Thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông: Tại sao chưa giải quyết dứt điểm dấu hiệu khai man nguồn gốc đất?
Pháp luật - Bạn đọc 09/10/2020 08:44
Công an huyện Gò Công Đông chuyển đơn tố cáo của ông Lê Văn Ba cho Thanh tra huyện Gò Công Đông giải quyết (?!) |
Ban Tiếp công dân UBND huyện Gò Công Đông mời ông Lê Văn Ba đến giải quyết đơn |
Trao đổi với phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , ông Ba cho biết: “Năm 1945, ông bà chúng tôi là cụ ông Võ Văn Chẩn và cụ Ngô Thị Nhượng mua đất của địa chủ được 7 ha đất lá dừa nước, tọa lạc tại ấp Chợ, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông. Năm 1966, cụ ông Chẩn chết không để lại di chúc. Năm 1976, cụ Nhượng họp mặt các con lại để chia đất theo ý chí, nguvện vọng của cụ, với mong muốn các con ghi nhận, tôn trọng chấp hành trong khuôn khổ gia đình (nam được chia 15.000 m2/người; nữ 5.000m2/người, không thể hiện bằng giấy tờ văn bản). Năm 1995, cụ Nhượng chết không để lại di chúc. Đến khi Chính phủ có chủ trương cho kê khai đất đai theo Chỉ thị số 299/TTg, thì các ông Lại, ông Nhàn và ông Ớt lợi dụng cụ Chẩn, cụ Nhượng chết không để lại di chúc đã nảy sinh lòng tham lam tự phân chia kê khai vào sổ mục tại xã Vàm Láng hết toàn bộ diện tích 7 ha đất. Sau đó các ông có đơn yêu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) để hưởng trọn tiền đền bù của Dự án dầu khí Mê Công”.
Ông Ba còn cho biết, đám lá trên 7 ha đất dừa nước nói trên là địa điểm giao liên, căn cứ Cách mạng. Bà Võ Thị Lẹ (mẹ của ông Ba) hoạt động cách mạng bị địch bắt, chịu tù đày và chú ruột của ông Ba hi sinh cũng tại đám lá này. Thời điểm năm 1964, ông Võ Văn Lại và ông Võ Văn Nhàn không thể có được lí do để vào được đây khai mở đất để trồng cây dừa nước được, vì từ năm 1966 - 1975, ông Lại đi lính phòng vệ của chế độ cũ; còn ông Nhàn tham gia cách mạng , năm 1966 chiêu hồi đi lính cho chế độ cũ. Thế nhưng 2 ông này lại khai rằng: 7 ha đất dừa nước nói trên là do các ông khai mở đất. Có thể thấy đây là dấu hiệu và bằng chứng về việc khai man về nguồn gốc đất; Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơ quan có thẩm quyền nào xem xét, làm rõ, xử lí đối với hành vi này.
Ngoài ra, ông Võ Văn Ớt cũng có dấu hiệu khai man về nguồn gốc đất để được cấp GCNQSDĐ. Cụ thể, ông Võ Văn Ớt khai rằng nguồn gốc đất 1,8 ha do mua của ông Phạm Văn Phó (tự Tám Lá) từ năm 1982. Và đưa ra Thông báo số 27/TB- UBND ngày 28/11/2007 của UBND xã Vàm Láng về việc trả lời đơn xin cấp GCNQSDĐ cho ông Đỗ Thái Gò, để chứng minh toàn bộ diện tích đất của ông Phạm Văn Phó đã có Quyết định số 198/QĐ-ƯB ngày 6/8/1986, giao cho Trường Trương Định quản lí. Tuy nhiên Trường Trương Định đã được Nhà nước bồi thường trong Dự án Vinashin. Như vậy, ông Phạm Văn Phó đâu còn đất để bán cho ông Võ Văn Ớt (!?)
Cũng giống như ông Lại và ông Nhàn, sự khai man trên đến nay chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lí đối với hành vi khai man của ông Ớt. Như vậy, đã thể hiện dấu hiệu Nhà nước đang bị xâm hại về quyền lợi đối với phần đất giao cho Trường Trương Định quản lí, Trường Trương Định đã được Nhà nước bồi thường trong dự án Vinashin!
Những năm qua, ông Lê Văn Ba liên tục có đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền: Công an, UBND huyện Gò Công Đông và Viện Kiểm sát Nhân dân ở huyện Gò Công Đông, có biện pháp giải quyết dứt điểm đơn tố cáo của công dân đối với hành vi có dấu hiệu khai man trên đây của ông Lại, ông Nhàn, ông Ớt; đồng thời công khai kết quả giải quyết theo quy định.