Viết tiếp bài: “Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh: Sao chưa giải quyết khiếu nại lần 2?”: “Râu ông nọ, cắm cằm bà kia”!
Đơn thư bạn đọc 29/07/2020 16:20
Giấy mời số 696/GM-VP ngày 23/7/2020, đối thoại tại UBND huyện Củ Chi |
Nội dung khiếu nại
game bài đổi thưởng tiền that đã có bài viết: “Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh: Sao chưa giải quyết khiếu nại lần 2?”, phản ánh: Ngày 4/06/2019, Thiền tông gia Nguyễn Đức Tịnh, thường trú ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, nộp hồ sơ đăng kí sinh hoạt tôn giáo theo mẫu đơn số B5 Nghị định số162/2017/NĐ-CP (đăng CÔNG BÁO, số 85+86 ngày 18/1/2018 trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ) đủ điều kiện, quy định tại khoản 2 của Điều 16 và Điều 17 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
Ngày 15/10/2019, ông Tịnh nhận Công văn số 1462/UBND-VX của UBND xã An Nhơn Tây trả lời trường hợp xin đăng kí sinh hoạt Tôn giáo tập trung. Ngày 30/10/2019, ông Tịnh khiếu nại nội dung Công văn 1462/UBND-VX này.
Ngày 31/3/2020, UBND xã An Nhơn Tây ra Quyết định số 79/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại (lần đầu): Giữ nguyên Công văn số 1462/UBND-VX ngày 15/10/2019 về việc trả lời trường hợp xin đăng kí sinh hoạt Tôn giáo tập trung và không giải quyết cho phép ông Tịnh đăng kí sinh hoạt Tôn giáo tập trung. Lí do: “Hồ sơ đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung do ông Nguyễn Đức Tịnh đứng tên làm đại diện nhóm thuộc tổ chức tôn giáo (Phật giáo)”; và cho rằng “việc đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung phải do Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung”.
Ông Nguyễn Đức Tịnh khiếu nại Quyết định số 79, gửi UBND huyện Củ Chi, đến nay chưa được giải quyết lần 2 theo quy định.
Chủ tịch huyện Củ Chi yêu cầu cung cấp bằng chứng!
Ông Nguyễn Đức Tịnh tiếp tục có đơn, phản ánh: "UBND huyện Củ Chi tổ chức đối thoại giải quyết đơn khiếu nại (lần 2) của tôi theo giấy mời số 85/GM-TTH ngày 4/5/2020, và Giấy mời số 696/GM-VP ngày 23/7/2020, đối thoại tại trụ sở UBND huyện Củ Chi".
Trong buổi đối thoại giải quyết đơn khiếu nại (lần 2) lúc 14h ngày 23/7/2020, ông Tịnh khẳng định: “Hồ sơ của tôi có đầy đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016; có giấy Chứng minh Nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp; có cơ sở sinh hoạt tôn giáo hợp pháp theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016; có Giáo lí, Giáo luật theo yêu cầu quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016; có tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng kí hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016. Tóm lại, tôi đại diện cho một nhóm tín đồ của Đạo Phật Thiền Tông (mới và duy nhất tại Việt Nam). Do vậy, việc đăng kí hoạt động tôn giáo của tôi thực hiện theo quy định của pháp luật, nhưng đặc biệt lưu ý là không phải để được một tổ chức tôn giáo nào đăng kí. Điều này thể hiện không phải là đối tượng để áp dụng khoản 1 Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016.”
Đồng thời ông Tịnh cũng khẳng định, UBND xã An Nhơn Tây nhiều lần hướng dẫn sai cho ông Nguyễn Đức Tịnh làm hồ sơ xin đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Chủ tịch UBND huyện Củ Chi yêu cầu ông Tịnh trong vòng một tuần phải cung cấp bằng chứng về việc UBND xã An Nhơn Tây hướng dẫn ông Tịnh làm Hồ sơ xin đăng kí sinh hoạt tôn giáo sai với quy định của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, đề nghị thanh tra đưa nội dung này vào, nếu ông Tịnh có bằng chứng sẽ xử lí cán bộ UBND xã; nếu ông Tịnh không cung cấp được bằng chứng thì sẽ xử lý ông Tịnh về tội vu khống cán bộ xã và cho công an khởi tố ông Tịnh.
Được biết ông Tịnh đã cung cấp các bằng chứng theo yệu cầu của Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, như sau:
Ngày 13/05/2019, ông Tịnh nộp Hồ sơ xin đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung theo mẫu đơn số B5 Nghị định 162/2017/NĐ-CP và bộ hồ sơ giấy tờ đủ điều kiện, quy định tại khoản 2 của Điều 16 và Điều 17 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Ông Tịnh bổ sung sơ yếu lý lịch chứng thực ngày 19/8/2019. Thường trực UBND xã An Nhơn Tây đã yêu cầu tôi làm lại hồ sơ:
Về sơ yếu lí lịch: Bản sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (là ông Tịnh) chứng thực ngày 19/8/2019, ông Tịnh đã nộp, ở phần nội dung ghi thông tin “Tôn giáo: Không ghi”. Nhưng UBND xã An Nhơn Tây yêu cầu ông Tịnh làm lại Bản sơ yếu lí lịch và chứng thực lại: ở phần nội dung ghi thông tin “Tôn giáo: Phật Giáo” chứng thực 19/8/2019.
Về đơn đăng kí sinh hoạt tôn giáo (Làm lại đơn đăng kí sinh hoạt tôn giáo mẫu số B5), cụ thể: UBND xã An Nhơn Tây yêu cầu ông Tịnh làm lại Đơn đăng kí phải có tên Tổ chức tôn giáo đứng ra đăng kí là: Đạo Phật, tức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Có nghĩa, buộc ông Tịnh phải làm đơn đăng kí thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016. Trong khi nhóm tín đồ này thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016
Ngày 4/6/2019, ông Tịnh nộp lại Bản sơ yếu lí lịch thực hiện theo đúng yêu cầu của UBND xã An Nhơn Tây. Riêng đơn đăng kí sinh hoạt tôn giáo mẫu số B5, ông Tịnh vẫn giữ nguyên nội dung vì nội dung đơn ông Tịnh làm phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016.
Tuy nhiên, UBND xã An Nhơn Tây tiếp tục yêu cầu ông Tịnh sửa lại Đơn đăng ký theo đúng yêu cầu trên của UBND[WU1] xã và cho rằng như vậy mới đúng với mẫu đơn số B5; đồng thời yêu cầu ông Tịnh cung cấp thêm một số giấy tờ không có trong hướng dẫn tại khoản 2 của Điều 16 và Điều 17 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
Đến ngày 3/9/2019, Thường trực UBND xã An Nhơn Tây tiếp tục hướng dẫn cho ông Tịnh làm lại đơn đăng ký theo mẫu đơn B5 và yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ khác không có trong hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 và Điều 17 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Đơn xin xác nhận tạm trú. Như vậy, rõ ràng là do UBND xã An Nhơn Tây đã có liên tục, cương quyết hướng dẫn ông Tịnh phải làm lại đơn, nên ông Tịnh đã buộc phải thực hiện theo như hướng dẫn của UBND xã An Nhơn Tây. Và ông Tịnh đã nộp đơn sửa lại theo hướng dẫn của UBND xã An Nhơn Tây. Ông Tịnh đã cung cấp bản photo đơn sửa lại và các tài liệu liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện Củ Chi.
Ông Tịnh nói rõ thêm với phóng viên:
“Thứ nhất, trong buổi đối thoại giải quyết Khiếu nại Công văn 1462/UBND-VX lúc 14 giờ ngày 13/12/2019, tại Hội trường UBND xã An Nhơn Tây, tôi đã nêu rõ quan điểm của mình không đồng ý với các hướng dẫn của UBND xã, người nào hướng dẫn tôi sai với quy định thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các bên tham gia đã đồng ý và đưa ra kết luận: “Đề nghị cán bộ chuyên môn rà soát lại các quy định pháp luật, xin ý kiến cơ quan chuyên môn để giải quyết cho đúng quy định của pháp luật”, tức đã xác nhận việc UBND xã An Nhơn Tây hướng dẫn tôi sai quy định. Tôi đã cung cấp bản photo Biên bản đối thoại có đánh dấu nội dung này theo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện Củ Chi.
Ngày 31/3/2020, UBND xã An Nhơn Tây ra Quyết định số 79/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của ông Nguyễn Đức Tịnh. Trong nội dung Quyết định cũng tiếp tục xác nhận việc UBND xã đã hướng dẫn tôi thực hiện nộp lại đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo mẫu B5. Tôi đã cung cấp bản photo Quyết định số 79/QĐ-UBND có đánh dấu nội dung này theo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện Củ Chi.
Thứ hai, khi gửi bản Tường trình, tôi có gửi kèm bản photo Đơn sửa lại và các tài liệu liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, thể hiện tôi đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật Thiền Tông mới và duy nhất tại Việt Nam; đồng thời việc làm đơn đăng kí sinh hoạt tôn giáo thuộc “Đạo Phật Thiền Tông” của tôi nêu trên, cũng là mới và duy nhất tại Việt Nam. Do vậy việc chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đang có quan điểm và áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, là không phù hợp. Đặc biệt là buộc tôi phải có giấy chứng nhận chủ quyền sử dụng đất thuộc đất quy hoạch tôn giáo nhưng không đưa ra được căn cứ vào điều khoản nào của Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Điều này hoàn toàn không có trong một nội dung quy định nào của pháp luật hiện hành. Trong khi đất để phục vụ sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật Thiền Tông mà tôi đang sử dụng (có trong hồ sơ xin đăng kí nhóm sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật Thiền Tông nói trên), là đất đã có chủ quyền hợp pháp, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì quyền sử dụng đất này là hội đủ điều kiện đăng kí sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật Thiền Tông. Chúng tôi đã có đề nghị Chủ tịch UBND huyện Củ Chi xem xét giải quyết theo thẩm quyền; nếu Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho rằng, chúng tôi chưa đủ điều kiện để được đăng kí sinh hoạt tôn giáo, thì xin hãy hướng dẫn chúng tôi, làm như thế nào để chúng tôi được cho phép đăng kí sinh hoạt tôn giáo “Đạo Phật Thiền Tông” theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành và thông báo kết quả giải quyết cho tôi theo địa chỉ trên.”
Văn bản số 1283/ TCD- XLĐ ngày 06/7/2020 “V/v xử lí đơn của ông Nguyễn Đức Tịnh” đề ngày 20/6/2020, của Ban Tiếp công dân huyện Củ Chi gửi Thanh tra Huyện |
“Râu ông nọ, cắm cằm bà kia”!
Ngày 15/10/2019, ông Tịnh nhận Công văn số 1462/UBND-VX của UBND xã An Nhơn Tây trả lời trường hợp xin đăng kí sinh hoạt Tôn giáo tập trung. Ngày 30/10/2019, ông Tịnh khiếu nại nội dung Công văn 1462/UBND-VX này.
Ngày 31/3/2020, UBND xã An Nhơn Tây ra Quyết định số 79/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại (lần đầu): Giữ nguyên Công văn số 1462/UBND-VX ngày 15/10/2019 về việc trả lời trường hợp xin đăng kí sinh hoạt Tôn giáo tập trung và không giải quyết cho phép ông Tịnh đăng kí sinh hoạt Tôn giáo tập trung. Lí do: “Hồ sơ đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung do ông Nguyễn Đức Tịnh đứng tên làm đại diện nhóm thuộc tổ chức tôn giáo (Phật giáo)”; và cho rằng “việc đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung phải do Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung”.
Tuy nhiên, hồ sơ của ông Tịnh đại diện nhóm tín đồ sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật Thiền Tông, thể hiện có căn cứ quy định của Pháp luật hiện hành, xin được tổ chức sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật Thiền Tông tại địa chỉ số 443/9 đường An Nhơn Tây, ấp Gò Nổi A, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; đáp ứng đủ các điều kiện quy định: a) Có giáo lí, giáo luật; b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc; và xin được đăng ký sinh hoạt Tôn giáo theo đúng Hiến pháp và Quốc hội cho phép quy định tại khoản 2 của Điều 16 và Điều 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
Và UBND xã An Nhơn Tây biết rất rõ là: Nhóm tín đồ sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật Thiền Tông do ông Tịnh đại diện, không phải là nhóm tín đồ sinh hoạt tôn giáo tập trung do Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung. Nhưng, UBND xã An Nhơn Tây vẫn lấy lí do “việc đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung phải do Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung”. Điều này chẳng khác gì việc cố tình lấy: “Râu ông nọ, cắm cằm bà kia” để giải quyết khiếu nại!