Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Phải nghiêm trị vấn nạn tham ô - lãng phí tài sản công

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời thường xuyên căn dặn, nhắc nhở: “Tham nhũng, lãng phí và tệ quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, nó là kẻ thù rất nguy hiểm vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta...”.

Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn đang ở giai đoạn quyết liệt, tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng và lãng phí, tư lợi cá nhân của cán bộ công chức trong bộ máy. Bác Hồ kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước phải coi tham nhũng, lãng phí của công là kẻ thù nguy hiểm, là giặc nội xâm. Bên cạnh đó Bác chỉ thị cho các cơ quan, đoàn thể, mặt trận tham gia phát hiện các hành vi tham ô, tham nhũng, tư lợi cá nhân để trừng trị. Bác cho rằng tham ô, tham nhũng, hối lộ là hành vi nguy hiểm “nằm trong các tổ chức của ta”, Ngay từ những năm đầu thành lập nước tệ nạn tham nhũng. hối lộ của các quan chức trong bộ máy cũng đã xuất hiện, tuy không nhiều nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: Đây là một mặt trận đấu tranh không thể một phút buông lơi vũ khí.

Trong điều kiện một đảng cầm quyền, vấn đề chống tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công càng trở nên rất quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo đất nước thời kì kháng chiến, kiến quốc đến khi hòa bình đã đúc kết thành bài học thực tiễn rằng: Có những người trong lúc chiến đấu thì hăng hái, trung thành không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, không sợ hi sinh xương máu, nghĩa là có công với cách mạng; song, đến khi có ít nhiều quyền lực ở trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cho nên lại biến thành người có tội với cách mạng, với nhân dân... Có những người miệng thì nói phụng sự tổ quốc, phụng sự Nhân dân, nhưng lại tham ô, tham nhũng, lãng phí, làm hại đến tổ quốc, Nhân dân...

5130 ww
Xét xử vụ án Phạm Công Danh

Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích nguyên nhân dẫn đến tội tham ô, tham nhũng lãng phí và bệnh quan liêu của cán bộ công chức đó là: người đứng đầu các cấp không sát thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng, chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, không kiểm tra, thanh tra đến nơi đến chốn... có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không biết giữ, có kỉ luật mà không tuân thủ, kết quả là những người xấu, những cán bộ yếu kém tha hồ tham nhũng, lãng phí hoặc cố tình bao che, dung túng cho nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí để cùng nhau hưởng lợi riêng...

Nghiên cứu tư tưởng chống tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàng chục năm trước, chúng ta soi rọi lại các vụ trọng án về kinh tế gây chấn động dư luận hiện nay như Vinasine, Vinaline, vụ đánh bạc ngàn tỉ, vụ Vũ Nhôm, vụ Trần Bắc Hà và nhiều vụ án nghiêm trọng khác đã, đang, sẽ được phát hiện, điều tra và xử lí nghiêm minh theo luật pháp. Giá như những người lãnh đạo và những cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hiểu rõ lời cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đất nước hiện nay đã đỡ tổn thất hàng trăm ngàn tỉ đồng, số tiền đủ để xây dựng, phát triển kinh tế, đổi mới đất nước, tăng cường nguồn lực an ninh quốc phòng, xây dựng thêm hàng chục ngàn trường học, bệnh viện, điểm vui chơi, giải trí và các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn trên mọi miền đất nước.

Quốc nạn tham nhũng, lợi ích nhóm hiện nay chính là “kẻ thù không mang gươm, mang súng” mà rất nguy cơ cho sự tồn vong của chế độ, của đất nước. Chính vì thế mà ngày trước Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định với tất cả cán bộ và đảng viên thời ấy rằng: “Tội ấy cũng nặng ngang với tội làm Việt gian, mật thám”. Bác Hồ không hề nhân nhượng với các đối tượng mắc vào tội tham ô, tham nhũng.

Sinh thời Người từng ra lệnh xử tử hình đối với Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, vì tội tham nhũng, lãng phí. Bác nêu quan điểm chỉ đạo rằng: Đất nước đang còn rất nghèo đói, nhưng ông Cục trưởng Cục Quân nhu đã dùng tiền bất minh để làm tiệc cưới cho con cái cực kì xa xỉ, tràn ngập sơn hào, hải vị, rượu ngoại và thuốc lá ngoại, mời hàng trăm quan khách tham dự ăn uống. Bác đã chỉ đạo cơ quan Chính phủ thanh tra, điều tra và phát hiện ông quan quân đội ấy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn Cục trưởng Cục Quân nhu của quân đội để bòn rút tài sản quốc phòng, ngân sách của nhà nước.

Đối chiếu với những vụ đại án kinh tế đã và đang phát hiện trong những năm gần đây ở nước ta, liệu chúng ta có nên nhẹ tay với bọn tham nhũng, lợi ích nhóm đang làm khánh kiệt đất nước. Sự nghiêm minh của lãnh đạo Đảng, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong phòng, chống tham nhũng và trừng trị bọn tham nhũng những năm gần đây vẫn chưa thể tiêu diệt hết bọn tham nhũng, lợi ích nhóm tận gốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng mới thành công. Quần chúng tức là toàn thể các chiến sĩ trong quân đội, toàn thể công nhân trong xưởng, toàn thể nhân viên trong cơ quan,... rồi đến toàn thể Nhân dân. Cũng như mọi việc khác, việc “chống” này phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc thành công...”. Ngoài ra cần thực hiện nghiêm túc tư tưởng “không có vùng cấm” trong xử lí bọn tham nhũng của Đảng ta mà đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo.

Nguyễn Tấn Tuấn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Tin khác

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …
Xem thêm
Phiên bản di động