Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chuyện về bài hát linh cảm giã biệt trần thế của nhạc sĩ Trần Hoàn

Nghe đã lâu, nghe nhiều người nói về nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) có một bài hát linh cảm cho cuộc giã biệt “con tàu trần thế”, viết trên đất Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình gây xúc động cho bao người; tôi đi tìm nhưng đành thất vọng, vì những cuốn sách, tư liệu về nhạc sĩ không có một dòng thông tin nào về bài hát ấy cả.
Nhờ người mách bảo, tôi tìm đến nhà ở của ca sĩ Nam Vĩnh, hiện nghỉ hưu tại phường Hải Đình, TP Đồng Hới, nguyên là Phó trưởng ban Trung tâm Văn hóa thông tin TP Đồng Hới. Trước đề nghị của tôi, ca sĩ Nam Vĩnh đã đưa cho tôi xem bút tích bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn tặng chị có nhan đề “Chầm chậm”, rồi bồi hồi kể lại chuyện ra đời của bài hát linh cảm cho một cuộc giã biệt ấy của nhạc sĩ Trần Hoàn.

Trung tuần tháng 6/2003, sáu tỉnh Bắc miền Trung, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có cuộc hội thảo và giao lưu giữa các tạp chí văn nghệ, do Tạp chí Nhật Lệ (Quảng Bình) đăng cai tổ chức tại Đồng Hới. Nhạc sĩ Trần Hoàn cùng nhà thơ Phạm Tiến Duật đã vào tham dự cuộc hội thảo và giao lưu này. Lúc này, nhạc sĩ Trần Hoàn đang là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước lại giao thêm cho ông một trọng trách mới, đó là Chủ tịch Hội đồng cố vấn về nghi lễ cho SEA GAMES 22. Bận rộn với bao công việc, nhưng ông đã sắp xếp để có chuyến đi. Đồng Hới - Quảng Bình, mảnh đất ông đã từng sống, làm việc trong hai cuộc chiến tranh, giờ đây lại càng đong đầy kỉ niệm khó quên trong cuộc đời ông.

“Chiều đó, tôi đang làm việc ở văn phòng trong khuôn viên cây đa chùa Ông, sát đường Thanh Niên của Đồng Hới thì nhạc sĩ Trần Hoàn bước vào. Ông đã bách bộ hơn 1,5km từ khách sạn Hữu Nghị sát bờ sông Nhật Lệ đến đây để gặp tôi. Các lần trước, gặp và đã tập cho tôi các bài hát “Nhớ về Đồng Hới”, “Đường lên Quy Đạt”, “Đêm sông Gianh”… mà mình vừa sáng tác, nhạc sĩ Trần Hoàn đều hẹn bằng điện thoại, hoặc nhờ các đồng chí lãnh đạo tỉnh truyền đạt. Thế mà lần này, nhạc sĩ thân chinh tìm đến. Điều đó khiến tôi vô cùng xúc động và ngạc nhiên. Nhạc sĩ đã tập cho tôi một bài mới viết của mình, có nội dung không gắn gì với một miền quê hay sự kiện đang diễn ra ở đây như thường khi, mà là một bài ca tâm sự từ cõi lòng. Bài hát có nhan đề “Chầm chậm”, phổ thơ của tác giả có tên là Kim Như Yến”, ca sĩ Nam Vĩnh nhớ lại.

Nhạc sĩ Trần Hoàn.
Nhạc sĩ Trần Hoàn.

Ngừng một lát, ca sĩ Nam Vĩnh kể tiếp: “Chỉ sau 15 phút, tôi đã lĩnh hội được toàn bộ giai điệu và ca từ của bài hát. Nhưng linh cảm điều gì đó không hay sẽ đến ẩn chứa trong giai điệu và ca từ của ca khúc, tôi liền hỏi: “Sao chú lại viết bài hát này? Công việc của chú khi nào cũng tất bật, vội vã, sao ở đây lại chầm chậm? E cháu không thể hát trước công chúng đâu!”.

Nghe tôi nói thế, nhạc sĩ Trần Hoàn im lặng. Bắt tay tôi, trước khi ra về, ông chỉ nói: “Cháu cứ giữ lại bài hát này, biết đâu có dịp để hát?”. Giai điệu và lời ca của bài “Chầm chậm” diễn tả sự buồn cảm, lưu luyến, tiếc nuối, đầy khát vọng sống trong một cuộc giã biệt, không trở về của một người con gái nói với người con trai sắp đi xa: “Chầm chậm nói lời giã biệt/ Chầm chầm nói lời chia li/ Để em thu vào ánh mắt/Bóng hình người sắp ra đi/ Chầm chầm nụ hôn lần cuối/ Ngọt ngào pha lẫn đắng cay/ Chầm chậm để em ghi nhận/ Dãi dầu mái tóc sương bay/ Chầm chậm rồi đi anh nhé/ Những lời tâm sự đơn côi/ Chầm chậm rồi đi anh nhé/ Chầm chậm nghe anh, anh ơi”.

Kim Như Yến là ai, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa xác định được địa chỉ.

Ngày 23/11/2003, chỉ còn mấy ngày nữa là Đại hội TDTT Đông Nam Á lần thứ 22 sẽ diễn ra. Và bài hát chào mừng Đại hội do nhạc sĩ Trần Hoàn viết sẽ được ngân lên ở sân vận động Mỹ Đình thì ca sĩ Nam Vĩnh bàng hoàng nhận được tin ông qua đời, trong những cố gắng vượt bậc để hoàn thành công việc, khi bệnh tim bất ngờ ập tới. Chị ép bản thảo ca khúc “Chầm chậm”, chữ viết tay của nhạc sĩ Trần Hoàn vào ngực mình mà khóc nức nở. Bài hát này là linh cảm của một cuộc giã biệt diễn ra trước đó 5 tháng mà bây giờ là sự thực. Rồi chị hát, hát một mình trước di ảnh nhạc sĩ đã kí tặng mình lúc chia tay Đồng Hới trong dòng lệ tuôn trào. Ngày 23/11/2004, Sở Văn hóa thông tin Quảng Bình tổ chức đêm nhạc Trần Hoàn, nhân ngày giỗ đầu lần ấy của nhạc sĩ. Nhạc sĩ Quách Mộng Lân, Trưởng ban tổ chức đã khéo sắp xếp ca sĩ Nam Vĩnh hát bài “Chầm chậm” vào tiết mục cuối cùng. Giọng ông rưng rưng trong dòng lệ lã chã mặt kính, khi giới thiệu sự ra đời của bài hát và người đầu tiên được hát bài đó sau khi nhạc sĩ vừa viết xong. Ca sĩ Nam Vĩnh khó khăn lắm mới bước ra sân khấu, vì chị phải lau bao lần nước mắt. Và rồi chị hát trong tiếng khóc. Cả khán phòng đều khóc theo. Đó là tiếng khóc thương luống nhớ một tài năng, một tấm lòng vì đất nước, vì cuộc sống, vì con người, trong đó có quê hương Quảng Bình, của người dân Quảng Bình đối với một nhạc sĩ tài năng đã linh cảm sự giã từ cõi trần của mình để ra đi.

Sinh thời, nhạc sĩ Trần Hoàn có rất nhiều duyên nợ với mảnh đất Quảng Bình. Và vì thế, ông đã có những khúc ca để đời viết trên mảnh đất đầy nắng gió và chiến tranh ác liệt này.

Thời kì 1946-1948, ông là Trưởng ban Văn hóa Liên khu 4. Bàn chân ông đã từng đi qua chiến khu Ba Rền, U Bò, miền Tây Bố Trạch và Tuyên Hóa của Quảng Bình. Năm 20 tuổi, ông đã có bài hát nổi tiếng không những với mình mà còn với âm nhạc thời tiền chiến Việt Nam. Đó là bài “Sơn nữ ca”: “Một đêm trong rừng vắng, tiếng chim chinh chích đậu cành, thấp thoáng bóng cô thôn nữ một mình xinh xinh… Một đêm trong rừng núi, có anh du kích nhìn trời xa xa, ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng”. Nhạc sĩ đã trả lời với sơn nữ: “Sơn nữ ơi, đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây” và khuyên cô trở về: “Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay”.

Sau bài “Sơn nữ ca”, bài “Lời người ra đi”, một bài ca nổi tiếng bấy giờ cũng được sáng tác ở Quảng Bình vào thời kì này. “Một chiều anh bước đi, em tiễn chân anh tận cuối đồi, nghe dặn lời, rằng kháng chiến còn trường kì, dù chiến đấu chẳng sờn lòng, không nề gian khổ... Xương còn rơi, máu còn rơi, bao lớp người tiền tuyến xông pha, giết quân thù giày xéo quân ta…” . “Em” trong lời ca chính là chị Thanh Hồng, sau này là người vợ thân yêu và chung thủy của nhạc sĩ. Anh chia tay chị Thanh Hồng (quê Nghệ Tĩnh) trở lại Quảng Bình theo đường rừng giao liên. Vào đến nơi, anh viết bài hát này gửi cho người con gái thân yêu của mình. Ban đầu, anh tập cho các chiến sĩ, cán bộ trong cơ quan. Sau, bài hát này lan tỏa đi khắp nơi, ngay cả binh lính ngụy trong hàng ngũ địch, lúc buồn tình cũng cất tiếng hát bài hát của anh.

Sau ngày đất nước giải phóng, nhạc sĩ Trần Hoàn làm Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên. Sau đó do yêu cầu, tổ chức điều ông ra làm Trưởng ban Tuyên huấn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, rồi ông lần lượt đảm trách các chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin, Phó Trưởng ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương, Bí thư Đảng - Đoàn, Phó rồi Chủ tịch Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Ông cũng đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Dẫu ở chức vụ, vương vị công tác nào, trong những lần đến với Quảng Bình, ông cũng đều có những bài hát mặn mà viết về các vùng quê ở đây.

Bởi vậy, hiện nay, phần lớn các đài phát thanh của các huyện, thị, thành phố ở Quảng Bình, nhạc hiệu mở đầu là một khúc giai điệu bài hát của Trần Hoàn viết về địa phương mình. “Chầm chậm”, bài hát linh cảm cho một cuộc giã biệt đầy khát vọng sống của nhạc sĩ vừa tìm được, hẳn là một tư liệu quý bổ sung cho các trước tác của nhạc sĩ Trần Hoàn, nhất là những kỉ niệm của ông với mảnh đất Quảng Bình đầy ân tình.

Hồ Ngọc Diệp

Tin liên quan

Tin khác

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh
Ngoài kết nối các trung tâm đô thị và khu vực bằng những tuyến giao thông hiện đại, sông Sài Gòn được xác định là trung tâm của đồ án điều chỉnh quy hoạch TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền phát triển dải đô thị hai bên sông. Tuyến đường ven sông cũng mở ra hướng mới để phát triển thương mại, dịch vụ, tạo điểm nhấn về cảnh quan sông nước, phát triển du lịch, phát triển kinh tế xanh, tạo lập những cụm dân cư xen lẫn không gian xanh...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...
Mùa Thu Tháng Tám 79 năm trước, Cần Thơ đã cùng với cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Nhân dân Việt Nam, từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Mùa Thu năm nay, có dịp trở lại những chiến tích xưa, nơi đó vẫn âm vang về một thời hào hùng của thế hệ cha ông vì nước quên mình...

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc
Trong những năm gần đây, ai đi xa trở về lại Bình Thuận sẽ thấy sự thay đổi khá nhiều ở vùng đất này. Đường xá giao thông thuận tiện hơn vì đã có cao tốc chạy ra cả vào hướng nam lẫn hướng ra bắc. Thành phố trung tâm cũng thay áo mới đẹp hơn với nhiều công trình mới. Trong đợt nghỉ lễ này du khách đến Bình Thuận khá đông vui, nhộn nhịp...

Gặp những người lính thời hoa lửa

Gặp những người lính thời hoa lửa
Những gian khó, mất mát trên chiến trường năm nào mãi không thể phai trong tâm trí của những người cựu chiến binh. Năm tháng ấy, đất trời hòa cùng một màu khói lửa, những người lính trẻ đã dùng sức mình anh dũng đi qua...

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên
Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác kính yêu, có 7 lần Bác đón những cái Tết năm Thìn. Năm Giáp Thìn (1964) là năm Thìn cuối cùng trong cuộc đời của Người. Và đây cũng là một trong những năm Thìn không bao giờ quên của Người.

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Kí ức đẹp bên hồ Cốc
Tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam vừa chính thức khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước
Chương trình năm nay sẽ mang đến một nền tảng có quy mô lớn hơn và và tính tương tác cao hơn giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng
Vài thập kỉ trở lại đây, sông Hồng chảy qua địa bàn Hà Nội bị thu hẹp dần, bởi lưu lượng nước ngày càng thấp, nhiều người sinh sống ở hai bên bờ lợi dụng để “cơi nới” diện tích đất ở, đất canh tác, bằng hình thức cạp, lấn hướng ra lòng sông.

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa đi thực địa kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – đường Bùi Viện.

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Sáng 29/8, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ quận Kiến An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập quận (29/8/1994 - 29/8/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội
Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học
Trong năm học qua, ngành Giáo dục huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người, là nơi gửi gắm niềm tin, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn.

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư
Dưới chân núi Ngọa Long của vùng cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đầm sen bạt ngàn tỏa hương sắc đã và đang trở thành điểm dừng chân lí tưởng của du khách trong và ngoài nước...

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng
Với tinh thần đoàn kết, linh hoạt, nỗ lực vượt khó, trong năm học vừa qua, ngành giáo dục huyện An Lão (TP Hải Phòng) đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh
Hai cán bộ công an cùng một số người dân đã kịp thời ngăn chặn, cứu được một người phụ nữ chuẩn bị nhảy cầu Bính, TP Hải Phòng.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.
Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hai cán bộ công an cùng một số người dân đã kịp thời ngăn chặn, cứu được một người phụ nữ chuẩn bị nhảy cầu Bính, TP Hải Phòng.
Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Sáng 24/8, Trung tâm Hatha Yoga Chiêu Hân (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi nghèo ở xã Phan Tiến,huyện Bắc Bình. Mỗi phần quà trị giá 450.000 đồng, gồm 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, nước mắm, đường, nước tương và 100.000 đồng tiền mặt. Ngoài ra đoàn còn tặng thêm sữa, bánh kẹo cho các bé đi theo. Tổng trị giá các phần quà gần 50 triệu đồng. Toàn bộ số quà trên do các thành viên của Trung tâm đóng góp.
Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Trong những năm gần đây, ai đi xa trở về lại Bình Thuận sẽ thấy sự thay đổi khá nhiều ở vùng đất này. Đường xá giao thông thuận tiện hơn vì đã có cao tốc chạy ra cả vào hướng nam lẫn hướng ra bắc. Thành phố trung tâm cũng thay áo mới đẹp hơn với nhiều công trình mới. Trong đợt nghỉ lễ này du khách đến Bình Thuận khá đông vui, nhộn nhịp...
Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác kính yêu, có 7 lần Bác đón những cái Tết năm Thìn. Năm Giáp Thìn (1964) là năm Thìn cuối cùng trong cuộc đời của Người. Và đây cũng là một trong những năm Thìn không bao giờ quên của Người.
Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam vừa chính thức khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Phiên bản di động