Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Bà Chúa thơ Nôm và lễ hội Trò trám

Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương vốn chứa nhiều bí ẩn về cuộc đời, sự nghiệp, trong đó có cả nhân duyên, tình yêu của bà với ông Tổng Cóc. Mối nhân duyên này mặc dù ngắn ngủi, nhưng chứa đựng nhiều bí ẩn cần giải mã. Bài viết này nhằm cung cấp một góc nhìn khác, về sự liên quan giữa phong cách thơ của bà Chúa thơ Nôm, với các ca từ xuất hiện trong lễ hội Trò trám ở một vùng quê, mà bà Chúa thơ Nôm từng làm dâu ở đó một thời gian ngắn ngủi…

Theo các tư liệu nghiên cứu, đặc biệt mới đây, trong cuốn Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương của tác giả Nghiêm Thị Hằng (Nhà xuấn bản Hồng Đức), cho biết thông tin rất cụ thể: Bà chúa thơ Nôm là con gái độc nhất của cụ đồ Hồ Phi Diễn, người quê Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cụ đồ Hồ Phi Diễn có người vợ cả ở quê, nhưng không sinh con. Sau khi người vợ cả chết, cụ đồ Hồ Phi Diễn lang bạt ra Bắc dạy học. Trong thời gian lưu lạc mở lớp dạy học, cụ Hồ Phi Diễn gặp và lấy người phụ nữ họ Hà quê Bắc Ninh làm vợ, sinh một con gái đặt tên là Hồ Phi Mai, có nghĩa là hoa mai bay trên hồ, biểu tự là Xuân Hương. Như vậy, bà Chúa thơ Nôm tên thật là Phi Mai, Xuân Hương là tên tự (tên chữ).

Bà Chúa thơ Nôm có mối tình với ông Nguyễn Bình Kình, người làng Gáp, nay thuộc xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ông Nguyễn Bình Kình là người giỏi cả văn, cả võ, khi đi lính làm đến chức Đội, nên gọi là Đội Kình. Khi về quê nhà, ông làm đến chức Phó Chánh tổng, nên gọi là Tổng Kình. Thuở nhỏ, ông được gia đình gọi là Cóc, có lẽ để cho dễ nuôi. Trước khi có mối tình với bà Chúa thơ Nôm, ông Tổng Kình đã có hai bà vợ ở quê. Ông vốn là người hào hoa, thường thích giao du đây đó, gặp bạn văn thì đối đáp văn chương, thơ phú; gặp bạn võ thì tỉ thí võ nghệ. Khi gặp nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hai người thường đối đáp bằng thơ, từ đó nảy sinh mối tình, kết lại bằng mối nhân duyên. Ngày xuân năm 1801, bà Chúa thơ Nôm cùng ông Tổng Kình du Xuân về làng Gáp, tham dự lễ hội Trò trám, tình cảm giữa hai người càng thêm nồng thắm, sâu đậm. Sau đêm tháo khoán ở lễ hội Trò trám, năm sau (năm 1802) ông Tổng Kình rước bà Chúa thơ Nôm về làm vợ lẽ (vợ thứ ba) trong thời gian ngắn ngủi, có hai năm, với bao khúc nhôi, cay đắng từng được thốt lên thành thơ: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/Người đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”; “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/Cầm bằng làm mướn, mướn không công”. Ông Tổng Kình cũng vì đó chán chường với gia cảnh, thường bỏ nhà đi du ngoạn các nơi… Khi chủ động chia tay ông Tổng Kình sau hai năm chung sống, bà Chúa thơ Nôm để lại bài thơ “Khóc ông Tổng Cóc” nổi tiếng: “Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi/Thiếp bén duyên chàng có thế thôi/Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé/Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”.

Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương (ảnh minh họa – IT)
Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương (ảnh minh họa – IT)

Lại nói quê hương ông Tổng Kình là làng Gáp, có lễ hội Trò trám (còn gọi là Linh tinh tình phộc) độc đáo. Lễ hội này nhằm ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực rất cổ xưa của dân tộc Việt. Ở đây có ngôi miếu cổ gọi là Miếu Trò, xưa kia nằm trong rừng trám rậm rạp. Do đó, lễ hội này được gọi là Trò trám. Lễ hội có hai phần Lễ và Hội. Phần Hội gồm rước lúa thần và trình trò “Tứ dân chi nghiệp”, hay còn gọi là “Bách nghệ khôi hài”, do phường Trám diễn xướng. Đặc điểm của Hội là: trò, vè, hí tiếu, trêu, ghẹo, múa vui. Trò Tứ dân chi nghiệp lấy cốt là diễn lại các nghề của bốn giai cấp đặc trưng gồm: Sĩ – Nông – Công – Thương. Song, trong các hành động, lời hát đều mang tính ẩn dụ, hài hước và đều quy về phồn thực. Phần Lễ có các thủ tục: Cáo tế, dâng sớ và tâm điểm là lễ Mật. Hết phần tế, cũng là lúc giờ tốt đã điểm. Giờ tốt trong lễ hội này nhằm chính Tý, tức 0 giờ (24 giờ đêm), là thời khắc cử hành lễ Mật. Lúc này bên trong miếu, cụ Thủ từ ngồi trước điện thờ, gẩy cây đàn Giằng Xay rồi hát thờ. Hát xong, cụ trèo lên trên điện thờ, lấy ra hai linh vật gồm: Nõ (tượng trưng cho sinh thực khí của nam), Nường (tượng trưng cho sinh thực khí của nữ), rồi đưa cho đôi trai gái được chọn để hành lễ Mật. Đèn, nến trong miếu, ngoài sân tắt hết. Trong đêm tối mịt mùng, đôi nam nữ cầm linh vật quay mặt vào nhau, cụ Thủ từ hô “Linh tinh tình phộc” 3 lần. Sau mỗi lần hô, người nam cầm sinh thực khí nam đâm vào sinh thực khí nữ do người nữ cầm. Nếu đâm trúng cả 3 lần, năm ấy sẽ được mùa, cả làng đều nhân khang vật thịnh; nếu đâm trượt, thì năm đó là một năm khốn khó. Ở đây, động thái “Linh tinh tình phộc” tượng trưng cho phút khởi nguyên của một đời người, một sự việc, hiện tượng…

Màn Cấy lúa trong trò “Tứ dân chi nghiệp)
Màn Cấy lúa trong trò “Tứ dân chi nghiệp)

Sau thời khắc nghi thức “Linh tinh tình phộc”, cụ Thủ từ hô lớn “Tháo khoán”, lập tức trong miếu tiếng chiêng trống nổi lên rùng rùng, để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết lễ Mật đã thành công. Theo phong tục, vào thời khắc thiêng liêng, các đôi trai gái cũng thực hiện lễ thức “tình phộc”, người nữ phải giữ lấy một vật của người nam để làm tin… Bà Chúa thơ Nôm và ông Tổng Kình cũng trải qua thời khắc “Tháo khoán” đó, rồi trở thành vợ chồng, mặc dù thời gian ngắn ngủi và không có con chung.

Không có căn cứ nào để nói rằng, phong cách thơ của bà Chúa thơ Nôm có ảnh hưởng phong cách diễn xướng trong trò “Tứ dân chi nghiệp” hay không, nhưng hai phong cách này có điểm giống nhau đến đặc biệt. Đó là đọc lên thì thanh, nhưng đều khiến người nghe liên tưởng đến nhiều hình tượng, hành vi phồn thực.

Ví dụ: Trong “Tứ dân chi nghiệp” có màn cấy lúa, câu hát là: “Người ta đi cấy lấy công/Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà” hoặc “Đi cấy thì gốc chổng lên/Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng”. Ở đây rõ ràng câu hát mô tả việc đi cấy lúa, nhưng người nghe đều liên tưởng đến hình tượng, hành vi phồn thực. Còn trong bài “Vịnh cái quạt” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì: “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa/Duyên em dính dán tự bao giờ/Chành ra ba góc da còn thiếu/Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa/Mát mặt anh hùng khi tắt gió/Che đầu quân tử lúc sa mưa/Nâng niu ướm hỏi người trong trướng/Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”. Mặc nhiên đây là mô tả chiếc quạt giấy, với các nan quạt đều có lỗ để xâu, liên kết với nhau bằng cái suốt. Khi xòe quạt ra rõ ràng có ba góc và giấy quạt dường như rất thiếu, còn khép lại thì giấy quạt thừa ra so với các nan quạt… Thế nhưng, đọc lên ai cũng có liên tưởng đến hình tượng, hành vi phồn thực, rất rõ ràng. Hoặc ca từ trong trò “Tứ dân chi nghiệp”: “Đàn ông tậu ruộng ba bờ/Chớ để kẻ khác mang lờ đến đơm”; “Nhà ta vui cấy, vui cày/Làm ăn vất vả tối ngày không thôi”; “Cành câu trúc anh đúc lưỡi câu vàng/Anh tra mồi nguộc anh sang câu hồ/Người ta câu diếc câu rô/Anh đây câu lấy một cô không chồng”; “Người ta xẻ gỗ trên ngàn/Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ/Em tài bắt chệch sớm trưa/Anh thì tài giỏi khéo cưa cùng phường”… Các ca từ này đều ẩn chứa ý tứ về hình tượng, hành vi phồn thực.

Lễ mật “Linh tinh tình phộc” trong lễ hội Trò trám
Lễ mật “Linh tinh tình phộc” trong lễ hội Trò trám

Còn thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Bài Bốn bà lang khóc chồng: “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì/Thương chồng nên nỗi khóc tì ti/Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo/Cay đắng chàng ơi vị quế chi/Thạch nhũ, trần bì sao để lại/Quy thân, liên nhục tẩm mang đi/Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ/Sinh kí chàng ơi, tử đắc quy”; Bài Đánh đu: “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng/Người thì lên đánh kẻ ngồi trông/Trai ôm gối hạc khom khom cật/Gái uốn lưng ông ngửa ngửa lòng/Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới/Hai hàng chân ngọc duỗi song song/Chơi xuân đã biết xuân đâu tá/Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”; Bài Dệt cửi: “Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau/Con cò mấp máy suốt đêm thâu/Hai chân đạp xuống năng năng chắc/Một suốt đâm ngang thích thích mau/Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả/Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau/Cô nào muốn tốt ngâm cho kĩ/Chờ đến ba thu mới dãi màu”…

Đặt ca từ trong trò “Tứ dân chi nghiệp” của lễ hội Trò trám bên cạnh tác phẩm của bà Chúa thơ Nôm, mới thấy sự giống nhau đến kì lạ. Không thể nói có ảnh hưởng nhau hay không, nhưng rõ ràng đậm chất văn hóa phồn thực, đặc trưng của dân tộc Việt.

Hội NCT TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: Thi đua nêu gương sáng Hội NCT TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: Thi đua nêu gương sáng
Hoàng Kim

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đèn kéo quân

Đèn kéo quân

Mùa Thu về, đây đó trên phố phường lại rực sáng sắc đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng cùng các đồ chơi điện quang dành cho thiếu nhi vui Tết Trung thu. Trong các đèn, các em nhỏ thích nhất là đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và hình con vật lung linh. Ngoài hình rối chuyển động, đèn còn phát ra tiếng lách tách rất vui tai...
TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

Ngày 13/9, Nhà hát Bến Thành và Trung tâm Văn hoá Quận 1 tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XV năm 2024 và Lễ giỗ Tổ sân khấu dân tộc (ngày 12/8 Giáp Thìn), với sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ, ca sỹ và các câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc Trung tâm Văn hoá quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chuyện kể trong lòng đất mẹ

Chuyện kể trong lòng đất mẹ

Trong lòng đất, có những con người đã sống để chiến đấu, đã sinh con đẻ cái, đã bảo vệ vùng đất ấy giữa những ngày ác liệt nhất của chiến tranh, để rồi tạo nên một trong những kì tích…
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Định tổ chức chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”. Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”.

Tin khác

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định
Sáng 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào Bản sắc Việt”

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc
Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, là cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” để mỗi người dân Việt Nam hướng về trong niềm tự hào dân tộc. Từ Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến các chiến khu cách mạng trong kháng chiến ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đều in đậm dấu ấn của ý chí cách mạng nơi núi rừng Việt Bắc.

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam
Cùng với dòng Họ Phạm cả nước, ngày 24/8/2024, tại Hoàng Khang Gia Trang, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, gần 400 bà con và khách mời của hội đồng họ Phạm TP Hồ Chí Minh đã tham dự Lễ Dâng hương lần thứ 1479 của Danh tướng Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận
Sáng 25/8, hàng ngàn người dân lẫn du khách đã đổ ra dọc hai bên tuyến đường chính của trung tâm TP Phan Thiết nơi lễ rước đi qua để xem lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lần thứ 14 năm nay được diễn ra từ ngày 23 - 25/8 (tức ngày 20, 21, 22/7 âm lịch).

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định
Đây là chủ đề của chương trình nghệ thuật “Ký ức quê hương” sẽ diễn ra vào lúc 18h30 ngày 24/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định. Chương trình do Tập đoàn Vietravel phối hợp Hội đồng hương Bình Định tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Nutifood và Công ty Sáng tạo Mãnh Hổ (Tiger Creative) tổ chức.

Tỉnh Phú Yên: Khu di tích lịch sử Vũng Rô là điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử

Tỉnh Phú Yên: Khu di tích lịch sử Vũng Rô là điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử
UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề cương xây dựng Khu di tích lịch sử Vũng Rô là điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và một huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam.

Sôi động lễ hội Lồng tồng ở Đồng Phú

Sôi động lễ hội Lồng tồng ở Đồng Phú
Lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng cư ngụ ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2024, tổ chức tại nhà văn hóa ấp Phước Tâm, do Phòng Văn hóa và Thể thao huyện phối hợp UBND xã Tân Phước tổ chức. Ngoài xã Tân Phước còn có các xã Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hòa và Đồng Tiến cùng tham gia.

Thi sĩ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ

Thi sĩ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ
Không những là nhà chỉ huy quân sự tài năng, kiên cường, cuộc đời hoạt động cách mạng của Huỳnh Văn Nghệ còn là một cây bút tràn đầy nhiệt huyết. Ở lĩnh vực thơ ca, ông được mệnh danh là “Thi tướng rừng xanh”...

Sân chơi khích lệ NCT chung tay xây dựng đời sống văn hóa

Sân chơi khích lệ NCT chung tay xây dựng đời sống văn hóa
Hội NCT TP Lai Châu vừa phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố tổ chức thành công Hội thi tiếng hát NCT thành phố lần thứ III, năm 2024. Đến dự có các đồng chí Vũ Thế Khiên, Phó Chủ tịch Hội NCT tỉnh; Trần Đình Tiến, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đại diện lãnh đạo các Ban, Phòng, Ủy ban MTTQ, đoàn thể, Hội NCT thành phố và các xã, phường.

Mĩ vị của Jrai

Mĩ vị của Jrai
Không chỉ có những sử thi đậm chất huyền thoại, với những điều cồng chiêng được công nhận là di sản văn hóa thế giới, ở Tây Nguyên còn là miền mĩ vị với những loại ẩm thực khiến nhiều người chẳng thể bỏ qua…

Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).

Bảo tồn, phát huy văn hóa để khát vọng phát triển thành hiện thực

Bảo tồn, phát huy văn hóa để khát vọng phát triển thành hiện thực
Tối 1/8, tại Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng huyện An Lão diễn ra Lễ hội Văn hoá - Thể thao - Du lịch huyện An Lão năm 2024 với chủ đề “Sắc màu văn hóa - Khát vọng phát triển”. Lễ hội thu hút ngàn hàng người dân và du khách đến xem để hòa mình cùng sắc màu vũ điệu vùng cao.

Cây đa Tân Trào

Cây đa Tân Trào
Đất Sơn Dương ở Tuyên Quang, nơi có nhiều cây đa gắn với sự kiện lịch sử của dân tộc như cây đa ở đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

Nhiều ưu đãi khi trải nghiệm núi Bà Đen mùa Vu Lan

Nhiều ưu đãi khi trải nghiệm núi Bà Đen mùa Vu Lan
Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain ưu đãi đặc biệt trong mùa Vu Lan báo hiếu, với giá vé cáp treo buổi tối lên Chùa Bà và đỉnh núi chỉ còn 200.000 đồng, áp dụng từ 01/8 đến 30/9/2024

Show diễn luôn “kín chỗ” tại đỉnh Bà Nà hè này

Show diễn luôn “kín chỗ” tại đỉnh Bà Nà hè này
Sân khấu Fairy Blossom (Khu vườn thần tiên) – show diễn của hàng trăm nghệ sĩ quốc tế và kết hợp tới 12 loại hình nghệ thuật tại Sun World Ba Na Hills, phủ kín chỗ ngồi mỗi ngày trong dịp hè.
Xem thêm
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.
Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Ngay từ dịp Tết Độc lập, du khách tới Da Nang Downtown (công viên Châu Á cũ) tại Đà Nẵng đã có thể đón trung thu sớm với những tiểu cảnh rực rỡ sắc màu trên con phố lồng đèn vừa kịp ra mắt ngay trước kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày.
Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.

Tin đọc nhiều

Phiên bản di động