Những "bất thường" trong việc bồi thường đất lâm nghiệp ở xã Quảng Nghĩa (Bài 1)
Đơn thư bạn đọc 23/05/2022 08:04
Bài 1: Vì sao tước đoạt quyền lợi chính đáng của người dân?
Thu gom đất rừng?
Người dân ở thôn 3, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái cho biết khoảng thượng tuần tháng 9/2018, một người dân đã thu gom toàn bộ đất rừng của 23 hộ dân (khoảng 70 ha) đã được bán với giá bình quân 20 triệu đồng mỗi mẫu.
Cùng 1 thửa rừng nhưng lập phương án bồi hoàn (cho người mua) thì bạc tỉ, lập cho dân lại “0 đồng” |
Một năm sau, ngày 8/9/2019, TP Móng Cái có thông báo thu hồi lâm phần tại khu vực để làm mỏ khai thác đất đắp nền đường cao tốc. Với những giấy ủy quyền do xã chứng thực, người dân này thay mặt bà con làm thủ tục bồi thường, hỗ trợ như kí biên bản kiểm đếm đất đai, tài sản, bàn giao hiện trường và đứng ra nhận tiền bồi hoàn từ Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) TP Móng Cái. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng lập phương án bồi thường, hỗ trợ với số tiền nhiều tỉ đồng.
Chuyển cho nhà báo bản phương án bồi thường có đầy đủ chữ kí của lãnh đạo Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái, ông Đặng Văn Hường cho biết: “Cán bộ đưa cho tôi xem phương án bồi thường cho người bán rừng được “nhận tiền thay”. Cụ thể, tôi được hơn 711 triệu đồng, ông Vi Văn Chính 694 triệu…
Thế nhưng, chẳng biết bằng cách nào mà lãnh đạo xã Quảng Nghĩa lẫn Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái tự "lật" chính mình: Xây dựng phương án bồi thường mới, hoàn toàn ngược lại, từ chỗ đền bù tiền tỉ, bỗng rơi kịch đáy, “0 đồng”!
Căn cứ pháp lí “rối rắm” Trung tâm PTQĐ đưa ra để không bồi hoàn xu nào cho dân |
Thuyết giải về việc không bồi thường, hỗ trợ 1 đồng nào cho dân, lãnh đạo Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái cho rằng, hơn chục năm trước (2010-2012) bà con đã bỏ hoang rừng, “không tác động vào đất”(!). Có thể thấy, chưa nói đến việc cùng 1 cánh rừng, khi lập phương án bồi hoàn cho người mua đất rừng thì xanh tốt, có người chăm sóc; sau đó lập cho dân thì lâm phần “chuyển hóa” thành đồi hoang, mà chỉ nói về căn cứ pháp lí Trung tâm PTQĐ áp dụng để bồi không bồi hoàn là… chưa đúng!
Câu hỏi đặt ra, Trung tâm PTQĐ dẫn ra hàng loạt điều, Khoản (tới 10 khoản, thuộc 9 điều) của Luật Đất đai và cả Luật Lâm nghiệp nhưng lại thể hiện sự thiếu hiểu luật (hay cố tình không hiểu), để “xù” đền bù cho bà con? Chẳng hạn, dẫn Khoản 1, Điều 76; Khoản 2, Điều 54 và Khoản 1, Điều 82 (Luật Đất đai) song không rõ những điều, khoản này quy định: Nhà nước giao đất không thu tiền cho người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, và khi thu hồi, sẽ bồi thường khi diện tích giao trong hạn mức (nếu vượt hạn mức - 30 ha đối với rừng sản xuất - thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, chứ không phải 0 đồng). Như thế, trường hợp của bà con thôn 3 hoàn toàn được bồi thường về đất, vì rừng tự nhiên được giao, đều dưới định mức, theo Quyết định số 1.937, ngày 10/10/2005 của UBND thị xã Móng Cái, khi đó!
Chưa hết, Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái còn dẫn Khoản 1, 2, Điều 135 (Luật Đất đai) nhưng cũng không hiểu 2 Khoản này chỉ điều chỉnh việc giao đất rừng sản xuất, là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lí rừng (không phải cho cá nhân) để quản lí, bảo vệ và phải chuyển sang cho thuê khi đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức… Tương tự, các khoản trong Điều 73 và 82 Luật Lâm nghiệp, mà Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái đưa ra, cũng không liên quan đến chính sách đền bù mà chỉ quy định quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sản xuất (như được công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất; quyền đượckhai thác lâm sản và chuyển nhượng, thừa kế,…).
Kết quả kiểm kê rừng năm 2005 minh chứng người dân có khoanh nuôi, tái sinh, làm giàu rừng |
Thế nên, phải chăng lãnh đạo Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái viện dẫn những điều, khoản không ăn nhập đến việc đền bù vào phương án bồi hoàn, phải chăng là để dân… rối mắt? Còn nữa, đơn vị này “chiểu” điểm h, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai (đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục thì bị thu hồi) để thoái thác trách nhiệm đền bù là không phân biệt được thế nào là đất trống trồng rừng, thế nào là rừng tự nhiên bà con được giao để khoanh nuôi, bảo vệ. Đây là việc áp dụng luật sai đối tượng, dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền lợi chính đáng của công dân!
Cán bộ có “lỡm” dân?
Ông Đặng Văn Hường bức xúc: “Nói chúng tôi bỏ hoang từ 2012, sao năm 2014 không ra quyết định thu hồi mà 9 năm sau vẫn lên phương án bồi thường? Thực tế, chúng tôi được giao rừng tự nhiên để khoanh nuôi tái sinh và có trồng xen sấu, quế để làm giàu rừng. Điều này thể hiện rất rõ trong hồ sơ Dự án Việt - Đức năm 2003 và quyết định giao đất năm 2005, cũng như báo cáo kết quả kiểm kê rừng (từ năm 2003 - 5/2005) của Đoàn Khảo sát - Thiết kế Lâm nghiệp tỉnh. Vậy, tại sao lãnh đạo Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái lại cố áp điều luật dùng cho đối tượng đất trống (được giao để trồng rừng), nhằm tước đoạt tất cả những gì chủ rừng được hưởng?”.
Ông Đặng Văn Hường bức xúc đặt vấn đề: “Nếu không bảo vệ, chăm sóc… liệu rừng có xanh tốt đến ngày thu hồi không? Vậy động cơ, mục đích gì nói chúng tôi bỏ hoang rừng để không bồi hoàn, hỗ trợ”? |
Cũng theo người đàn ông từng làm Tổ trưởng tổ Quản lí, bảo vệ rừng của xã, chính ông Vũ Tuấn Cường, Phó giám đốc Trung tâm PTQĐ TP Móng Cái, tại 1 buổi đối thoại với dân cho rằng, rừng của bà con, Nhà nước đã thu hồi vào năm 2010. “Thế nhưng, tôi yêu cầu đưa quyết định ra thì ông ta chịu, và sau đó, không bao giờ ông đả động điều này nữa. Cán bộ mà thế có phải “lỡm” dân?”- ông Hường cho biết thêm.
game bài đổi thưởng tiền that tiếp tục thông tin tới ban đọc về vụ việc trên