Một gia đình người Chăm có nguy cơ mất đất đã khai khẩn hơn 30 năm trước
Pháp luật - Bạn đọc 19/05/2021 14:36
Đó là tình cảnh mà gia đình bà Hán Thị Thuận, cư ngụ tại thôn Hiếu Thiện, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đang phải đối mặt. Bà Thuận trình bày: Cha bà là cụ Hán Thi đến cư ngụ tại Hiếu Thiện, xã Phước Nam, huyện Phước Ninh, tỉnh Ninh Thuận (nay là xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam) từ năm 1969. Năm 1990, cụ Thi khai khẩn được mảnh đất, sử dụng vào mục đích trồng cây, chăn thả gia súc, gia cầm ổn định từ đó đến nay. Qua văn bản của chính quyền địa phương bà mới được biết, mảnh đất gia đình khai hoang, sử dụng thuộc một phần thửa đất số 223, tờ bản đồ số 26 xã Phước Ninh.
Năm 2008, Công ty Viettel lấy một phần đất của gia đình bà và gia đình ông Giáp để xây dựng trạm thu phát sóng, có bồi thường tiền đất cho cụ Thi và ông Giáp. Việc bồi thường này gia đình không lưu giữ giấy tờ gì. Trước khi mất, cụ Thi giao lại diện tích đất này cho bà Thuận quản lí, sử dụng. Số đất còn lại sau khi Viettel lấy xây dựng trạm, bà Thuận san ủi, dọn dẹp để canh tác, chăn nuôi thì UBND xã Phước Ninh ra Thông báo số 12/TB-UBND, do ông Chế Gia Huy, Phó Chủ tịch UBND xã kí ngày 6/4/2021, cho rằng đây là thửa đất chưa sử dụng, do UBND xã quản lí và quy kết gia đình bà Hán Thị Thuận có hành vi bao chiếm đất. Qua Thông báo này, bà mới biết rõ diện tích đất gia đình đang sử dụng, có diện tích 3.115,6m2.
Diện tích đất gia đình bà Hán Thị Thuận đang sử dụng |
Bà Thuận cho rằng, nội dung Thông báo số 12/TB-UBND ngày 6/4/2021, do Phó Chủ tịch UBND xã Phước Ninh Chế Gia Huy kí, có nhiều nội dung không đúng sự thật. Sự thật đất do cha đẻ bà, cụ Hán Thi khai khẩn, sử dụng, tuy không có giấy tờ gì, nhưng được nhiều nhân chứng tại địa phương xác nhận. Tuy không nhận được Biên bản vi phạm hành chính số 02/BB-VPHC do UBND xã Phước Ninh lập (nêu trong Thông báo số 12/TB-UBND), nhưng bà Hán Thị Thuận vẫn thực hiện quyền của người bị lập biên bản, nên ngày 9/4/2021, bà Hán Thị Thuận đã làm Bản giải trình về nguồn gốc đất gửi UBND huyện Thuận Nam và UBND xã Phước Ninh.
Tuy nhiên, bà Thuận không hề nhận được trả lời, hoặc giải quyết nào từ UBND huyện Thuận Nam và UBND xã Phước Ninh. Thay vào đó, ngày 29/4/2021, ông Diệp Minh Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam kí ban hành Quyết định số 777/QĐ-XPVPHC, về xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hán Thị Thuận. Quyết định này cho rằng, bà Hán Thị Thuận “Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Chiếm đất chưa sử dụng do UBND xã Phước Ninh với diện tích lấn chiếm là 3.115,6m2, thuộc một phần thửa đất số 223, tờ bản đồ địa chính số 26 xã Phước Ninh”, mức phạt 15 triệu đồng, biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc bà Hán Thị Thuận khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và trả lại diện tích đất 3.115,6m2 đã chiếm…”.
Trạm phát sóng của Viettel lấy một phần đất của gia đình bà Hán Thị Thuận |
Đối chiếu các quy định trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, Quyết định số 777/QĐ-XPVPHC được ban hành trái pháp luật. Việc ông Diệp Minh Xuân, với chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam, kí Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 777/QĐ-XPVPHC ngày 29/4/2021, là trái thẩm quyền, vì thẩm quyền kí ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc Chủ tịch UBND huyện, quy định tại Khoản 2, Điều 38 Luật Xử lí vi phạm hành chính và Khoản 2, Điều 38 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.
Bà Hán Thị Thuận cam đoan: “Đất này do cha tôi là cụ Hán Thi khai phá, sử dụng từ năm 1990, có các nhân chứng: ông Trưởng Hùng, ông Bùi Văn Rạng, bà Châu Thị Say xác nhận vào Giấy giải trình tôi gửi UBND huyện Thuận Nam và UBND xã Phước Ninh. Thế nhưng các cấp chính quyền địa phương không thực hiện việc xác minh nguồn gốc đất, mà lại ban hành quyết định xử phạt tôi 15 triệu đồng là trái pháp luật…”.
Hai trích lục bản đồ, một thể hiện khu đất không có số thửa, một thể hiện khu đất có số thửa |
Để làm rõ vụ việc, phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , Tạp chí Ngày mới online có buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã Phước Ninh. Căn cứ các tài liệu được UBND xã Phước Ninh cung cấp cho thấy, xung quanh diện tích đất gia đình bà Hán Thị Thuận sử dụng, xuất hiện nhiều tình tiết chồng chéo cần giải quyết. Thứ nhất, tại một trích lục bản đồ, thửa đất trong đó có diện tích đất gia đình bà Hán Thị Thuận sử dụng thể hiện không có số thửa. Thế nhưng, ngày 9/6/1999, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước (chưa tách huyện Thuận Nam), ông Châu Thành Long kí Quyết định số 241/QĐ, có nội dung: “Đồng ý cho hộ ông Nguyễn Văn Thọ… được phép khai hoang lô đất có diện tích là 19.215m2, thuộc một phần thửa đất số 223, tờ số 26 bộ bản đồ địa chính xã Phước Nam…”. Câu hỏi đặt ra, vậy Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước (cũ) căn cứ vào đâu để có số thửa, số tờ bản đồ để ghi vào quyết định? Quyết định đồng ý cho hộ ông Nguyễn Văn Thọ khai hoang đất, trong khi đất đã có người khai hoang, sử dụng thì có đúng?
Bà Hán Thị Thuận khẳng định: “Tôi không biết ông Nguyễn Văn Thọ và không hề thấy ông Thọ nào khai hoang vào diện tích đất gia đình tôi đang sử dụng. Diện tích đất còn lại cũng là của gia đình khác sử dụng, chứ không có ông Thọ nào khai hoang vào đấy cả. Tôi có các nhân chứng sẵn sàng ra làm chứng giúp tôi nếu tôi khởi kiện ra tòa”.
Không chỉ có vậy, ngày 28/4/2003, UBND tỉnh Ninh Thuận có Quyết định số 5650/QĐ, nội dung: “Thu hồi 17.426m2 đất nông nghiệp trồng cây màu do hộ ông Nguyễn Văn Thọ sử dụng (thuộc thửa đất số 223, tờ bản đồ địa chính số 26 xã Phước Nam, huyện Ninh Phước), giao UBND xã Phước Nam (nay là xã Phước Ninh - PV) để làm đường đi công cộng và hành lang đường. Quyết định này có đính kèm trích lục bản đồ do Sở Địa chính tỉnh Ninh Thuận lập. Tại trích lục bản đồ này, thửa đất đã mang số thửa 223, diện tích 17.426m2.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được kí ban hành trái pháp luật, trái thẩm quyền |
Như vậy, so sánh 2 trích lục bản đồ, một trích lục thể hiện không có số thửa, không diện tích; một trích lục có số thửa, diện tích cụ thể. Hơn nữa, tại Quyết định số 241/QĐ của Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, nội dung đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thọ khai hoang một phần thửa đất, có diện tích 19.215m2; trong khi trích lục kèm theo Quyết định số 5650/QĐ của UBND tỉnh Ninh Thuận, thì diện tích toàn bộ thửa đất lại chỉ có 17.426m2. Đây là điểm mấu chốt đặt ra nghi vấn, các quyết định: số 241/QĐ và số 5650/QĐ có dấu hiệu giả cách, nhằm che giấu hành vi nào đó. Một căn cứ rõ ràng khác, suốt hành trình UBND huyện Ninh Phước ra quyết định cho phép ông Thọ khai hoang đất, đến khi UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định thu hồi, thì gia đình cụ Hán Thi (cha đẻ bà Hán Thị Thuận) vẫn sử dụng diện tích đất đã khai hoang, tức là không có việc thu hồi đất trên thực địa, đến mới đây mới nảy sinh việc chính quyền xã ra nhận là đất của mình. Và quan trọng nhất là, thực tế nơi đây không có con đường và hành lang đường nào cả. Căn cứ vào trích lục bản đồ, thì thửa đất này không thể làm đường, vì nếu làm sẽ thành con đường cụt.
Việc thu hồi và quản lí đất đai của chính quyền địa phương không rõ ràng, minh bạch, nên người dân sử dụng đất vào mục đích canh tác, chăn nuôi phải được coi là hợp pháp. Được biết, bà Hán Thị Thuận đã nộp đơn khời kiện hành chính Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam, khởi kiện Quyết định số 777/QĐ-XPVPHC của Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam ra TAND tỉnh Ninh Thuận. Hi vọng vụ việc được xử lí đúng sự thật, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bà Hán Thị Thuận.
Mập mờ diện tích thu hồi, gia đình mất hàng nghìn mét vuông đất Gia đình bà Nguyễn Thị Tâm, 70 tuổi, ở thôn Lạc Sơn 2, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận có hơn 17.000 ... |