Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

CÂU LẠC BỘ THỐNG NHẤT:

Ngôi nhà chung của đồng bào miền Nam tập kết

Có lẽ những người miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954 đã từng sống ở Hà Nội không ai là không biết “Câu lạc bộ Thống nhất”. Đây là hình ảnh miền Nam thu nhỏ, ngôi nhà chung của những đứa con miền Nam xa quê...

I-Câu lạc bộ (CLB) Thống nhất được thành lập tháng 11/1955, khi có hàng vạn cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc. CLB nằm giữa 2 phố Hàng Trống và Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Nơi có nhà thờ vua Lê và tượng Người cầm gươm hướng thẳng ra hồ Hoàn Kiếm, như thề cùng muôn dân kết đoàn chống quân xâm lược; có trụ sở Báo Nhân dân; cửa hàng giải khát Thủy Tạ rất đông khách lui tới; tản bộ một đoạn sẽ gặp Bách hóa Tràng Tiền, Bưu điện Hà Nội và cửa hàng kem Tràng Tiền ngon không chê vào đâu được.

Đứng ở phía CLB phóng tầm mắt nhìn ra hồ Hoàn Kiếm sẽ thấy toàn cảnh cầu Thê Húc, tháp Rùa thơ mộng. Nơi đây như một lẵng hoa lung linh sắc màu giữa lòng Thủ đô. Đặc biệt, ở cuối phố Đinh Tiên Hoàng và cạnh tháp Hòa Phong ngày ấy còn có bến tầu điện, rất thuận lợi cho khách phương xa về đây vãn cảnh và vào CLB sinh hoạt. Được biết, trụ sở CLB là nhà Khai trí Tiến Đức, nơi vui chơi của giới thượng lưu thời Pháp; đến năm 1946 trở thành Trụ sở của Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Với vị trí đắc địa như thế, Nhà nước đã dành làm nơi để đồng bào miền Nam tập kết gặp gỡ giao lưu, gắn bó tình cảm, với cái tên thật ý nghĩa CLB Thống nhất.

Ngôi nhà chung của đồng bào miền Nam tập kết

II- Nhớ khi mới thành lập, CLB Thống nhất còn vắng vẻ, chỉ có cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết đến nghe thời sự trong và ngoài nước. Nhưng dần dà được cải tiến, nhất là từ tháng 12/1960, khi Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Không chỉ nghe thời sự chính trị “nóng hổi”, còn có các diễn giả là người từ chiến trường miền Nam ra nói chuyện. Cứ thế chương trình ngày một phong phú hơn, như biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao, đọc sách, xem triển lãm,… sau này căng tin còn bán các món ăn miền Nam. “Tiếng lành đồn xa” người đến ngày một đông. Không riêng gì Hà Nội mà các tỉnh lân cận cũng kéo về, vì ai cũng rất khao khát tình cảm quê hương. Họ đến CLB Thống nhất không chỉ để nghe thời sự hay giải trí, mà còn tìm người thân bị thất lạc khi tập kết từ tháng 10/1954 đến 10/1955 theo Hiệp định Giơnevơ. Không hiếm cảnh cha con, anh chị em khi tập kết ra Bắc mỗi người mỗi ngả, 3-4 năm sau mới tìm được nhau, hay có người đã trở về miền Nam chiến đấu mà người thân không biết. Trong CLB Thống nhất còn có hàng ngàn lá thiếp, lá thư từ miền Nam gửi ra mà Bưu điện không thể chuyển đến những địa chỉ hết sức mơ hồ. Do chính quyền Ngô Đình Diệm phá Hiệp định Giơnevơ nên CLB Thống nhất không chỉ hoạt động 2 năm như tiêu chí ban đầu, mà tồn tại hơn 20 năm.

III- Khu tập thể Bờ sông nằm ngoài đê sông Hồng thuộc quận Hoàn Kiếm, được xây dựng trước năm 1960. Đây là Khu tập thể của cán bộ, công nhân viên các Bộ, ngành. Mọi người hay nói đùa gọi là khu “Đế vương” (vướng đê). Vì ở ngoài đê nên cứ đến mùa bão lụt tháng 7, tháng 8, nước lũ từ thượng nguồn ồ ạt đổ về có lúc ngập nửa nhà. Có nhiều người miền Nam tập kết ở đây, có lẽ câu “nói lái” trên xuất phát từ những người vui tính đó (!) Vật chất quá thiếu thốn, lại sống xa quê hương nên từ khi có CLB Thống nhất, bà con miền Nam khu “Đế vương” rất vui. Vì chỉ cần dăm phút đi bộ là đã ra đến ngôi nhà chung. Hàng ngày tập thể dục quanh bờ Hồ thấy trước cửa CLB treo tấm bảng thông báo lịch sinh hoạt cả tuần (mãi đến năm 2008 tấm biển này mới được cất đi). Các buổi có chiếu những bộ phim hấp dẫn, các vở kịch hay, có nghệ sĩ nổi tiếng đến biểu diễn,… cả khu “Đế vương” rộn ràng hẳn lên, nhiều người còn phân nhau đi sớm để xí chỗ. Mặc dù vé vào xem chỉ 15 xu và có tới 1.400 chỗ ngồi ngoài trời xây bằng xi măng, mùa Hè thì nóng nực, oi bức; mùa Đông lạnh tê tái, thế mà nhiều người phải đứng ngoài cửa vì không mua được vé.

Suốt 20 năm, CLB Thống nhất đã để lại biết bao nhiêu kỉ niệm với những ai đã một lần bước chân vào đây. Ban đầu đến sinh hoạt chỉ bằng một chiếc thẻ. Sau cải tiến chỉ cần trình Chứng minh thư hay Thẻ học sinh, người soát vé liếc nhìn thấy tên quê quán ghi trên đó là được. Nhưng số người đến đây càng đông, không chỉ người miền Nam mà còn các cô vợ quê Bắc, các cháu học sinh miền Nam về nghỉ Hè, Tết. Thế là việc vào cổng được đơn giản bớt, chỉ cần giọng nói hoặc trang phục là được. Các bác Nam Bộ thường mặc đồ màu đen và quàng khăn rằn; các bác quê Liên khu V giọng “hơi nặng”. Đặc biệt, đàn ông miền Trung thường hút thuốc lá rê quấn kiểu sâu kèn không lẫn vào đâu được. Họ ôm chầm lấy nhau khi nhận đồng hương; họ nhạt nhòa nước mắt khi nhận được tấm bưu thiếp, lá thư của người thân từ miền Nam gửi ra.

IV- Ngày ấy, ban đầu văn nghệ chỉ là “cây nhà lá vườn” nhưng sau này được sự quan tâm của Vụ 5, Ủy ban Thống nhất Trung ương, Vụ 8, Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa nên nội dung sinh hoạt ngày càng phong phú, hấp dẫn. Tất cả đều quán triệt tinh thần “Đấu tranh thống nhất đất nước”; “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”;… Riêng phần văn nghệ vào các thứ tư, thứ bảy, chủ nhật hằng tuần là đông vui hơn cả. Các bộ phim như “Hai người lính”, ”Khi đàn sếu bay qua”, “ Người thứ 41”… ( Liên Xô) và “Bạch Mao Nữ”, “Lưu Hồ Lan”, “Vượt sông trinh sát”,… (Trung Quốc)… đều có nội dung lành mạnh gần gũi với Việt Nam nên buổi chiếu nào cũng kín chỗ. Đặc biệt, Điện ảnh Việt Nam tuy còn non trẻ, mới ra mắt các phim, như “Chung một dòng sông”, “Chị Tư Hậu”, Con chim vành khuyên”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”,… được chiếu đi chiếu lại nhiều lần mà người xem vẫn háo hức.

CLB còn mời được các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đến trình diễn. Các nghệ sĩ nỗi tiếng như Châu Loan hò Huế; Lệ Thi hát Bài chòi; Quốc Hương, Trần Khánh, Thương Huyền với các bài ca cách mạng; Ái Liên, Trang Nhung ca cải lương và giọng ngâm thơ da diết của nghệ sĩ Trần Thị Tuyết, Linh Nhâm luôn làm xao xuyến lòng người. Ca sĩ Trần Khánh tuy không phải người miền Nam nhưng rất gắn bó với CLB Thống nhất. Lần đầu, ông đến CLB hát bài “Tình trong lá thiếp” (Phan Huỳnh Điểu) với chất giọng “tenor thép” rất truyền cảm: “Ngày mai thống nhất Nam Bắc/Người người reo vui tình tang tình/Chim bay về Nam xóa trôi những ngày / Lòng em mong ngóng thương nhớ/Đón anh ngày mai về/ Thỏa lòng bao ngày chờ mong thương nhớ vô vàn…”. Người nghe thực sự cảm động, vì bài hát đã nói lên tâm trạng của họ đang sống cảnh“ngày Bắc đêm Nam”. Chỉ thương cho những ai đã đến đây nhiều lần không hề tìm được lá thiếp hoặc cánh thư từ bên kia Vĩ tuyến 17 gửi ra.

V- Các chị em người miền Bắc, lấy chồng người miền Nam, lần đầu theo chồng đến đây còn bẽn lẽn, e ngại, vì cách ăn mặc hay giọng nói. Nhưng rồi quen dần lại thấy tự hào vì được giới thiệu là “con dâu miền Nam”. Nhiều chị sau này có chồng về Nam chiến đấu vẫn đến CLB đều đều. Bởi đây là món ăn tinh thần không thể thiếu được.

Một kỉ niệm đáng nhớ là một tối, Hội trường đang trật tự bỗng xôn xao hẳn lên khi có sự xuất hiện của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Khi ông cất tiếng nói: “Xin chào bà con đồng hương miền Nam và tất cả các bạn là dâu rể miền Nam ruột thịt!”, thì tiếng vỗ tay không ngớt, vì ai cũng thấy được trân trọng gần gũi của Thủ tướng, khi ông thăm hỏi tất cả mọi người và biểu dương những tấm gương tiêu biểu của đồng bào miền Nam tập kết, như: Anh hùng Nguyễn Đình Tôn, Quân chủng Phòng không Không quân (quê ở Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định); Anh hùng Phạm Đương (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi); Anh hùng Hồ Giáo (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) chăn nuôi bò sữa ở Nông trường Ba Vì; hay gương phấn đấu vươn lên không ngừng của Kso Phước, dân tộc Ê Đê, từ một học sinh miền Nam tập kết, sau này là Chủ tịch Ủy ban Dân tộc của Quốc hội… Trong không khí ấm áp tình người và những gương sáng đó, Thủ tướng còn nhắc lại câu Bác Hồ nói với các đồng chí lãnh đạo: “Sao các chú không để bớt vũ khí lại, đưa thêm đồng bào miền Nam ra Bắc để sau này về kiến thiết xây dựng quê hương”. Câu nói này đã làm mọi người cùng nhớ lại, năm 1958, Bác Hồ đến CLB vui Trung thu cùng các cháu thiếu nhi miền Nam.

VI- Từ chỗ đến giải trí, tìm kiếm đồng hương, CLB Thống nhất còn là cầu nối cho rất nhiều đôi uyên ương sau một thời gian sinh hoạt ở đây. Khoảng cách địa lí, tập quán vùng miền không gì ngăn cản được những trái tim yêu nhau. Đó là anh Ksopong, đồng hương của Anh hùng Núp, kết duyên với chị Khánh Huyền, ở Quảng Trị; chị Tôn nữ Nguyệt Vân, ở Huế là bạn đời của anh Thạch Quân, dân tộc Khmer ở Sóc Trăng… Cùng với thời gian ngày càng có nhiều đôi chồng Nam, vợ Bắc hơn, nhất là khi Trung ương có văn bản hướng dẫn việc kết hôn của cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết, mọi sự khúc mắc được giải quyết. Ở CLB Thống nhất, Hội đồng hương các tỉnh rất có trách nhiệm làm chứng hoàn cảnh của từng đôi và thông báo kịp thời để việc kết hôn không bị coi là” lách luật”. CLB còn là địa điểm lí tưởng để nhiều đôi làm đám cưới. Trong số họ, không ít cặp vợ chồng theo tiếng gọi thiêng liêng cùng nhau về Nam chiến đấu.

CLB Thống nhất còn là sợi dây gắn kết văn hóa các vùng miền với nhau. Họ đến đây không chỉ được nghe các làn điệu dân ca ba miền, mà còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo: Hũ tiếu Nam bộ, mì Quảng, bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh tộ, xôi đường,… đầy màu sắc và hương vị phương Nam. Bây giờ các món này ở Hà Nội đâu đâu cũng có, nhưng ngày ấy dạo phố tìm “đỏ mắt” không ra. Khách bị thu hút bởi các món chè của Huế. Còn nhớ không chỉ chè ngon lại rẻ mà nhờ có chị Ba, người Huế tiếng nói nhẹ nhàng không cần chèo kéo, khách vẫn tìm đến xếp hàng mua. Không có bia hơi như bây giờ, ngày ấy chỉ nước chè xanh và nhân trần cũng đủ để mọi người xích lại gần nhau. Năm 1980, CLB mới chính thức đóng cửa, hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong sự bâng khuâng của nhiều người.

Bây giờ qua đây, thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp những cụ già người miền Nam đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, mà một thời họ gọi đùa là “hồ Tìm Kiếm” người thân, đồng hương, bạn bè. Theo thói quen họ vẫn chọn chiếc ghế đá ven hồ trước cổng CLB Thống nhất để thư giãn. Trong kí ức của họ những kỉ niệm không thể nào quên khi nhìn lên tấm biển bên trái cổng chính ngôi nhà 16 Lê Thái Tổ có khắc dòng chữ: Câu lạc bộ Thống nhất nơi sinh hoạt và hội họp của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc (1955-1975)

Lê Chín

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ân hoạ từ những cây cầu

Ân hoạ từ những cây cầu

Sáng 9/9, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng sập đổ trong lũ lớn, kéo theo nhiều người và xe cộ đang lưu thông trên cầu khiến cả nước bàng hoàng. Chắc chắn sau lũ lụt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và tỉnh Phú Thọ sẽ phải họp bàn để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm.
Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đợt vận động quyên góp, ủng hộ Nhân dân thành phố khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Để cổng trường học bớt ùn tắc vào giờ tan học

Để cổng trường học bớt ùn tắc vào giờ tan học

Đã từ lâu ở nước ta, giao thông tại khu vực cổng các trường học, nhất là các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT... tại các đô thị luôn trong tình trạng tắc đường kẹt xe vào giờ các em tan học. Bởi giờ tan học luôn “trùng khớp” với khung giờ cao điểm của buổi trưa cũng như buổi chiều mỗi ngày (từ 11h đến 12h; và từ 16h30 đến 17h30), vì thế tình trạng ùn tắc giao thông tại các cổng trường luôn... trầm trọng.
Nghề lân ở Cố Đô

Nghề lân ở Cố Đô

Theo nhịp “tùng rinh”, những chú lân đủ màu tạo nên khung cảnh rộn ràng mùa Trung thu. Nghề làm đầu lân cũng được bảo tồn và phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người ở Cố Đô.
Làm sao mua được bánh trung thu chất lượng, an toàn?

Làm sao mua được bánh trung thu chất lượng, an toàn?

Còn gần nửa tháng nữa là tới Tết Trung thu năm 2024, các quầy bán bánh trung thu xuất hiện khá nhiều trên vỉa hè, lề đường tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều đô thị khác. Như mọi năm, các mẫu bánh trung thu xuất hiện trên thị trường rất đa dạng hình dáng, kiểu cách, trọng lượng, cũng như giá cả...

Tin khác

Chuẩn bị các điều kiện khi Luật đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực

Chuẩn bị các điều kiện khi Luật đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về đất đai nhằm phát huy tối đa nguồn lực tài nguyên cho phát triển đất nước, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, trong đó mục tiêu là hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lí và sử dụng đất đồng bộ phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Theo Đảng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình

Theo Đảng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình
Năm 2021, Triệu Đề là 1 trong 2 xã đầu tiên của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Cùng đó, thôn Tân Tiến của xã Triệu Đề đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Đây thực sự là niềm vui của Chi bộ và Nhân dân thôn Tân Tiến…

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư
TS Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư (GS). Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “con chíp” điện tử đầu tiên thương hiệu “Made in Viet Nam”.

Chuyện về bài hát linh cảm giã biệt trần thế của nhạc sĩ Trần Hoàn

Chuyện về bài hát linh cảm giã biệt trần thế của nhạc sĩ Trần Hoàn
Nghe đã lâu, nghe nhiều người nói về nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) có một bài hát linh cảm cho cuộc giã biệt “con tàu trần thế”, viết trên đất Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình gây xúc động cho bao người; tôi đi tìm nhưng đành thất vọng, vì những cuốn sách, tư liệu về nhạc sĩ không có một dòng thông tin nào về bài hát ấy cả.

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh
Ngoài kết nối các trung tâm đô thị và khu vực bằng những tuyến giao thông hiện đại, sông Sài Gòn được xác định là trung tâm của đồ án điều chỉnh quy hoạch TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền phát triển dải đô thị hai bên sông. Tuyến đường ven sông cũng mở ra hướng mới để phát triển thương mại, dịch vụ, tạo điểm nhấn về cảnh quan sông nước, phát triển du lịch, phát triển kinh tế xanh, tạo lập những cụm dân cư xen lẫn không gian xanh...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...
Mùa Thu Tháng Tám 79 năm trước, Cần Thơ đã cùng với cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Nhân dân Việt Nam, từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Mùa Thu năm nay, có dịp trở lại những chiến tích xưa, nơi đó vẫn âm vang về một thời hào hùng của thế hệ cha ông vì nước quên mình...

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc
Trong những năm gần đây, ai đi xa trở về lại Bình Thuận sẽ thấy sự thay đổi khá nhiều ở vùng đất này. Đường xá giao thông thuận tiện hơn vì đã có cao tốc chạy ra cả vào hướng nam lẫn hướng ra bắc. Thành phố trung tâm cũng thay áo mới đẹp hơn với nhiều công trình mới. Trong đợt nghỉ lễ này du khách đến Bình Thuận khá đông vui, nhộn nhịp...

Gặp những người lính thời hoa lửa

Gặp những người lính thời hoa lửa
Những gian khó, mất mát trên chiến trường năm nào mãi không thể phai trong tâm trí của những người cựu chiến binh. Năm tháng ấy, đất trời hòa cùng một màu khói lửa, những người lính trẻ đã dùng sức mình anh dũng đi qua...

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên
Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác kính yêu, có 7 lần Bác đón những cái Tết năm Thìn. Năm Giáp Thìn (1964) là năm Thìn cuối cùng trong cuộc đời của Người. Và đây cũng là một trong những năm Thìn không bao giờ quên của Người.

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Kí ức đẹp bên hồ Cốc
Tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam vừa chính thức khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước
Chương trình năm nay sẽ mang đến một nền tảng có quy mô lớn hơn và và tính tương tác cao hơn giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng
Vài thập kỉ trở lại đây, sông Hồng chảy qua địa bàn Hà Nội bị thu hẹp dần, bởi lưu lượng nước ngày càng thấp, nhiều người sinh sống ở hai bên bờ lợi dụng để “cơi nới” diện tích đất ở, đất canh tác, bằng hình thức cạp, lấn hướng ra lòng sông.

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa đi thực địa kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – đường Bùi Viện.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đợt vận động quyên góp, ủng hộ Nhân dân thành phố khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.
Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hai cán bộ công an cùng một số người dân đã kịp thời ngăn chặn, cứu được một người phụ nữ chuẩn bị nhảy cầu Bính, TP Hải Phòng.
Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đợt vận động quyên góp, ủng hộ Nhân dân thành phố khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Phiên bản di động