Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Bốn thập kỉ Bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư

Nhà nước ta chủ trương phong học hàm Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS) từ năm 1976. Năm 1980 Chính phủ quyết định công nhận đợt đầu. Từ đó, cứ đến hẹn lại lên, một hoặc hai năm một đợt, các ứng viên lập hồ sơ trình lên 3 cấp Hội đồng xem xét, công nhận…

Kì 1: Một trào lưu “liên tục phát triển...”

Đến hẹn… nhiều thêm!

Đến nay đã có 27 đợt phong hàm GS, PGS với khoảng gần 12.500 người. Gần đây nhất là ngày 26/12/2020 trao quyết định cho 339 ứng viên (39 GS, 300 PGS). Trước đó, đợt 26 ngày 6/2/2018 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng kí công nhận đợt năm 2017 kỉ lục trong 40 năm qua. Đây là đợt Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) công nhận tiêu chuẩn GS, PGS cho 1.131 người, mức cao nhất mà dư luận xã hội cho là cuộc “chạy đua nước rút theo chuyến tàu vét 174” trước khi Quyết định số 174/ QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực…

Như vậy, kể từ đợt đầu xét công nhận GS, PGS và theo đồ thị thì lần sau nhiều hơn lần trước như một trào lưu “liên tục phát triển”. Từ khi có Quyết định số 174 “Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư” và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 174” thì càng gia tăng.

Trước năm 1990, bổ nhiệm học hàm do Thủ tướng kí công nhận, sau đó Chính phủ giao cho HĐGSNN. Đó là một nguyên nhân dẫn đến trào lưu bổ nhiệm có những đợt ồ ạt, vượt trội. Ví dụ: Trong đợt 1991-1992 có 1.900 người được công nhận (400 GS, 1.500 PGS) là số lượng cao hơn tổng số 10 năm trước đó Thủ tướng kí bổ nhiệm. Còn trong 10 năm gần đây: 2010 (967 người), năm 2011 (592 người), năm 2012 (631 người), năm 2013 (749 người), năm 2014 (822 người), năm 2015 (681 người), năm 2016 (931 người) và năm 2017 (1.131 người), năm 2020 (339 người). Các địa phương có nhiều trí thức được phong là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Thanh Hóa…

Bốn thập kỉ Bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư
Ảnh minh hoạ Nguồn: Internet

Năm 2016 cả nước công nhận 931 người, riêng Hà Nội 467 người (chiếm 66%), TP Hồ Chí Minh có 139 (chiếm 20%), còn 61 địa phương khác chỉ có 97 người (chiếm 14%). Các ngành có nhiều nhất GS, PGS là Y học, Hóa học, Khoa học quân sự, Khoa học trái đất, Vật lí… mà dư luận cho là “Việt Nam lạm phát Giáo sư…"

Xung quanh “kỉ lục” mang số hiệu 174…

Sở dĩ năm 2017 có mức “kỉ lục” công nhận GS, PGS được nhà chức trách khẳng định do sắp tới Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành tiêu chí mới với những quy định chặt chẽ, khắt khe hơn trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế chứ không còn tiêu chí quốc nội. Vì thế, HĐGSNN do ông Phùng Xuân Nhạ làm Chủ tịch thông báo đợt năm 2017 kéo dài thời gian nộp hồ sơ thêm 6 tháng. Các ứng viên nhộn nhịp hoàn thiện, bổ sung hồ sơ, bài báo, công trình khoa học, kê khai giờ lên lớp…

Đây là cơ hội cho cuộc chạy đua nước rút đi tới đỉnh “Fan-xi-păng” học hàm theo tiêu chí 174. Cuộc chạy đua đến mức, năm 2017 có tới 1.537 ứng viên tự cho là “đủ tiêu chuẩn”. Trong 2 tháng, HĐGSNN xem xét loại 311 trường hợp rồi báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép công nhận 1.226 người. Trong quá trình ấy, xuất hiện nhiều đơn khiếu nại, tố cáo khiến Thủ tướng phải chỉ đạo “rà soát lại, yêu cầu làm nghiêm túc, đánh giá chất lượng thực chất”. HĐGSNN tiếp tục rà soát loại thêm 95 ứng viên (trong đó có 1 vị Bộ trưởng) để nhanh chóng kí bổ nhiệm 1.131 GS, PGS.

Đáng chú ý là đợt 26 năm 2017 “kỉ lục” ấy, HĐGSNN dự kiến phong 1.226 ứng viên (đã trải qua Hội đồng 3 cấp xét duyệt) tỉ lệ đạt 79,8% (cao hơn năm 2016 là 3,3%), tỉ lệ bị loại 20,2% (năm 2016 là 23,5%). Còn về chất lượng, lấy bài báo quốc tế (ISI/Scopus) làm chuẩn thì 1.226 ứng viên có 5.136 bài (năm 2016 là 2.504 bài). Trung bình ISI/Scopus là 4,3 bài/ứng viên (năm 2016 là 3,5 bài). Tuy nhiên, 5.136 bài báo quốc tế chỉ do 588 người viết, còn 638 người (52%) không có ISI/Scopus, thể hiện chất lượng rất thấp so với mặt bằng quốc tế. Đó là chưa nói đến những tiêu cực như “đạo luận văn”, “mua xuất bản”, ngụy tạo số liệu, ngụy khoa học. Một số ứng viên sau khi có đơn tố cáo đã “tự nguyện” rút hoặc Hội đồng loại...

Đợt công nhận năm 2017 được quan tâm rất lớn của giới trí thức và Nhân dân, nhiều tranh cãi xung quanh chất lượng và sự ngộ nhận về chức danh. Có người bình luận: “Ở Việt Nam, GS, PGS mang tính vinh danh nhiều hơn là khoa học”. Trong nhiều lần phát biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thường trăn trở về chất lượng và hiệu quả các công trình nghiên cứu. Năm 2015, Việt Nam công bố có 2.000 báo cáo quốc tế nhưng nhìn sang các nước thì vẫn ít ỏi (Malaysia có 100.000, Trung Quốc 260.000, Mỹ là 500.000…) công trình khoa học công bố quốc tế.

Ngày 31/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/QĐ-TTg Quy định về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS… sát hơn với tiêu chuẩn quốc tế nên đợt xét năm 2020 có tiến bộ hơn. Với 87 Hội đồng ở 3 cấp xem xét 542 ứng viên, cuối cùng công nhận 339 người (39 GS, 300 PGS) chiếm 60,7 % ứng viên đăng kí. (còn nữa)

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động