh oan sai cho người vô tội và cũng không bỏ lọt tội phạm.
Vụ án “Hủy hoại rừng” ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La: Tòa trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung Ngày 29/9/2020, TAND huyện Mường La đã tuyên trả hồ sơ vụ án “Hủy họa rừng” để yêu cầu điều tra bổ sung. Theo đó, ... |