Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Cảm nhận về bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài báo “Dân vận” của Bác Hồ, được viết cách đây hơn 70 năm, vào ngày 15/10/1949, dưới bút danh X.Y.Z, đăng trên Báo Sự Thật, số 120.

Bài báo đã thôi thúc tôi đọc đi đọc lại nhiều lần để thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc, trọn vẹn những giá trị cốt lõi mà Bác muốn nó được lan truyền rộng rãi, đại chúng hơn, để nhiều người có điều kiện tiếp cận, hiểu về công tác dân vận hơn. Bác đã từng nhắn nhủ chúng ta: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều vì dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Nội dung bài “Dân vận” rất sâu sắc mà lại hết sức giản dị, thể hiện rõ phong cách và quan điểm viết báo của Người: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Với quan điểm đó được Bác nêu và lí giải với 4 vấn đề cơ bản, thiết thực, trọng yếu của xã hội trong công tác dân vận. Những giá trị đó cần được Đảng, Nhà nước ta kế thừa và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

0454 untitled

Các nội dung chính của bài báo đó là: 1-Nước ta là nước dân chủ; 2-Dân vận là gì?; 3-Ai phụ trách dân vận?; 4-Dân vận phải thế nào?

Nước ta là nước dân chủ:

Mở đầu bài báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại cho cán bộ, đảng viên về bản chất của Nhà nước ta: “Nước ta là nước dân chủ” Người nhấn mạnh, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ và dân làm chủ nghĩa là mọi quyền lực, quyền hành đều ở nơi dân, mọi lợi ích đều vì dân, mọi công việc đều do dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra, Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức, nên mọi việc làm mang đến lợi ích đều vì dân. Nước phải lấy dân làm gốc: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Như vậy, “Nước ta là nước dân chủ” chính là cơ sở, tiền đề có tính chất quyết định trong công tác dân vận. Đó cũng là lí do phải làm công tác dân vận.

Dân vận là gì?

Dân vận ở đây không phải là công tác vận động quần chúng mà là: “Dân vận là động viên tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho”. Dân vận không thể chỉ là khẩu hiệu, trước hết là phải giải thích cho mỗi người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho dân và nhiệm vụ của dân. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân lập kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, động viên và tổ chức toàn dân thi hành. Phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân trong quá trình thực hiện; cùng với dân kiểm tra lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.

Ai phụ trách dân vận?

Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức Nhân dân phải cùng nhau bàn tính kĩ càng, cùng nhau chia công rõ rệt, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó khăn... Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, làm cỏ… Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm. Theo Bác: “Những người phụ trách dân vận cần phải vắt óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”. Đó là những người luôn “tự mình phải làm gương mẫu, cần, kiệm, liêm chính, để Nhân dân noi theo” vì Nhân dân sẽ yêu quý, trân trọng và lắng nghe những người tuyệt đối trung thành với Đảng, có năng lực lãnh đạo, có tư cách, đạo đức, liên hệ mật thiết với dân, luôn gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của dân…

Dân vận phải thế nào?

Bác nêu cao tinh thần dân vận và khẳng định rằng: “Dân vận không phải là việc riêng của một người, một hai ban, ngành, đó phải là công việc của cả hệ thống chính trị”. Khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc dân vận. Cử ra một ban hoặc vài người, mà thường cử những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại. Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng.

Cuối cùng, Bác kết thúc bài báo với một câu hết sức chân lí, cụ thể “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Bác nhắc nhở, căn dặn bởi dân vận là mục tiêu, phương pháp vận động cách mạng, là mối quan hệ máu thịt của Đảng với Nhân dân. Bài báo chỉ có hơn 600 chữ nhưng hết sức súc tích, có giá trị to lớn về lí luận và thực tiễn, đề cập đầy đủ những vấn đề cấp thiết của xã hội trong công tác vận động quần chúng. Có thể nói “Dân vận khéo” là phải sát dân, phù hợp với đặc điểm, lợi ích của từng đối tượng, từng giai cấp… trong xã hội. Bài báo trở thành cẩm nang của cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận cho đến nay và mai sau. Có thể nói, đây là cương lĩnh hoàn chỉnh của Đảng về công tác dân vận.

Thấu hiểu tâm tư của Bác, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã thông qua cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết luôn xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” để xây dựng khối đại đoàn kết và sức mạnh dân tộc. Có thể thấy, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ngày nay được phát huy ví như đầu năm 2020 Việt Nam ta nói riêng và thế giới nói chung đang gồng mình chống dịch bệnh COVID -19. Đảng và Nhà nước ta tăng cường công tác dân vận, kịp thời triển khai nhiều chủ trương, giải pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID -19. Với các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể khẩn trương thực hiện, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần kỉ luật trong công tác phòng chống dịch bệnh. Công tác thông tin tuyên truyền… đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của người dân, cộng đồng trong phòng chống dịch COVID -19 và chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh đến thời điểm hiện nay. Toàn dân đã phát huy được tinh thần đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua khó khăn, thử thách này.

Lưu Thị Hương

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...
Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Tin khác

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động