Trông chờ một quyết định giám đốc thẩm khách quan, đúng pháp luật!
Đơn thư bạn đọc 29/11/2021 18:50
Nhà đất số 197 Huỳnh Thúc Kháng, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đang tranh chấp |
Nội dung tranh chấp
Bà Trác Thị Kim Phượng cùng nhiều thành viên trong gia đình là các đồng thừa kế của cụ Phan Phú Long và cụ Trần Thị Của. Sinh thời, hai cụ thừa hưởng và tạo lập được rất nhiều tại sản tại địa phương. Sau khi các cụ qua đời, do hoàn cảnh thời bấy giờ, không để lại di chúc để định đoạt chủ quyền của các tài sản, nên sau này gia đình xảy ra tranh chấp giữa các đồng thừa kế với nhau. Do không tự hòa giải được, từ những năm 1995, các đồng thừa kế đã đưa vụ việc ra Tòa án để giải quyết.
Bà Phượng, là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” được xét xử bởi Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ và đã được TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh thụ lý xét xử phúc thẩm số 205/2019/TLPT-DS ngày 8/4/2019.
Đến cuối tháng 9/2020, bà Phượng nhận được thư của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, trong đó có Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020, do thẩm phán Trần Thị Thu Thủy ký thay mặt Hội đồng xét xử phúc thẩm, với lý do ngày 21/7/2020, bà Phan Thị Mỹ Hạnh (bị đơn, đồng thời là đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) đã có đơn xin rút lại toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Hệ quả là Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ có hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ nói trên.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020, của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh |
Lý do để người cao tuổi đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
Bà Trác Thị Kim Phượng làm đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh và Bản án bản án dân sự sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ đã có hiệu lực pháp luật. Bởi các lẽ dưới đây.
Vụ án đã qua nhiều lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, nhưng do có quá nhiều sai sót nên TAND Tối cao đã hủy án và yêu cầu TAND TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm lại từ đầu vào ngày 3/8/2018. Tuy nhiên, nội dung bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ thể hiện lại lặp lại các vi phạm của các lần xét xử trước đây. Như: Không xem xét toàn diện chứng cứ của các bên đưa ra, mà chỉ căn cứ vào lời khai khống của bị đơn (chủ yếu là lời khai của bà Phan Thị Mỹ Hạnh) để đưa ra danh sách 5 chi dòng họ không liên quan vào vụ án để kéo dài và gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án, nhưng cấp sơ thẩm lại đưa vào, nên sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, các nguyên đơn đã có đơn thư gửi đến các cấp lãnh đạo Tòa án, Trung ương để xem xét xử lý các sai phạm của cấp sơ thẩm tại TAND TP Cần Thơ. Vì có dấu hiệu thể hiện xâm phạm quyền và lợi ích đối với các nguyên đơn, nếu Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ có hiệu lực pháp luật.
Theo hồ sơ vụ án: Cuối tháng 9/2018, gia đình bà Phượng nhận Thông báo số 14/TB.TA ngày 5/9/2018, với nội dung chính là ghi nhận việc phía bị đơn có nhiều người kháng cáo Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ.
Bà Phượng cho biết: Trong quá trình được TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh mời giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, do thẩm phán Trần Thị Thu Thủy thực hiện, phía nguyên đơn cung cấp nhiều chứng cứ, đơn thư trình bày ý kiến là “xin hủy toàn phần của bản án sơ thẩm…..” (có “Đơn đề nghị kháng nghị toàn phần bản án”, đề ngày 15/8/2018. Nhưng không hiểu sao thẩm phán Trần Thị Thu Thủy không ghi nhận hoặc có văn bản hướng dẫn hay trả lời về yêu cầu hủy Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ của nguyên đơn.
Đến ngày 16/6/2019, mở phiên tòa phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, khi Hội đồng xét xử phúc thẩm hỏi ý kiến, bà Phượng trình bày rõ 2 vấn đề : Một: Yêu cầu phía bị đơn cung cấp chứng cứ chứng minh sự tồn tại và liên quan của 5 chi dòng họ Phan mà phía bị đơn tự thêu dệt ra tại cấp sơ thẩm. Nếu không chứng minh được thì yêu cầu Tòa bác bỏ nội dung vô lý này của bị đơn. Hai: Đối với phần kiến trúc do phía bị đơn tự ý xây dựng trái phép trên phần đất di sản tranh chấp (chủ yếu là của bà Phan Thị Mỹ Hạnh): Yêu cầu Tòa buộc bị đơn phải tháo dỡ trả lại nguyên trạng ban đầu.
Sau đó Hội đồng xét xử phúc thẩm cho tạm ngừng phiên tòa. Bà Phượng không biết Hội đồng xét xử phúc thẩm có ghi nhận ý kiến trên của bà hay không. Nhưng vào khoảng cuối tháng 7/2020, bà Phượng nhận được Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ đề số 1223/2020 QĐ-UTTA ngày 3/7/2020, do thẩm phán Trần Thị Thu Thủy ký, trong đó có nội dung rất lạ là: “Tại phiên tòa phiên tòa phúc thẩm ngày 16/6/2019, phía nguyên đơn có yêu cầu đo vẽ tài sản tranh chấp là nhà đất số 197 Huỳnh Thúc Kháng, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ”
Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ đề số 1223/2020 QĐ-UTTA ngày 3/7/2020 do thẩm phán Trần Thị Thu Thủy ký |
Trong khi, bà Phượng khẳng định: “Phía nguyên đơn chúng tôi không có “yêu cầu đo vẽ tài sản tranh chấp là nhà đất số 197 Huỳnh Thúc Kháng, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ” tại phiên tòa phúc thẩm ngày 16/6/2019, như nội dung của Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ đề số 1223/2020 QĐ-UTTA ngày 3/7/2020. Bởi lẽ vụ việc đã qua rất nhiều cấp xét xử, nhiều đoàn đã đến đo vẽ các tài sản tranh chấp nên chúng tôi không bao giờ có yêu cầu vô lý như trên”.
Càng bất ngờ hơn khi vào cuối tháng 9/2020, bà Phượng nhận được thư của TAND Cấp cao, trong đó có Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020 cũng do thẩm phán Trần Thị Thu Thủy ký thay mặt Hội đồng xét xử phúc thẩm, với lý do ngày 21/7/2020, bà Phan Thị Mỹ Hạnh (bị đơn, đồng thời là đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) đã có đơn xin rút lại toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Hệ quả là Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ có hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ nói trên.
Bà Phượng bức xúc: “Việc nhận được Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020, làm chúng tôi hết sức hoang mang và bất ngờ, vì chúng tôi là nguyên đơn, đã theo đuổi vụ kiện hơn 25 năm qua, với trị giá tài sản rất lớn, nhưng phía bị đơn (chủ yếu là bà Hạnh) đã thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật: Tự ý đập phá nhà cửa của ông bà chúng tôi để lại, sang bán phần lớn đất đai, xây dựng không phép nhiều kiến trúc trên phần đất chiếm giữ, nhưng không có ai dám ngăn cản, xử lý.
Chỉ riêng đối với nhà đất số 197 Huỳnh Thúc Kháng, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ thì hiện tại nếu định giá theo thị trường thì đã hơn 20 tỷ đồng, nhưng Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ chỉ định giá có hơn 10 tỷ đồng và phần di sản của ông bà tôi để lại chỉ là 1/5. Rõ ràng việc Tòa án cấp sơ thẩm ấn định bà Phan Thị Mỹ Hạnh chỉ phải trả lại có hơn 1,4 tỷ đồng, mà chiếm đoạt được toàn bộ nhà đất số 197 Huỳnh Thúc Kháng thì việc bà Hạnh không kháng cáo là đương nhiên.
Nhưng thông qua hàng loạt hành vi có dấu hiệu trái pháp luật của thẩm phán Trần Thị Thu Thủy, Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xứ phúc thẩm: Đã cố tình không ghi nhận đầy đủ, đúng ý kiến của chúng tôi, trực tiếp hạn chế quyền được kháng cáo hợp pháp của chúng tôi là yêu cầu hủy Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020 đã thể hiện có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng dân sự, trực tiếp xâm phạm và làm thiệt hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tôi và các nguyên đơn khác mà tôi làm đại diện.
Chính vì những lẽ trên chúng tôi kính mong Chánh án TAND Tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh; hủy bản án và quyết định trên để vụ án được xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”.
Nhiều cơ quan chuyển đơn của bà Trác Thị Kim Phượng đến TAND Tối cao
Đến nay, trong hồ sơ vụ án thể hiện đơn xin xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của bà Trác Thị Kim Phượng được nhiều cơ quan đồng loạt có văn bản chuyển đến Tòa án nhân Tối cao xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo đó, tại “Phiếu chuyển” số: 231/PC-TANDCC ngày 1/3/2021 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, có nội dung:
TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh nhận được đơn của bà Trác Thị Kim Phượng và và chồng là ông Võ Văn Minh ở số 4C/9 Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP cần Thơ, về việc đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 369/2020/QĐPT ngày 28/8/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh và Bản án sơ thẩm của TAND TP Cần Thơ. TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh kính chuyển đơn nêu trên của bà Trác Thị Kim Phượng và ông Võ Văn Minh cùng các tài liệu kèm theo đơn đến Văn phòng TAND Tối cao để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
Trước đó tại “Phiếu chuyển số 1876/PC-/PC-TANDCC ngày 22/12/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, có nội dung: “TP Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh nhận được đơn của bà Trác Thị Kim Phượng và ông Võ Văn Minh, cùng địa chỉ: Số 4C/9 Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, tuy tiêu đề ghi tố cáo Thẩm phán Trần Thị Thu Thủy nhưng nội dung đơn của bà Phượng, ông Minh là đề nghị xem xét lại Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 369/2020 QĐ-PT ngày 28/8/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh. Do vậy, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh kính chuyển đơn nêu trên của bà Trác Thị Kim Phượng, ông Võ Văn Minh cùng các tài liệu kèm theo đơn đến TAND Tối cao để xem xét, giải quyết theo quy định.
Ngoài ra, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh có: “Phiếu chuyển” số: 486/PC-TANDCC ngày 11/8/2021; Ban Tiếp dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) có Văn bản số: 965/BTCDTW-XLĐ ngày 12/4/2021; Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, có “Phiếu chuyển đơn” số 557/PC-VC3-VP ngày 19/7/2021; và Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 5626/VPCP-V.I ngày 16/8/2021.
Danh sách kèm theo Văn bản số 5626/VPCP-V.I ngày 16/8/2021, của Văn phòng Chính phủ |
Rõ ràng, từ nội dung phản ánh trên đây cho thấy có cơ sở để người cao tuổi là bà Trác Thị Kim Phượng đề nghị được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án sơ thẩm số 09/2018/DS-ST ngày 3/8/2018 của TAND TP Cần Thơ và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 369/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh.
Tạp chí Ngày mới online, game bài đổi thưởng tiền that trân trọng chuyển nội chuyển nội dung phải ánh trong bài viết này đến Chánh án TAND Tối cao xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này. Khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm : “1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”. |