Người cao tuổi cần phải kiên định, tỉnh táo trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội
Tư vấn pháp luật 26/08/2022 07:59
Luật Người cao tuổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 có quy định nhằm phát huy vai trò Người cao tuổi (viết tắt NCT) trong việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội.
Cụ thể, theo Khoản 7, Điều 23, quy định NCT phát huy vai trò thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.
Nhưng thực tế hiện nay khi NCT tham gia việc phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội nói chung còn nhiều điều hạn chế nhất là ở cấp cơ sở, NCT vẫn còn đơn độc, yếu thế, bị đe dọa, tạo sức ép...
Bên cạnh đó, quá trình phát hiện, làm rõ những sự việc tiêu cực, các vấn đề tệ nạn xã hội tại cơ sở nhiều NCT vẫn chưa thực sự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật, kỹ năng cần thiết để sự việc được giải quyết kịp thời.
Dưới góc nhìn luật pháp, trao đổi với phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , (game bài đổi thưởng tiền that ) Luật sư Hoàng Tùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, khi phát hiện các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu ở cơ sở, trước khi "xắn tay" làm sáng tỏ mọi việc NCT cần trang bị cho mình những kiến thức vững chắc về pháp luật hiện hành.
Luật sư Hoàng Tùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. |
Điều quan trọng trong quá trình "đấu tranh" NCT cần giữ tỉnh táo để tránh mọi cám dỗ, có thái độ kiến quyết, kiên định, bền bỉ để để làm sáng tỏ những "góc khuất" của sự việc, vấn đề. Nên chọn phương án “mưa dần thấm lâu”, khéo léo từ ngay nội bộ các cấp, kịp thời ngay từ khi tiêu cực có biểu hiện là tốt nhất.
Trong khi làm rõ sự việc điều tối kỵ là khiếu kiện đông người, không được vượt cấp và phải giữ ổn định chính trị. Những sai phạm của cán bộ chỉ được nêu trong hội nghị và có chứng cứ rõ ràng, không bàn tán ra bên ngoài. Muốn để tham nhũng được đưa ra ánh sáng cần có ý chí bền bỉ, lập luận sắc bén, cần có chứng cứ xác đáng trước khi muốn phơi bày sự thật. Để làm được điều này NCT phải hiểu rõ pháp luật hiện hành để tự bảo vệ chính mình và gia đình.
Cũng theo Luật sư Hoàng Tùng, hiện nay quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành cũng rất định tính: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng… áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu…”. Thêm vào đó, Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng tiếp tục bổ sung một quy định rất chung chung về bảo vệ người tố cáo:“Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo”.
Nhiệm vụ bảo vệ người tố cáo được giao cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau và được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật, không có cơ quan chuyên biệt bảo vệ người tố cáo nói chung và người tố cáo tham nhũng nói riêng. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho người tố cáo tham nhũng vẫn e ngại, sợ sệt và không tích cực hợp tác với cơ quan nhà nước trong kiểm tra, xác minh và xử lý tố cáo.
Do vậy NCT khi đấu tranh làm rõ những sự việc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng nhất là các tệ nạn xã hội cần trang bị yếu tố về pháp luật, sức khỏe, biết huy động nguồn lực để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
Về việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội (internet) để lan tỏa thông tin sự việc tiêu cực, tệ nạn xã hội, Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, NCT nên đưa thông tin một cách “thông minh”, cẩn trọng.
Theo Luật sư Hoàng Tùng, việc đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ tạo nên sức ép dư luận nhiều hướng, từ đó thúc đẩy quá trình điều tra các sai phạm của người bị tố cáo, phản ánh. Nhưng hãy đưa thông tin một cách “thông minh”, khi có đầy đủ chứng cứ, lí lẽ xác minh, không làm hoang mang dư luận. Cẩn trọng với thông tin không gây tác hại về kinh tế, văn hoá, xã hội và chất lượng làm việc của một số cơ quan nhà nước.
“Gương sáng” người cao tuổi xứ Huế |
Chăm sóc sức khỏe vừa là nhu cầu, vừa là thách thức lớn đối với người cao tuổi |
Phối hợp để chăm sóc tốt hơn cho người cao tuổi |