Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Có nên tiếp tục tha thứ lần thứ 3?

17 năm chung sống nhưng đã 2 lần vợ bỏ nhà đi một thời gian rồi lại quay về. Nay lại còn nhắn tin xưng chồng - vợ với người đàn ông khác....

Năm nay tôi 41 tuổi. 17 năm trước, tôi kết hôn với người con gái cùng làng kém tôi 2 tuổi. Vợ tôi là người không xinh đẹp nhưng ưa nhìn, ít nói, ngại va chạm. Ngay sau khi cưới, bố mẹ tôi đã cho 2 vợ chồng ở riêng trên khu đất các cụ để lại. Gần 1 năm sau, con trai chúng tôi ra đời trong niềm vui khôn tả của cả 2 bên nội ngoại.

Sống với nhau chừng đó thời gian, ngẫm lại tôi thấy sau khi con trai ra đời là quãng thời gian hạnh phúc nhất của vợ chồng tôi. Khi đó, vợ tôi ở nhà chăm sóc con cái, sức khỏe lại yếu nên chẳng làm được gì, tôi thì ai thuê gì làm nấy nên kinh tế rất khó khăn. Thấy anh em trong làng đi làm xa, có tiền gửi về cho vợ con, kinh tế khá giả, tôi đã bàn với vợ cho tôi lên thành phố làm việc.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Ban đầu cô ấy không đồng ý vì sợ ở nhà chỉ có 2 mẹ con sẽ buồn và còn sợ tôi lên thành phố, thiếu hơi ấm của vợ sẽ nảy sinh chuyện tình cảm “ngoài luồng”. Tôi ra sức thuyết phục, cuối cùng cô ấy cũng đã đồng ý. Cứ dăm bữa, nửa tháng, tôi lại về thăm vợ, mỗi lần về, căn nhà nhỏ luôn rộn rã tiếng cười. Đây cũng là động lực để tôi cố gắng.

Khi con được hơn 10 tuổi, cô ấy nói với tôi để cô ấy đi làm phụ hồ ở gần nhà vừa có thể đỡ đần chồng về kinh tế lại vẫn chăm được con, tôi cũng đã đồng ý, thế nhưng sự việc lại bắt nguồn từđây. Đi làm được vài tháng, cô ấy đã thay tính, đổi nết. Mỗi lần tôi về thăm nhà, cô ấy không vồn vã như trước mà luôn lảng tránh chồng, tôi cũng đã nghe người nọ, người kia nói rằng cô ấy có qua lại với một người đàn ông khác. Khi chồng gặng hỏi, cô ấy còn chối cãi: Mọi người chỉ đơm đặt, làm gì có chuyện đó. Tôi cũng không làm lớn chuyện vì chưa bắt được tận tay nhưng cũng khuyên nhủ vợ, nếu có thì hãy bỏ tính trăng hoa, toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình.

Vài tháng sau, có người lại nói đến tai tôi, vợ tôi ở nhà có người đàn ông khác, tôi tức tốc về ngay để xem thực hư ra sao. Khi thấy tôi về, cô ấy lại còn bù lu bù loa lên rằng tôi không tin vợ lại đi nghe lời những kẻ chẳng ra gì, rằng cô ấy vất vả cũng chỉ vì chồng, vì con còn tôi ở xa không lo làm ăn lại còn về bắt bẻ, lăng mạ vợ. Không kiềm chế được cơn bực tức dồn nén bấy lâu, tôi đã tát cô ấy vài cái, vậy là cô ấy khóc lóc ầm ĩ, gọi họ hàng đôi bên đến nói rằng từ ngày tôi đi làm sinh ra thói vũ phu, sau đó cô ấy bỏ nhà đi đâu không rõ, bỏ mặc tôi và con, hơn 1 tuần sau cô ấy mới trởvề nhưng vẫn lạnh nhạt với tôi.

Trước tình cảnh này, một mặt, tôi phải nhún nhường xin lỗi, giải hòa, một mặt tôi phải chuyển công việc về gần nhà để cứu vãn tình cảm vợ chồng, cũng là vì thương con, khi thấy bố mẹ “cơm không lành, canh không ngọt”, cháu cũng rất buồn. Với những nỗ lực của mình, cô ấy đã chấp thuận và vui vẻ trở lại.

Vợ chồng chăm chỉ làm ăn nên cũng có của ăn, của để, 5 năm sau, chúng tôi bàn bạc với nhau sửa sang lại nhà cửa và khu vệ sinh cho khang trang, sạch sẽ. Sẵn có nghề nên vợ chồng tôi đã quyết định không thuê thợ mà tự làm, vừa theo ý mình lại vừa tiết kiệm được tiền. Mới bắt tay vào làm được vài ngày, chúng tôi lại xảy ra mâu thuẫn. Sẵn mệt mỏi, bực dọc trong người, tôi lại đánh cô ấy. Một lần nữa, cô ấy lại bỏ nhà đi, mặc cho mọi việc đang ngổn ngang.

Lúc này, tôi phải nhờ anh em, họ hàng giúp đỡ nên mọi việc rồi cũng ổn. Nhà cửa vừa gọn gàng, sạch sẽ được vài hôm thì bỗng dưng cô ấy quay trở về. Ban đầu tôi không chấp nhận nhưng cô ấy khóc lóc van xin, thêm vào đó anh em khuyên nhủ nên tôi đành chấp nhận với điều kiện, đây là lần cuối cùng. Nếu bỏ đi lần nữa sẽ không có ngày trở về. Cô ấy đã đồng ý.

Vì có bao nhiêu tiền, tôi đều dồn hết vào việc sửa sang nhà cửa nên kinh tế lại khó khăn, một lần nữa tôi lại lên thành phố làm ăn, dự định khi nào tích lũy được chút vốn thì lại chuyển về quê. Nhưng mấy năm nay việc làm ít, thu nhập giảm nên tới nay tôi vẫn chưa thể trở về quê như suy tính ban đầu.

Cách đây vài tháng, vợ tôi bị tai nạn. Vì không có tiền nên tôi đã phải vay anh em đồng nghiệp 15 triệu về quê đưa vợ đi viện. Trong thời gian nằm viện, tôi lại phát hiện cô ấy nhắn tin thân mật với một người đàn ông khác và còn xưng là vợ, là chồng. Tôi đã hỏi chuyện này là sao, cô ấy nói rằng đó chỉ là trong lúc buồn thì nhắn tin đùa cho vui thôi chứ không có chuyện gì cả. Thế nhưng xâu chuỗi các tin nhắn và nội dung tin, tôi không tin đó là chuyện đùa. Cô ấy còn bảo, nếu tôi không thích thì lần sau sẽ không làm như vậy nữa. Nhưng tôi nghĩ sẽ không tha lỗi cho cô ấy như những lần trước, tôi sẽ gửi đơn ra Tòa trong thời gian sớm nhất.

Thực sự lúc này tôi đang rất hoang mang và bế tắc. Liệu rằng quyết định của tôi có sai lầm hay không? vì nếu chúng tôi chia tay, con tôi sẽ bơ vơ, không có một gia đình trọn vẹn, còn nếu tôi tha thứ thì sợ rằng cô ấy lại vẫn “chứng nào tật nấy”.

VOV.Vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.

Tin khác

Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đợt vận động quyên góp, ủng hộ Nhân dân thành phố khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Ánh trăng nơi đầu sóng

Ánh trăng nơi đầu sóng

Tối 13/9, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Câu lạc bộ Dầu khí Trường Sa và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Chương trình tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của quân nhân, công nhân quốc phòng đang công tác tại Vùng 3 Hải quân.
Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.
Phiên bản di động