Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Việt Nam giúp Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước - một sự nghiệp cao cả sáng ngời chính nghĩa

Ngày 17/4/1975, Campuchia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ của Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia do Samđech Nôrôđôm Sihanúc làm Chủ tịch. Nhân dân Campuchia chưa kịp mừng chiến thắng thì bè lũ Pôn Pốt đã ra lệnh đuổi tất cả người dân ra khỏi thành phố, làng mạc quê hương. Pôn Pốt - Iêng Xari - Khiêu Sămphon lên cầm quyền đã thi hành một đường lối, chính sách cực kì phản động.

Đối ngoại, chúng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đối nội, chúng thi hành chính sách diệt chủng trên quy mô lớn đối với những người Campuchia chúng cho là không thể cai trị, thực hiện chủ trương xây dựng đất nước Campuchia thành một xã hội không tưởng: Không tiền, không chợ, không trường học, không bệnh viện, không gia đình, không tôn giáo. Mọi người dân đều ở chung, ăn chung, làm việc tập thể trong các trại tập trung. Chúng đã biến xã hội Campuchia từ một "ốc đảo hòa bình" trong những năm 60 thành trại khổ sai khổng lồ đầy những hố chôn người. Người dân không được đi chùa lễ Phật, không có sự giao lưu với bên ngoài, không được nói lên chính kiến của mình, không được vui, được buồn, được khóc, chỉ được cúi đầu tuân lệnh, sống trong căm hận và hồi hộp chờ nghe bọn Pôn Pốt kêu đến tên mình đưa đi hành quyết. Nền văn minh Angko lâu đời của dân tộc Campuchia bị bè lũ Pôn Pốt hủy diệt.

Quân tình nguyện Việt Nam tại Kampong Cham
Quân tình nguyện Việt Nam tại Kampong Cham. Ảnh TL

Trong nước Campuchia, theo thống kê của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, bọn diệt chủng Pôn Pốt đã giết hại hàng triệu người vô tội, trong đó có gần 200 nhà văn, nhà báo, 600 bác sĩ, dược sĩ, 18.000 thầy giáo, giáo sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1.000 văn nghệ sĩ, hơn 1.000 trí thức ở nước ngoài về chỉ còn sót lại vài chục người. Gần 6.000 trường học, hơn 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2.000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên chúa, đạo Hồi bị phá hủy hoặc biến thành nhà kho, thành trại giam. Người dân Campuchia bị tàn sát hết sức dã man, những người còn sống sót chúng dồn vào các trại tập trung dưới cái tên "công xã". Phần lớn những cán bộ, đảng viên chân chính của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia (thành lập từ năm 1951) đã bị sát hại. Sự khủng bố và kìm kẹp tàn bạo của Pôn Pốt đã làm bùng lên hàng loạt cuộc nổi dậy chống chế độ diệt chủng ở khắp nơi, từ đông bắc đến tây nam. Hàng trăm nghìn người dân Campuchia đã chạy sang Việt Nam tị nạn. Các ông Heng Som rin, Chia Xim, Bu Thoong, Xại Phu Thoong, Hun Xen… sớm nhận rõ bản chất phản động của Pôn Pốt, đã tập hợp những người yêu nước Campuchia, xây dựng, huấn luyện những đơn vị vũ trang, lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống Pôn Pốt ở nhiều nơi, xây dựng lực lượng cứu nguy dân tộc.

Đối với Việt Nam, Pôn Pốt mở cuộc chiến tranh xâm lược, từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978, chúng đã giết hại hơn 5.000 dân thường nước ta, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người khác. Hàng trăm trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, chùa chiền ở vùng biên giới Việt Nam giáp với Campuchia bị đốt phá. Hàng nghìn con trâu bò bị cướp, giết, hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị phá hoại, hàng vạn ha ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới Tây Nam bị bỏ hoang. Hơn nửa triệu dân vùng sát biên giới Campuchia phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng để chạy về phía Đông sống chen chúc bên những hố bom B52 thời chiến tranh chống Mỹ chưa kịp lấp.

Trước tình hình bọn Pôn Pốt gây hấn ở biên giới Tây Nam đất nước, vì lợi ích dân tộc và tình hữu nghị lâu năm, Đảng và Nhà nước ta đã tự kiềm chế, kiên trì thuyết phục, thương lượng giải quyết những vấn đề cụ thể thuộc quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc. Nhưng mọi sự cố gắng của chúng ta đều không có kết quả, bọn Pôn Pốt vẫn ngoan cố thực hiện chính sách xâm lược và diệt chủng.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng thiêng liêng của mình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ biên giới Tây Nam, tính mạng và tài sản của Nhân dân, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế đối với Nhân dân Campuchia, Đảng và Nhà nước ta vẫn chủ trương giúp đỡ những người cách mạng chân chính Campuchia làm lại cuộc cách mạng đã bị phản bội.

Ngày 2/12/1978, tại Snun, tỉnh Kra chê, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, do ông Heng Som-rin làm Chủ tịch đã ra mắt Nhân dân Campuchia với một Cương lĩnh thể hiện tinh thần đoàn kết với Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lí trên thế giới đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, xây dựng lại đất nước Campuchia hòa bình và phồn vinh.

Ngay sau khi ra mắt, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đề nghị Việt Nam: "Hãy cứu giúp chúng tôi, không chỉ cứu giúp mấy vạn người tị nạn mà phải cứu giúp cả một dân tộc".

Quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia
Quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Ảnh TL

Theo tiếng gọi khẩn thiết của nhân dân Campuchia và Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, cùng với sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, ngày 23/12/1978, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc phản công chiến lược đập tan cuộc tiến công toàn tuyến biên giới hòng chiếm thị xã Tây Ninh của Pôn Pốt và sau đó chuyển sang phối hợp cùng các lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đánh tan lực lượng quân sự của Pôn Pốt.

Ngày 7/1/1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng và đến ngày 17/1/1979, tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên đất nước Campuchia hoàn toàn giải phóng khỏi chế độ diệt chủng.

Ba ngày sau khi Phnôm Pênh giải phóng, Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia do ông Heeng Somrin làm Chủ tịch, tuyên bố thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân trên đất nước Chùa tháp.

Như vậy, Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giúp cách mạng Campuchia hoàn thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiêu diệt bọn Pôn Pốt, xóa bỏ chế độ diệt chủng, thiết lập chính quyền mới của nhân dân Campuchia.

Việc tiếp theo cũng rất quan trọng, đặt ra cấp bách là giúp bạn cứu đói cho dân, phục hồi kinh tế, hồi sinh đời sống mọi mặt. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia được kí kết tại Phnôm Pênh ngày 18/2/1979, mở ra thời kì mới về quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia.

Bọn diệt chủng Pôn Pốt đã phá hoại toàn bộ cơ sở kinh tế của một đất nước đã có thời thịnh vượng, để lại một đất nước đau thương tang tóc và có nguy cơ chìm trong nạn đói nghiêm trọng. Để giúp bạn khôi phục lại đất nước mà chỉ một số ít người làm thì sẽ không làm nổi. Phải mở rộng hình thức giúp bạn trên nguyên tắc: "Lấy địa phương giúp địa phương, bộ giúp bộ, ngành giúp ngành thì mới phù hợp và phát triển nhanh được".

Đảng và Nhà nước ta đã quyết định thành lập Đoàn chuyên gia của Trung ương Đảng (Ban B68) để giúp bạn. Trong Đoàn chuyên gia Ban B68 có các Đoàn chuyên gia: Tổ chức, Tuyên huấn, Đối ngoại, Văn phòng, Cơ yếu, Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Mặt trận, Thông tấn xã, Phát thanh và Truyền hình, Báo Nhân dân và sau đó thành lập Đoàn chuyên gia kinh tế (Đoàn A40) do Phó Thủ tướng Nguyễn Côn làm Trưởng đoàn. Thành viên Đoàn A40 gồm nhiều bộ, trong đó có các bộ: Quốc phòng (Đoàn 478), Công an (K79), Nội vụ, Ngoại giao, Tài chính, Ngân hàng, Giao thông - Vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Vật tư, Nội thương, Ngoại thương, Thủy sản, Văn hóa- Thông tin - Du lịch và Thể thao, Y tế, Giáo dục, Lao động - Thương binh và Xã hội,…

Nhân dân thủ đô Phnôm Pênh tiễn quân tình nguyện Việt Nam về nước
Nhân dân Campuchia tiễn quân tình nguyện Việt Nam về nước. Ảnh TL

Các đoàn chuyên gia cấp tỉnh gồm: Chuyên gia TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, cùng các tỉnh Hải Hưng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Tây Ninh, Sông Bé, Long An, Bến Tre, An Giang... Sau này có thêm một số tỉnh phía Nam cử cán bộ sang làm chuyên gia giúp bạn.

Trưởng, phó đoàn chuyên gia các bộ, ban, ngành và các tỉnh do Trung ương quyết định điều động, các thành viên khác do các bộ, ban, ngành và các tỉnh chỉ định.

Với tinh thần quốc tế trong sáng, các chuyên gia Việt Nam đã tận tâm, tận lực, hết lòng vì bạn Campuchia. Bởi vì, Nhân dân ta cũng như các chuyên gia được Đảng và Nhà nước cử sang giúp Campuchia đều thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi việc "Giúp bạn là tự giúp mình". Chuyên gia không chỉ giúp bạn xây dựng các kế hoạch lớn, nhỏ, tổ chức thực hiện từ trung ương đến các xã để khôi phục lại đất nước, hồi sinh dân tộc từ đống đổ nát của chế độ diệt chủng mà còn làm mọi việc, kể cả kê bàn ghế nơi làm việc, quét dọn đường phố, vệ sinh môi trường… Chuyên gia Việt Nam trong những năm đầu giúp Campuchia đều phải mang theo tem phiếu tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm và tiền lương của mình sang để bảo đảm ăn uống và sinh hoạt.

Thời gian ấy, ở Việt Nam điều kiện kinh tế, đời sống của từng gia đình còn rất thiếu thốn, khó khăn, nên các gia đình có người thân đi làm chuyên gia phải dành dụm tiêu chuẩn thực phẩm ít ỏi để gửi sang Campuchia, mà gửi cũng không dễ, không phải lúc nào cũng gửi được. Đời sống chuyên gia rất kham khổ, có khi hàng mấy tháng không có gạo, không có thịt, chỉ ăn hạt bo bo với mắm kem. Lúc bấy giờ Nhân dân ta một hạt gạo phải chia làm ba, phần thì để nuôi mình, phần giúp bạn Lào, phần giúp Campuchia.

Giúp bạn giành được thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng đã là khó, giúp bạn giữ được thành quả cách mạng, ngăn chặn lực lượng Pôn Pốt quay trở lại còn là một quá trình đầy gian khổ và khó khăn. Đất nước Campuchia đã bị bọn Pôn Pốt làm đảo lộn đến mọi ngõ ngách, khu phố, làng xóm. Từng gia đình, từng con người đều ở vào cảnh lưu lạc, bị dồn vào trại tập trung, không ai biết ai, không rõ nguồn gốc của nhau. Đất nước thoát khỏi họa diệt chủng, từng đoàn người mới tìm đường về quê và tìm lại người thân.

Từ thực tế ấy, để bạn có một xã hội gắn kết, bình đẳng, bác ái, chúng ta tập trung giúp bạn xây dựng các đoàn thể quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng của dân từ trung ương đến cơ sở. Trước hết, chuyên gia Việt Nam phối hợp với các tổ công tác quần chúng của Quân tình nguyện ở cơ sở xây dựng những tổ nòng cốt của thôn, xã. Tổ nòng cốt gồm những người có người thân trong gia đình bị Pôn Pốt giết hại, có nhiệt tình xây dựng lại quê hương, đất nước. Từ những tổ nòng cốt này, ta giúp bạn xây dựng các đoàn thể và chính quyền ăn sâu, bám rễ trong Nhân dân.

Nhờ có phương thức địa phương giúp địa phương, bộ giúp bộ, ngành giúp ngành, nên đến cuối năm 1979, ta giúp bạn cơ bản xây dựng xong chính quyền từ trung ương đến tỉnh, huyện, khum, phum (xã, thôn), khôi phục lại nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, kiệt quệ, khôi phục lại hệ thống ngân hàng, phát hành tiền mới, mở lại các trường học, bệnh viện, khôi phục hệ thống giao thông, thủy lợi. Đặc biệt, chuyên gia đã cùng các đội công tác của Quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia nhanh chóng khôi phục lại sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Do đó, chỉ mấy tháng sau ngày đất nước thoát khỏi hoạ diệt chủng, trên những cánh đồng chết đã phủ kín màu xanh của lúa, những mái trường vừa mới dựng lại vang lên tiếng trẻ học bài, chợ búa đã họp trở lại. Đất nước Campuchia hồi sinh từng ngày.

Chúng ta tự hào vì Đảng ta đã nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Vì vậy, trong những năm tháng giúp bạn xây dựng lại đất nước, chúng ta rất tôn trọng tính độc lập, tự chủ của bạn. Trong hơn 10 năm (1978 - 1989), với hơn 3,5 vạn lượt chuyên gia các cấp, đội ngũ chuyên gia Việt Nam có mặt ở tất cả các lĩnh vực: Chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế - xã hội, y tế, văn hóa và giáo dục… cả tầm vĩ mô lẫn vi mô đã góp phần to lớn vào sự hồi sinh của đất nước Campuchia.

Đánh giá công lao của Việt Nam, trong đó có lực lượng chuyên gia, lúc sinh thời Thái thượng hoàng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni và lãnh đạo Đảng CPP, lãnh đạo Nhà nước Campuchia thường xuyên khẳng định: “Để có một đất nước Campuchia phát triển toàn diện như ngày nay không thể tách rời sự giúp đỡ quý báu, to lớn, kịp thời, có hiệu quả của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, trong đó có lực lượng chuyên gia các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã giúp cách mạng Campuchia từ những ngày đầu thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ diệt chủng cho đến khi lực lượng cách mạng Campuchia tự đảm đương được nhiệm vụ thì chuyên gia mới rút về nước”.

Đại tá Trịnh Vinh Pha
Nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Hội NCT Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Tin khác

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …
Xem thêm
Phiên bản di động