Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Bốn thập kỉ bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư

Việc xét công nhận GS, PGS ở nước ta hình thành 3 cấp Hội đồng: Cấp cơ sở (trường - cụm trường, viện nghiên cứu), cấp ngành - liên ngành và cấp Nhà nước. Ứng viên nộp hồ sơ cho Hội đồng cơ sở để xét từ dưới lên.

Kì cuối: Những trăn trở...

Năm 2017, cả nước có hơn 100 Hội đồng cơ sở, 28 Hội đồng ngành - liên ngành, 1 Hội đồng cấp Nhà nước (nhiệm kì 5 năm). Mỗi cấp gồm nhiều GS, PGS, có bộ phận giúp việc. Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đương nhiệm. Hằng năm, sau khi có thông báo, các ứng viên tấp nập nộp hồ sơ như một trào lưu, chạy đua, không tránh khỏi tình trạng chạy chọt...

Về chất lượng khoa học và học thuật

Tiêu chuẩn công nhận GS, PGS ở nước ta quy định phải là Tiến sĩ (TS), có công trình khoa học, có trình độ ngoại ngữ, không nhất thiết phải có bài báo quốc tế (ISI/Scopus) mà vận dụng có đủ công trình khoa học, ít nhất 50% số công trình quy đổi từ các bài báo và 25% số công trình khoa học được quy đổi trong 3 năm cuối, có đủ số giờ đứng lớp, đã hướng dẫn 2 TS trở lên.

Đối với thế giới thì tiêu chuẩn bắt buộc phải có ISI/Scopus nhưng ở Việt Nam “được châm chước”, vô hình trung “bật đèn xanh” cho những công bố ít hiệu quả, hạ thấp tiêu chuẩn. Có GS được công nhận không từ bài báo khoa học mà là bài in ở Nội san (không phải là Tạp chí), hoặc bài đăng báo Nhân Dân. Sự “châm chước” dẫn đến tình trạng là các đợt phong hàm quá nửa số người không có công bố khoa học quốc tế trong khi thế giới áp dụng tiêu chí đó để đánh giá năng lực nghiên cứu. Mặt khác, Hội đồng phỏng vấn, phản biện không có GS nước ngoài tham gia...

Bốn thập kỉ bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư
Ảnh Internet

Đánh giá về đợt phong GS, PGS năm 2017, có nhà khoa học nhận xét: “Số người có công trình đăng bài báo quốc tế rất thấp”. Cụ thể: 56/85 GS có ISI/Scopus với tổng số 924 bài, 29/85 GS không có bài báo quốc tế. Công nhận 1.046 PGS chỉ có 609 ứng viên (53%) có bài báo ISI/Scopus. Trong 28 ngành có PGS thì 11 ngành không có bài báo quốc tế (khoa học xã hội: 13 PGS ngành luật, 22 PGS ngôn ngữ học). Trong 93 GS, PGS thuộc lực lượng vũ trang Nhân dân chỉ có 1 người có 1 bài báo quốc tế; 3/32 PGS của ngành GD&ĐT có bài báo quốc tế cũng chỉ với 4 bài; ngành Tâm lí học chỉ có 2/17 PGS có bài báo quốc tế; ngành Triết học - Xã hội - Chính trị học có 26 PGS chỉ 2 người có bài báo quốc tế. Đợt năm 2017 tiêu chuẩn xét GS, PGS thấp hơn tiêu chuẩn xét công nhận TS. Nếu thực hiện theo chuẩn mực quốc tế thì các đợt công nhận GS, PGS hằng năm chỉ đạt 40% - 45 % tổng số ứng viên.

GS Đào Trọng Thi, cựu Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét: “Quy trình, tiêu chuẩn công nhận hiện nay “có vấn đề”. Ông lấy làm lạ là “những điều thế giới cần thì Việt Nam không quan tâm mà chỉ quan tâm đến hình thức, thủ tục và số lượng…”.

Chức năng của GS, PGS là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thế nhưng…

Lẽ thường, học hàm GS, PGS dành cho những người chuyên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, mang tính chuyên gia. Đánh giá năng lực GS, PGS trên hai tiêu chí quan trọng nhất là năng lực đào tạo (giảng dạy) và nghiên cứu. Đội ngũ này chịu trách nhiệm về hướng phát triển một ngành, một lĩnh vực tại cơ sở đang hoạt động. Trên thế giới không ở đâu quy định GS, PGS có chức năng quản lí Nhà nước, họ không công nhận những người không trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu.

Ở Việt Nam, có nhiều GS, PGS tâm huyết, giàu trí tuệ, cống hiến cho đất nước trong lĩnh vực giáo dục, y học, khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, do cơ chế xét, bổ nhiệm “vừa chặt chẽ vừa dễ dãi” qua nhiều năm phong ồ ạt dẫn đến “đồng thau lẫn lộn”, mang tính vinh danh nhiều hơn mang tính khoa học. Không ít người sắp về hưu cũng nỗ lực “phấn đấu”, nhiều công chức trong các cơ quan hành chính cũng “chạy thủ tục” để có học hàm. Nhà nước tổ chức vinh danh trọng thể nhưng ít đề cao chức năng phục vụ.

Ở các nước phát triển - đặc biệt là Mỹ - GS, PGS nhất thiết phải là người giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp. Nhiều quốc gia không có HĐGSNN như nước ta. Việc công nhận học hàm do nhà trường, cơ sở nghiên cứu xét, quyết định. Nhà nước chỉ xây dựng tiêu chí “cứng”, ban hành chính sách. Danh vị GS, PGS là nhu cầu của nhà trường, của ngành, nơi họ làm việc chứ không phải GS, PGS của cả nước. Khi nghỉ hưu, nếu không tham gia giảng dạy, nghiên cứu thì không còn chức danh GS, PGS.

Ở Việt Nam, GS, PGS như một tước vị suốt đời. Khi tại chức được hưởng phụ cấp 45% lương cơ bản, phụ cấp thâm niên, được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, được kéo dài thời gian làm việc. Về hưu và khi qua đời vẫn được vinh danh GS, PGS. Cuộc chạy đua để có học hàm thể hiện khát vọng, ý chí của rất nhiều người nên nảy sinh không ít tiêu cực. Trước khi lập hồ sơ, nhiều ứng viên “chạy” điểm (bài báo, số giờ lên lớp, quy đổi công trình khoa học…) mà Hội đồng chỉ căn cứ kê khai chứ không thể đi xác minh. Có những ứng viên “sao kê” cả số giờ nói thời sự, giảng nghị quyết để tính điểm. Việc mua, bán điểm ở một số Hội đồng không phải là không có. Tình trạng thuê viết luận án, thuê làm công trình, thuê viết bài báo cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”.

So với quốc tế, Việt Nam có cách làm “không giống ai”. Theo chuẩn mực GS phải viết sách, có đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Ở ta, nhiều người được công nhận hàng chục năm sau không có công trình khoa học, không viết sách cũng chẳng sao (?). Có vị viết ra sách nhưng không ai đọc, không áp dụng được vào cuộc sống. Tiêu chí không cần có bài báo ISI/Scopus là sự dễ dãi, công nhận nhiều GS, PGS là cán bộ, công chức giữ cương vị lãnh đạo, quản lí ở cơ quan hành chính cũng là đặc điểm “không giống ai”. Với những người này, danh vị học hàm chỉ còn là cái mác như đồ trang sức. Vì vậy, có đợt phong GS, PGS cho nhiều quan chức, trong đó có cả Bộ trưởng, Thứ trưởng, tướng lĩnh. Đó là những người hằng ngày “bơi trong biển công việc”, họp hành chóng mặt, đi nước ngoài nước trong còn đâu thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn Tiến sĩ…

Sau khi có khoảng 20% - 25% số GS, PGS qua đời hoặc giải nghệ thì hiện cả nước có khoảng trên 9.000 GS, PGS; nhưng tính đến năm 2019 các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu cấp Nhà nước chỉ có 619 GS, 4.831 PGS trực tiếp hoạt động theo tiêu chí còn là làm lãnh đạo, quản lí trong khi các nhà khoa học thực thụ, sáng tạo lớn thua kém xa thế giới, khu vực.

Nước ta cũng có hơn 30.000 tiến sĩ nhưng chỉ có 38% làm công tác giảng dạy, nghiên cứu còn lại là công chức, viên chức Nhà nước, làm ở doanh nghiệp hoặc hoạt động tự do. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ số văn bằng bảo hộ cấp chứng chỉ sáng chế năm 2017 cả nước có 1.746 (cấp trong 5 năm) tăng 60% nhưng chỉ bằng 1/3 Thái Lan và Singapore, 1/11 Malaysia, 1/1.240 Hàn Quốc, 1/3.170 Trung Quốc.

Mặc dù nước ta có hơn 400 trường đại học, cao đẳng, tầng lớp trí thức đông hơn nhiều quốc gia khác (cao hơn Nhật Bản), trải qua hơn 35 năm đổi mới và 4 cuộc cải cách giáo dục nhưng cho đến nay rất hiếm các trường đại học đạt chuẩn quốc tế, nếu có xếp hạng cũng ở vị trí rất xa (ngày 2/9/2021 tổ chức Times Higher Education (THE) xếp hạng 5 cơ sở đại học của ta thì 2 trường Tôn Đức Thắng, Duy Tân được xếp gần cuối tốp 500; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội được xếp hạng tốp 801… đến 1.201…của thế giới).

Trong khi đó, nhiều người dân không phải là TS, GS, PGS nhưng có hàng loạt phát minh sáng chế đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội bất ngờ: Từ máy ép củi trấu, hệ thống phun tưới nước tự động, máy tẽ ngô, máy bóc lạc, máy gặt đập liên hợp đến mô hình trực thăng, tàu điện ngầm, di dời công trình xây dựng… lại do những cái đầu và trái tim người lao động chân đất, học vấn xa vời so với các vị TS, GS, PGS (!?)...

Bốn thập kỉ Bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư Bốn thập kỉ Bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư

Nhà nước ta chủ trương phong học hàm Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS) từ năm 1976. Năm 1980 Chính phủ quyết định công ...

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động