Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Sau hơn 3 tháng hành quân vượt Trường Sơn, khi Trung đoàn vào đến ngã ba Đông Dương thì Tiểu đoàn 2 đi tiếp vào miền Đông Nam Bộ, còn hai tiểu đoàn 1 và 3 về miền Trung Trung Bộ và được bổ sung Tiểu đoàn Phủ Thông, thuộc Trung đoàn 1 chủ lực của Quân khu 5. Từ đấy, Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 22, với mật danh “Quyết tâm”, gồm các Tiểu đoàn 7, 8, 9 và các đơn vị trực thuộc, biên chế trong đội hình Sư đoàn 3 - Sao Vàng, Quân khu 5.

Trong 5 năm (1965-1970) hoạt động ở chiến trường Bình Định, Quảng Ngãi với muôn vàn khó khăn, Trung đoàn 22 cùng Trung đoàn 2 “Quyết chiến”, Trung đoàn 12 “Quyết thắng” và quân dân địa phương thường xuyên đương đầu với các đơn vị tinh nhuệ của Sư đoàn kị binh bay số 1 Mỹ, Lữ đoàn không vận 173 Mỹ, Lữ đoàn bộ binh 11 của Sư đoàn A-mê-ri-cơn; Sư đoàn Mãnh hổ của Nam Triều Tiên, Sư đoàn 2; Sư đoàn 22 bộ binh và các đơn vị biệt động quân, địa phương quân, bảo an của ngụy.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Cựu binh Phạm Quốc Bảo và cựu binh Mỹ Peter Mathews trong buổi trao lại cuốn sổ tay cho thân nhân liệt sĩ Cao Văn Tuất tại Hà Tĩnh ngày 4/3/2023.

Trung đoàn 22, dưới sự chỉ đạo của Sư đoàn 3 - Sao Vàng đã đánh những trận cực kì ác liệt, lập nên những chiến công đặc biệt xuất sắc, tiêu diệt lớn sinh lực địch, phá vỡ ách kìm kẹp trong các “ấp chiến lược” và đập tan những trận càn, những chiến dịch “tìm diệt” của Mỹ - ngụy, góp phần cùng quân dân cả nước làm thất bại những chiến lược thâm độc của Mỹ-ngụy. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào địa phương anh dũng hi sinh, góp phần viết nên bản anh hùng ca bất diệt về tinh thần quả cảm và ý chí cách mạng quật cường của Bộ đội Cụ Hồ.

Ngày 1/9/2020, Trung đoàn 22 được Chủ tịch nước kí Quyết định số 1521-QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước dành tặng Trung đoàn 22 là sự ghi nhận những chiến công đặc biệt xuất sắc và những cống hiến to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã đóng góp cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta. Đây là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, của thân nhân các liệt sĩ Trung đoàn 22, Sư đoàn 3 - Sao Vàng.

Trung đoàn 22 đã đi vào lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy hiện nay Trung đoàn 22 không còn nằm trong biên chế của Sư đoàn 3 và Quân đội ta, nhưng thành tích và những chiến công oanh liệt của Trung đoàn 22 trong thời kì chống Mỹ mãi được ghi nhận và giữ gìn. Tìm hiểu thêm, qua cuốn “Hồi ức” của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2014, trang 380) được biết bối cảnh phân tán Trung đoàn 22 đầu năm 1970: Để phù hợp với tính chất hoạt động mới và tăng cường lực lượng địa phương trong giai đoạn đánh phá “bình định” nông thôn của địch, tháng 2/1970, Quân khu chấp nhận ý kiến đề nghị của tôi, quyết định cho phân tán Trung đoàn 22, Sư đoàn 3: Tiểu đoàn 7 ra Quảng Ngãi; Tiểu đoàn 8 về Bình Định; Tiểu đoàn 9 vào Phú Yên. Số còn lại bổ sung cho Trung đoàn 2, Trung đoàn 12 và Sư đoàn bộ.

Trong hàng trăm trận đánh xuất sắc của Trung đoàn 22 mà báo chí thời đó đã đề cập nhiều, xin lược ghi một đoạn trong cuốn Kí ức Sư đoàn của Thượng tướng Giáp Văn Cương, nguyên Đô đốc Hải quân, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 - Sao Vàng (tập II, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2005, trang 6 - 19): “Thời gian đó, tôi là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 được Quân khu 5 chỉ định làm chỉ huy trưởng mặt trận Bình Định để tiện phối hợp với quân dân địa phương trong tác chiến. Khi Lữ đoàn 3, Sư đoàn “Kị binh bay” Mỹ vừa đổ quân xuống khu vực Bồng Sơn - Tam Quan đã gặp ngay Trung đoàn 22 của ta chờ sẵn chủ động tiến công. Suốt 4 ngày đêm từ 28 đến 31/1/1966, Trung đoàn 22 đã tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 đại đội thuộc Lữ đoàn 3. Cuối năm 1966, Sư đoàn tổ chức tập kích cụm quân Mỹ đang đóng giữ tại đồi Xuân Sơn (huyện Hoài Ân) do Trung đoàn 22 đảm nhận. Lúc đó Trung đoàn 22 đang ở phía bắc huyện An Lão, phải hành quân hai ngày hai đêm mới tới vị trí tập kết. Mọi việc chuẩn bị cho trận đánh đã hoàn tất vào đêm 23/12/1966, nhưng trưa ngày 24 trời đổ mưa lớn, nước lũ tràn về ngập đầy sông, suối, đồng ruộng. Các vị trí đặt hỏa lực cũng ngập nước. Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 22 đã có một quyết định khó khăn là lùi thời gian nổ súng 2 ngày nữa, mặc dù biết điều kiện cực kì phức tạp như vấn đề bảo đảm bí mật, vì bộ đội đã vào vị trí xuất phát xung phong mà máy bay địch thường xuyên quần lượn, soi mói trên đầu, bom và pháo liên tục dội xuống xung quanh căn cứ để bảo vệ quân đồn trú. Vấn đề căng thẳng nữa là bảo đảm tiếp tế hậu cần không đủ nên hầu hết bộ đội hạn chế ăn uống, thậm chí nhịn đói chờ giờ tiến công địch. Đúng 1 giờ sáng ngày 26/12/1966, vừa hết thời gian ngừng bắn trong dịp lễ Nô-en, Trung đoàn 22 bất thần nổ súng tiến đánh căn cứ Xuân Sơn…”.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Phần mộ các liệt sĩ hi sinh tại đồi Xuân Sơn

Các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Thông tấn xã giải phóng,… và cả các báo của phương Tây đã có nhiều bài viết về sự kiện Xuân Sơn này. Báo Quân đội Nhân dân số 2057 ngày 5/2/1967, có bài: Chiến thắng Xuân Sơn (Bình Định), một trận đánh tuyệt đẹp của Quân giải phóng: 13 phút diệt gọn 2 tiểu đoàn và 1 trung đội lính Mỹ; phá hủy 11 đại bác, 2 súng cối, bắn rơi và phá hủy 4 máy bay.

Thông thường, hồ sơ đề nghị phong tặng Danh hiệu nhà nước cao quý phải do một cơ quan, đơn vị hay tổ chức xây dựng rất công phu, chặt chẽ làm nổi bật những thành tích đặc biệt xuất sắc của đơn vị hay cá nhân được đề nghị. Tuy nhiên, đã nửa thế kỉ, Trung đoàn 22, Sư đoàn 3 - Sao Vàng (thuộc Quân khu 5 trong chống Mỹ, nay Sư đoàn 3 - Sao Vàng thuộc Quân khu 1) không còn phiên hiệu. Tài liệu lưu trữ của Trung đoàn cũng thất lạc trong chiến tranh, hầu như không còn. Trải qua thời gian dài, số cựu chiến binh của Trung đoàn 22 còn rất ít; người khỏe mạnh càng hiếm. Sau giải phóng miền Nam, theo yêu cầu nhiệm vụ, Sư đoàn 3 khẩn trương cơ động ra miền Bắc chuẩn bị cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới nên tài liệu về Trung đoàn 22 lưu trữ ở Sư đoàn 3 không còn. Vì thế, Phòng Chính trị Sư đoàn 3 đã phối hợp với một số cựu chiến binh Trung đoàn 22 có tâm huyết cố gắng sưu tầm tư liệu, xây dựng Báo cáo thành tích, hoàn thiện hồ sơ để Đảng ủy và Chỉ huy Sư đoàn 3 đề nghị Quân khu 1 và Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan chức năng xem xét phong tặng danh hiệu Anh hùng cho Trung đoàn 22. Đây là việc làm đầy khó khăn, cần lòng kiên trì, vô tư vì đồng đội thân yêu.

Người tích cực, miệt mài trong quá trình sưu tầm, phục dựng, biên tập tài liệu để tái hiện phiên hiệu và truyền thống Trung đoàn 22 là cựu chiến binh, thương binh Phạm Quốc Bảo, với sự hỗ trợ của đồng chí Lý Cón Sáng, cán bộ Phòng Chính trị Sư đoàn 3, Quân khu 1 và đại tá Lê Anh Sáng, trung tá Nguyễn Tiến Đích,... tham gia. Ông Phạm Quốc Bảo đã dành nhiều thời gian tìm đọc ở Thư viện Quân đội, Thư viện Quốc gia và hàng chục cuốn sách với hàng nghìn trang; những bài đăng trên báo Quân đội Nhân dân, báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, báo Vietnam Courier,… để tìm những thông tin viết về các trận đánh của Trung đoàn 22 từ năm 1965 đến năm 1970. Có những báo cáo về trận đánh điển hình của Trung đoàn 22 đã thành tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin khoa học quân sự Bộ Quốc phòng hay biên soạn thành chiến lệ giảng dạy ở Học viện Lục quân Đà Lạt. Ngoài ra, ông Phạm Quốc Bảo cũng đã khai thác nguồn tài liệu (một số báo cáo mật của Sư đoàn 3 và Trung đoàn 22 viết ở chiến trường từ năm 1966 đến năm 1969) đã bị Quân đội Mỹ lấy mất, lưu trữ tại Trung tâm khai thác tài liệu chiếm được trong chiến tranh Việt Nam - một tổ chức của Quân đội Mỹ (Captured Docunment Exploitation Center - CDEC) chụp lại bằng vi phim (microfilm). Vì thời gian quá lâu, các bản đánh máy hay viết tay ở chiến trường nhiều đoạn đã mờ nhòe nên phải dùng công nghệ hiện đại chụp, chiếu, phóng to để đọc, biên tập lại,…. Sau quá trình công phu “đãi cát tìm vàng”, phiên hiệu và chiến công hào hùng của Trung đoàn 22 được tái hiện, góp phần làm mát linh hồn của các cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc, tô thắm thêm truyền thống Sư đoàn 3 Sao Vàng, cùng tăng thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ ngày nay.

Ông Phạm Quốc Bảo, sinh năm 1947, tại xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Từ năm 1965 đến năm 1971, ông tham gia Công an Hà Tây; rồi Sư đoàn 320B; Trung đoàn 22, Sư đoàn 3 - Sao Vàng, Quân khu 5; khi bị thương ông chuyển về Đoàn 587 Quân khu Hữu Ngạn. Năm 1972, ông được Nhà nước cử đi học tại Đại học Quốc gia Azerbaijan (Liên Xô cũ), tốt nghiệp năm 1978. Về nước ông công tác ở Văn phòng Quốc hội, sau đó được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội và làm Đại sứ tại Cộng hòa Bulgaria kiêm nhiệm Cộng hòa Bắc Macedonia.

Vài năm gần đây, ông vẫn đồng hành cùng một số cựu chiến binh Trung đoàn tìm thông tin đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị hữu quan quy tập mộ tập thể của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 22 hi sinh trong trận tập kích quân Mỹ ở đồi Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân tháng 12/1966 và có những chuyến đi nghĩa tình về chiến trường xưa. Ông cũng được VTV mời tham gia phim tài liệu “Cuộc trở về đặc biệt” đầy xúc động. Năm 2023, qua báo chí khi biết cựu binh Mỹ Peter Mathews trước kia thuộc Sư đoàn kị binh bay số 1 Mỹ đang giữ cuốn sổ tay của liệt sĩ Cao Văn Tuất quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh muốn sang Việt Nam trao lại gia đình. Ông Bảo rất cảm động nhận ra người đồng đội từ hòm thư 21220 GM Phi trường 10 là của Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 22. Ông đã cung cấp thông tin về đơn vị và nơi chiến đấu, hi sinh của liệt sĩ Cao Văn Tuất cho Chủ tịch MTTQ tỉnh Hà Tĩnh để tổ chức buổi đón nhận cuốn nhật kí thêm ý nghĩa, nhân văn. Ông bà cựu binh Mỹ và gia đình liệt sĩ cùng Nhân dân địa phương rất cảm động. Ông Bảo đã viết một số sách: Trung đoàn 22, Sư đoàn 3 Sao Vàng (2016), Trung đoàn 22 Anh hùng (2021) tặng các cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ và bạn bè. Ngoài ra, ông cũng viết một số sách: Hồ Chí Minh trên đất nước Hoa Hồng (2008), “Xứ sở Hoa hồng Bulgaria” (2020),…; đồng thời ông cũng chủ biên hoặc tham gia biên soạn ấn phẩm về Nghị viện các nước trên thế giới, Liên minh Nghị viện thế giới; ông đã được nhận một số giải báo chí về hoạt động của Quốc hội và HĐND.

Nguyễn Nhân Tỏ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.
Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Tin khác

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.
Xem thêm
Phiên bản di động