Cần xem xét cấp gia hạn tạm trú cho sư trụ trì chùa Cao
Pháp luật - Bạn đọc 08/09/2021 14:10
Lịch sử hình thành chùa Cao
Căn cứ bia kí và truyền thuyết dân gian, chùa Cao được khởi dựng vào thời tiền Lê (1460 - 1497). Sư tổ khởi lập là thiền sư Thích Thanh Quang, tục danh là Trần Viên Quang. Cụ từng làm quan trong triều nhà Lê, sau đó treo ấn từ quan để đi tu. Trên đường vân du qua dãy núi Phổ Đà, cụ gặp nhiều vượng khí thoát lên, quang cảnh sơn thủy hữu tình, trên núi xanh cao vời vợi, dưới sông nước mênh mang… Nhận thấy đây là vùng địa linh, cụ cùng dân bản địa lập thảo am để tu tập, sau mới xây cất thành chùa, cho chư tăng, phật tử quy y, cầu nguyện quốc thái dân an.
Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Cao được dùng làm nơi cất giấu kho bạc của Nhà nước. Năm 1950, xung quanh chùa bị Pháp chiềm đóng, lập vành đai trắng, dân làng phải tản cư ra vùng kháng chiến. Năm 1954 Nhân dân hồi cư về làng cũ, thấy cảnh hoang tàn đổ nát, mới thu nhặt gỗ lạt, rước tượng Phật, tượng Tổ xuống thờ tạm dưới đình làng, cử vãi lên trông nom chùa. Năm 1993, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Nhân dân làng Vĩnh An góp tiền của trùng tu lại chùa, đồng thời cung thỉnh thiền sư Thích Chí Thìn từ chùa Hương ra tác phúc. Ngày 11/3/1993, sư Thích Chí Thìn đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại ngôi Tam Bảo, từ đó khách thập phương về công đức. Đến ngày 11/3/1997, ngôi Tam Bảo được khánh thành, tượng Quan Âm Bồ Tát cao 11m được dựng lên trước sân chùa… Ngoài việc trùng tu xây dựng cơ sở vật chất nơi thờ tự, sinh hoạt làm nơi tu học, hành đạo, còn chú trọng công tác Phật sự như: phục vụ tín ngưỡng, tổ chức lễ hội, gậy dựng đạo tràng, hoằng dương Phật pháp, từ thiện xã hội, tiếp đón tăng ni, phật tử thiện tín thập phương về tham quan chiêm bái thành tích…
Nhà sư Thích Pháp Không có công sửa chữa, xây dựng chùa khang trang
Năm 2015, nhà sư Thích Minh Huyền giới thiệu nhà sư Thích Pháp Không về chùa. Nhân dân thôn Vĩnh An đồng ý, giao cho sư Thích Pháp Không trụ trì, giúp đỡ dân làng dâng hương, lễ Phật tại chùa Cao, trong tình trạng dột nát, đổ vỡ, không điện, nước… Trong suốt quá trình tu hành tại đây, nhà sư Thích Pháp Không cùng Nhân dân, các Phật tử thập phương xây dựng, sửa chữa chùa Cao trở nên khang trang.
Chùa Cao (Bàn Long Tự) |
Đến năm 2019, Nhân dân thôn Vĩnh An có đơn bảo lãnh, đề nghị với chính quyền địa phương cấp sổ tạm trú cho nhà sư Thích Pháp Không. Ngày 16/9/2019, nhà sư Thích Pháp Không được Trưởng Công an xã Hồng Sơn cấp sổ tạm trú số 240008967. Từ đó đến nay, nhà sư luôn chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giúp đỡ người dân khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt…
Theo một số Phật tử: “Không hiểu vì lí do gì, mà phía xã đang gây khó khăn, thậm chí còn định không gia hạn cho sư thầy. Vì trước khi sư thầy được nhà sư Thích Minh Huyền giới thiệu về chùa, thì trong cảnh hoang tàn. Qua nhiều năm, nhà sư Thích Pháp Không cùng Nhân dân sửa chữa, xây dựng nhiều hạng mục, đến nay chùa Cao trở nên đẹp và khang trang. Một số người muốn “nhăm nhe”, do sư thầy không có hộ khẩu tại đây”.
Khoản 1, Điều 17 Thông tư số 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an, về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, có hiệu lực thi hành từ ngày 28/10/2014, quy định rõ: “Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng kí tạm trú, theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và quy định tại Thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân, và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân, nhưng tối đa không quá 24 tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú, thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng, mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó, thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú…”.
Như vậy, sổ tạm trú có thời hạn tối đa 24 tháng, khi hết thời hạn nếu tiếp tục tạm trú, thì hộ gia đình/cá nhân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú phải đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn. Thời gian giải quyết là 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Được biết, trong tháng 8/2021, nhiều người cao tuổi trong xã có đơn gửi các cơ quan chức năng huyện Mỹ Đức và xã Hồng Sơn, đề nghị gia hạn tạm trú cho nhà sư Thích Pháp Không. Ngày 20/8/2021, nhà sư Thích Pháp Không cũng có đơn gửi Công an huyện Mỹ Đức và Công an xã Hồng Sơn, đề nghị được gia hạn tạm trú.
Tạp chí Ngày mới online, game bài đổi thưởng tiền that đề nghị Công an huyện Mỹ Đức và Công an xã Hồng Sơn xem xét, gia hạn tạm trú cho nhà sư Thích Pháp Không (tục danh Nguyễn Thanh Tân), bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật.
Khát nước sạch giữa lòng thủ đô Nhiều năm nay hàng trăm nghìn hộ dân phía Nam Hà Nội phải sống trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng. Họ khoan giếng, mua ... |