Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Bác Vũ Oanh - nhà lãnh đạo tài năng

Đầu năm 2009, viết xong cuốn hồi ức “Qua những chặng đường dựng nước, giữ nước, đổi mới và xây dựng đất nước”, bác Vũ Oanh muốn Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cho lời giới thiệu về bản thân mình.
Bác nhờ tôi đến gặp Đại tướng. Khi đi, tôi mang theo dự thảo lời giới thiệu. Bác Vũ Oanh là người rất khiêm tốn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người rất cẩn thận khi viết, khi nói nên bản dự thảo viết khá khiêm nhường. Tuy vậy việc liệt kê hơn chục chức vụ của bác, kể việc làm từ Hà Nội chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đến năm 2009 cũng làm tôi hơi lo, không biết Đại tướng có duyệt cho không. Nhiều lần soạn bài cho Đại tướng, viết về Đại tướng, tôi biết Đại tướng thận trọng từng chữ khi nhận xét về một con người.

Đến nơi làm việc, Đại tướng vui vẻ đón tiếp, chân tình hỏi han sức khoẻ bác Vũ Oanh rồi vào việc luôn. Bản dự thảo lời của Đại tướng viết gọn trong một trang. Đại tướng đọc một lượt rồi đặt xuống, trầm ngâm suy nghĩ, ánh mắt nhìn xa xăm qua cửa sổ văn phòng. Ông chậm rãi nói:

- Tôi nhớ mãi anh Vũ Oanh, người thanh niên trí thức, nho nhã dẫn đầu đoàn đại biểu Hà Nội dự Đại hội Quốc dân Tân Trào. Mới ngoài hai mươi tuổi, anh đã làm Chánh Văn phòng Tổng Quân uỷ trung ương ở chiến khu Việt Bắc, một con người thông minh, chăm làm, ham học.

Bác Vũ Oanh phát biểu tại một Hội nghị.
Bác Vũ Oanh phát biểu tại một Hội nghị.

Đại tướng kể cho tôi nghe hoạt động của Tổng Quân uỷ Trung ương ở chiến khu Việt Bắc hơn 60 năm trước, nhấn mạnh yêu cầu học hỏi, nghiên cứu, khen ngợi Chánh Văn phòng Quân uỷ năng nổ tổ chức các lớp học, các lớp tập huấn, tiếp thu nhanh và sâu các kiến thức được học.

Trong tâm trạng thanh thản, Đại tướng bắt đầu đặt bút sửa lời nói cho cuốn hồi ức của bác Vũ Oanh. Ngay câu đầu tiên, ông đã viết lại rõ ràng: “Đồng chí Vũ Oanh đã sớm giác ngộ tham gia cách mạng, qua 65 năm hoạt động đã trở thành một người Cộng sản mẫu mực, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng có phẩm chất và tài năng”. Tiếp theo là kể lại các công việc bác Vũ Oanh đã làm, những lời nhận xét chân tình, sâu sắc. Đại tướng kí tên, đưa cho tôi bài viết.

Ra về, tôi mừng khi thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bác Vũ Oanh mỗi người một lĩnh vực công tác, ít gặp nhau nhưng trong tình cảm vẫn gắn bó sắt son, hiểu nhau cặn kẽ. Tôi tâm đắc nhất lời nhận xét của Đại tướng về bác Vũ Oanh: Một cán bộ lãnh đạo cấp cao tài năng.

Từ thuở tham gia hoạt động cách mạng trong giới học sinh, sinh viên, chất “thủ lĩnh” đã toát ra trong hành vi, lời nói của Vũ Oanh. Khoá học 1939-1943, là học sinh quê Hải Dương, thi đỗ Trường Bưởi, Hà Nội, bác đã đứng ra tập hợp các bạn học thân thiết thành lập đội Ngô Quyền để noi gương các bậc danh nhân tiền bối. Đội thành lập tháng 9/1940, là tổ chức yêu nước bí mật, cách mạng có xu hướng mác xít đầu tiên hoạt động trong Trường Bưởi. Lúc đó bác Vũ Oanh mới 16 tuổi. Hoạt động tích cực ở đội Ngô Quyền, bác và các đồng đội bắt liên lạc với Đảng, được kết nạp vào Đoàn thanh niên cứu quốc, thành viên của Mặt trận Việt Minh Hà Nội do Đảng thành lập và được giao làm Bí thư. Tháng 9/1942, tròn 18 tuổi, bác Vũ Oanh được kết nạp vào Đảng. Từ đây hoạt động của bác có định hướng rõ ràng, tài năng của bác được phát huy.

Tham gia Ban Chấp hành Việt Minh TP Hà Nội, bác Vũ Oanh được cử làm Chủ nhiệm Việt Minh thành phố. Trên cương vị công tác này, bác tích cực tuyên truyền, vận động, kết nạp nhiều công nhân, thanh niên vào Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng số lượng ngày càng lớn ở Hà Nội để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền. Tháng 7/1945, bác được Xứ uỷ Bắc Kỳ chỉ định làm Trưởng đoàn Đại biểu Nhân dân cách mạng Hà Nội đi dự Hội nghị Tân Trào, sau đó tham gia lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, bác Vũ Oanh được Trung ương giao làm Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam. Năm 1947, bác được điều sang làm Chánh Văn phòng Tổng Quân uỷ, vào quân đội “trường học lớn của cuộc đời”, như bác nói, làm việc trực tiếp với Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đồng chí Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Trần Tử Bình,… Công tác tại Văn phòng, bác tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu về chính trị, quân sự, công tác Đảng, công tác tham mưu chiến lược, tổ chức chiến dịch, chiến thuật… Những kiến thức này giúp bác rất nhiều khi tham gia lãnh đạo, chỉ huy Đại đoàn Đồng Bằng, với tư cách Phó Chính uỷ, đánh thắng thực dân Pháp trong chiến dịch giải phóng Hoà Bình, ở vùng địch hậu Liên khu 3 (gồm các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình), đánh thắng quân Pháp trong các cuộc càn quét của chúng vào căn cứ của ta.

Được giao làm Cục trưởng Cục Địch vận, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Đánh địch mà thắng là giỏi, không đánh địch mà thắng càng giỏi hơn, đó là công tác địch vận”, bác nắm chắc tình hình các chiến trường, viết tài liệu “Công tác binh vận là một nhiệm vụ chiến lược”, tập huấn cán bộ, tổ chức lực lượng tinh nhuệ đi các chiến trường, coi trọng công tác binh vận ở miền Nam sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960), bác Vũ Oanh được Trung ương điều về Ban Tổ chức Trung ương, làm Phó Trưởng ban, trực tiếp phụ trách khối công tác nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Cùng tập thể chuyên viên của Ban trong 25 năm công tác, bác đã dành nhiều công sức giúp Trung ương giải quyết vấn đề củng cố tổ chức cơ sở Đảng, đặc biệt là chi bộ, đảng bộ ở nông thôn. Trong quan niệm của bác, làm tốt công tác cán bộ ở mọi cấp, mọi ngành thì nhiệm vụ quan trọng khác: Kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh, văn hoá, ngoại giao đều được đẩy mạnh, hoàn thành tốt. Những điều học hỏi được trong một phần tư thế kỉ làm công tác tổ chức Đảng đã giúp bác tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu để những năm sau đó đảm đương chức vụ cao hơn có những sáng tạo có giá trị to lớn, phổ biến trong toàn Đảng, toàn dân.

Khi được cử sang Campuchia giúp bạn xây dựng hệ thống chính trị các cấp, với tư cách là Phó trưởng Ban B.68, bác Vũ Oanh đề xuất với Trung ương Đảng phương châm giúp bạn là “địa phương giúp địa phương, bộ giúp bộ, ngành giúp ngành”. Nguồn lực quốc gia lúc đó hạn hẹp, lạm phát đến ba con số, đời sống Nhân dân khó khăn trăm bề, Mỹ đang cấm vận ta. Còn Campuchia mới thoát khỏi chế độ diệt chủng, đất nước không hàng hoá, không tiền tệ, không trường học, không bệnh viện, giúp Nhân dân bạn trước hết là lương thực thực phẩm để cứu đói, giống cây trồng, vật nuôi để phục hồi sản xuất, những cái chỉ có đi tận cơ sở thì mới giải quyết được. Phương châm giúp bạn mà bác Vũ Oanh đề xuất nhờ sát thực tế nên mau chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả cao trong 10 năm (1979-1989), ta giúp bạn hồi sinh và phát triển đất nước.

Hoàn thành nhiệm vụ giúp Campuchia, về nước, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khoá V, bác Vũ Oanh được cử làm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương trong hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp trì trệ, năng suất thấp, nông dân đói kém. Lúc này ở tỉnh Vĩnh Phúc và nhiều địa phương miền Bắc có hiện tượng “khoán chui” và người đề xướng cùng hàng trăm đảng viên đã bị kỉ luật. Là người từng làm công tác xây dựng cơ sở Đảng, trước hiện tượng đó, bác Vũ Oanh đã đến nhiều cơ sở để tìm hiểu. Điều bác nhận thấy là ở những nơi thực hiện “khoán chui”, nông dân hăng hái sản xuất, năng suất, sản lượng tăng cao, đời sống Nhân dân khấm khá hơn. Tiếp tục đi sâu nghiên cứu ở TP Hải Phòng, các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh,… bác thấy rõ lòng dân muốn tháo gỡ sự ràng buộc sức lao động, muốn được làm chủ ngay trên mảnh ruộng của mình, muốn thực hiện khoán sản phẩm cụ thể.

Trở về cơ quan, bác viết báo cáo gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư nói rõ kết quả sản xuất ở nơi thực hiện khoán, cần thiết phải củng cố cơ sở Đảng ở nơi thực hiện khoán. Mặc dù có ý kiến không đồng tình với việc khoán sản phẩm ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nhưng trước thực tế khả quan của khoán, Ban Bí thư quyết định ban hành Chỉ thị 100 cho mở rộng khoán. Bác Vũ Oanh coi đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế quản lí nông nghiệp, mở ra cục diện mới cho nông nghiệp Việt Nam phát triển, cải thiện bước đầu đời sống của người nông dân.

Từ Chỉ thị 100, để tiếp tục hoàn thiện việc thực hiện khoán, bác Vũ Oanh cùng các cán bộ dưới quyền, chuyên viên trong Ban Nông nghiệp Trung ương nghiên cứu, xây dựng, tham mưu cho Ban Bí thư ra nhiều chỉ thị quan trọng, đồng thời là người chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ thị này. Chỉ thị 19 về hoàn thành điều chỉnh ruộng đất, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Nam Bộ. Chỉ thị 29 về đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức nông lâm kết hợp. Chỉ thị 35 về khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Chỉ thị 50 về kiện toàn đơn vị quốc doanh trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Chỉ thị 56 về củng cố tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền núi. Chỉ thị 65 về củng cố xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thuỷ sản, nông-lâm-diêm nghiệp và ngành nghề ở miền biển. Chỉ thị 67 về cải tiến quản lí, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Hệ thống chỉ thị của Ban Bí thư có tác động mạnh mẽ đến nông thôn cả nước, đưa lại kết quả to lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy và hoàn thiện quản lí nông nghiệp, là tiền đề quan trọng đến năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 khẳng định khoán sản phẩm trong nông nghiệp, hoàn thiện triển khai cải tiến quản lí trong nông nghiệp.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bác Vũ Oanh được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Ban Bí thư và được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Trên cương vị công tác này, bác đề xuất với Trung ương Đảng phải đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất cho người lao động để tạo động lực cho quần chúng tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế. Phải chấp nhận quy luật phát triển của nền kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường, có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Rồi bác cùng Ban Kinh tế Trung ương và một số cơ quan soạn thảo nội dung Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VI) về giá, lương, tiền và đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Được bầu vào Bộ Chính trị khoá VII một thời gian, bác phát biểu công khai cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình. Cần phải thừa nhận kinh tế tư bản nhà nước, để tư bản nước ngoài đầu tư vào sẽ giúp chúng ta kinh nghiệm làm ăn, tiếp thu công nghệ mới, cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại. Những đề xuất của bác Vũ Oanh lúc đó đã được áp dụng rộng rãi, trở thành quy luật phát triển, nhưng vào những năm cuối 80 thế kỉ nước, những đề xuất đó bị không ít người, có cả người giữ cương vị lãnh đạo cao phản đối. Vững tin ở mình, nhận rõ xu thế phát triển, bác kiên trì thuyết phục đồng chí của mình tán thành, ủng hộ và cho triển khai thực hiện.

Làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, Kế hoạch, Ngân sách của Quốc hội, bác Vũ Oanh đã có công lớn trong việc hoạch định các chiến lược: Phát triển công nghiệp, mở rộng xuất khẩu, du lịch, đi tắt đón đầu, thực hiện khoa học, kĩ thuật tiên tiến, công nghệ cao, kinh tế biển, kinh tế rừng ở trung du và miền núi, quân đội làm kinh tế. Đặc biệt trong công tác đối ngoại và triển khai bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, sau các chuyến đi thực tế ở các tỉnh biên giới phía Bắc, bác về báo cáo với các đồng chí lãnh đạo cấp cao, cung cấp những tư liệu, những dẫn chứng thực tế sinh động, giúp cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước thấy rõ cần phải bình thường hoá với nước bạn. Đầu năm 1990, bác được Trung ương cử đi Trung Quốc, mở đầu việc nối lại quan hệ bình thường với Trung Quốc.

Tháng 11/1989, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho bác Vũ Oanh làm Trưởng ban Dân vận. Nhận nhiệm vụ mới, điều đầu tiên bác nghĩ tới là cần đổi mới công tác dân vận cho phù hợp với tình hình mới, khi toàn Đảng, toàn dân ta bước vào công cuộc đổi mới, mọi hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Muốn đổi mới công tác dân vận cần phải có nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bác trao đổi với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thường trực Ban Bí thư Nguyễn Thanh Bình và các đồng chí trong Ban Bí thư đều nhận được ý kiến tán thành. Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đang trăn trở nhiều về công tác dân vận và nhất trí phải có nghị quyết về lĩnh vực này. Hội nghị Ban Bí thư nhất trí chủ trương ra Nghị quyết. Thường trực Ban Bí thư quyết định thành lập Ban soạn thảo, thành phần là lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, do bác Vũ Oanh làm Trưởng ban. Bác cũng là người trực tiếp chỉ đạo Tổ biên tập dự thảo Nghị quyết. Quá trình biên soạn dự thảo Nghị quyết đã xác định được những quan điểm cụ thể, nội dung công tác dân vận, phương pháp thực hiện các nội dung công tác, cơ chế hoạt động trong công tác dân vận theo tinh thần đổi mới của Đảng. Trong đó quán triệt sâu sắc tư tưởng “lấy dân làm gốc”, thúc đẩy được phong trào thi đua yêu nước sôi nổi trong Nhân dân, tập hợp được lực lượng các tầng lớp nhân dân vào tổ chức, xác định trách nhiệm của Đảng, chính quyền trong công tác dân vận. Ngày 27/3/1990, bản Nghị quyết đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, với chủ đề “Đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân” (được gọi là Nghị quyết 8B).

Được Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công tham gia là thành viên Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bác Vũ Oanh đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Quốc hội vững mạnh, làm đúng chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta, xây dựng Chính phủ đủ sức đảm đương nhiệm vụ hành pháp, củng cố, nâng cao chất lượng bộ máy hành chính ở cả bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã, xây dựng nền tài chính vững mạnh.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 8B, bác Vũ Oanh tham gia chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của nhiều thành viên trong hệ thống chính trị của nước ta khi bước vào công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI. Đổi mới công tác của MTTQ Việt Nam để Mặt trận giữ được vai trò to lớn trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới hoạt động, kiện toàn tổ chức các cấp của Hội Nông dân Việt Nam theo tinh thần dân chủ, đoàn kết, vững mạnh. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo quan điểm phát huy nhân tố con người, phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, chăm lo giải quyết những vấn đề xã hội, giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích của toàn xã hội. Song song với việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn địa phương là khôi phục, thành lập các công đoàn ngành các ngành: Thuỷ sản, thương mại du lịch, mỏ địa chất, cơ khí luyện kim, điện tử, giao thông vận tải, ngân hàng, quân đội, viên chức.

Cũng trong giai đoạn bác Vũ Oanh làm Trưởng ban Dân vận Trung ương, với nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của cựu chiến binh, của người cao tuổi, bác đã đề xuất, tham mưu cho Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Đại tá Lê Liên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.
Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.
Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Tin khác

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.
Xem thêm
Phiên bản di động