Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Lê Hồng Phong - Người Cộng sản kiên trung

Đồng chí Lê Hồng Phong, sinh ngày 6/9/1902, tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong gia đình nông dân nghèo, ở địa phương giàu truyền thống cách mạng. Học hết chương trình sơ học yếu lược, không có tiền học tiếp, Lê Hồng Phong cùng Phạm Hồng Thái xuống khu công nghiệp Vinh kiếm sống tại Nhà máy diêm Bến Thủy.

Không chịu được cảnh thực dân Pháp bóc lột, chà đạp nhân cách người Việt, đồng chí vận động anh em bãi công đòi tăng lương, chống đánh đập. Bọn chủ nhận ra tính cách chống “chế độ bảo hộ” của tốp thợ trẻ có học này và đuổi Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái ra khỏi nhà máy.

Năm 1923, Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái bí mật sang Thái Lan, rồi tới Quảng Châu, Trung Quốc, tìm đường làm cách mạng. Cuối năm 1924, đồng chí được dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức và trở thành một trong những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, được trang bị lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin. Tiếp đó, Lê Hồng Phong trở thành học viên sĩ quan Trường Quân sự Hoàng Phố (1924-1926), tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc; rồi được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cử sang Liên Xô (cũ) học trường lí luận quân sự tại Leningrat (1927); và chuyển sang học trường Đào tạo không quân chiến đấu, trở thành Trung tá không quân Liên Xô (cũ)

Lê Hồng Phong - Người Cộng sản kiên trung
Đồng chí Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong tiếp tục được vào học Trường Đại học Cộng sản Phương Đông (1928-1931). Tuy điểm xuất phát chỉ học hết bậc sơ học yếu lược nhưng đi theo cách mạng, đồng chí nhận thức: Không có lí luận và tri thức thì không thể có phong trào cách mạng thật sự. Vì vậy, chỉ trong khoảng 6 năm, Lê Hồng Phong đã học ở 6 trường lớp khác nhau; biết 4 ngoại ngữ: Pháp, Trung Quốc, Nga, Thái Lan.

Đồng chí trở thành nhà lí luận xuất sắc của Đảng; viết những bài chính luận đăng trên Tập san Quốc tế Cộng sản, báo Dân Chúng. Đó là các bài: “Liên bang Xô Viết ngày nay”, “Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương”, “Tình hình kinh tế chính trị ở Đông Dương”, “Vai trò của giai cấp vô sản ở Đông Dương”, “Vấn đề phòng thủ ở Đông Dương” v.v…

Tháng 5/1931, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông, Lê Hồng Phong nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, về nước đảm trách nhiệm vụ nặng nề, bắt liên lạc với các cơ sở Đảng, đồng thời đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở trong quần chúng; từ đó khôi phục lại hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng Đông Dương.

Bản kế hoạch “Chương trình hoạt động của Đảng”, do đồng chí tham gia soạn thảo đã phân tích và đề cập đến nhiều vấn đề lí luận, thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Chương trình hành động nhận định rằng: “Chỉ có tranh đấu dưới ngọn cờ của Đảng thì Nhân dân lao động mới có thể tiến hành cuộc cách mạng thành công”.

Chương trình hành động của Đảng như một luồng gió mới tiếp sức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng giữ được niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng; đẩy lùi tư tưởng cầu an, hoang mang dao động; tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng.

Vậy là, chỉ sau một thời gian ngắn, nhận nhiệm vụ trở về nước, mặc dù, mạng lưới mật thám lùng sục gắt gao, đồng chí Lê Hồng Phong vẫn kiên trì tìm cách liên lạc được với tổ chức Đảng trong nước. Từ đó, tổ chức đào tạo cán bộ, bổ sung cho số đồng chí bị địch sát hại trong thời kì khủng bố trắng. Các tổ chức Đảng hải ngoại như ở Lào, Thái Lan, cũng được củng cố; góp phần đưa phong trào cách mạng trong nước phát triển lên một bước mới.

Những hoạt động không mệt mỏi của đồng chí Lê Hồng Phong đã góp phần quan trọng đưa Đảng ta trở lại vai trò lãnh đạo cách mạng; hệ thống tổ chức của Đảng từ cơ sở tới Trung ương được khôi phục, tạo tiền đề cho sự phát triển cao trào cách mạng trong cả nước ở giai đoạn sau. Tháng 3/1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Trên cương vị mới, đồng chí có nhiều cống hiến to lớn trong việc lãnh đạo tổ chức và xây dựng đường lối chính trị của Đảng, phù hợp với tình hình ở thế giới và trong nước; trên cơ sở vận dụng nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản.

Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn. Biết đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng, bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man, dụ dỗ, lừa phỉnh nhưng không thể lay chuyển được tinh thần, ý chí của người Cộng sản kiên trung. Không đủ chứng cứ buộc tội, tòa án thực dân Pháp đành kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc ở quê, Nghệ An.

Mặc dù bị quản thúc, Lê Hồng Phong vẫn viết báo, bí mật gửi cho các báo của Đảng. Chính vì thế, thực dân Pháp rất sợ người lãnh tụ Cộng sản mà chúng gọi là “tên phiến loạn nguy hiểm”. Nên trong thời gian quản thúc, bọn mật thám vẫn ra Nghệ An bắt Lê Hồng Phong áp giải vào giam tại Sài Gòn. Trong gần một năm bị tra tấn, chúng tìm mọi cách khép đồng chí vào tội tử hình, song không đủ chứng cứ. Mặc dù vậy, thực dân Pháp vẫn buộc tội Lê Hồng Phong “chịu trách nhiệm tinh thần” về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ kết án 5 năm tù giam, 10 năm quản thúc và đày ra Côn Đảo.

Chúng mượn nhà tù nhằm giết dần, giết mòn Lê Hồng Phong. Ra đảo chưa đầy 4 tháng, ngày 26/8/1941, bạn tù nhắn tin: Người vợ, người đồng chí thân yêu của đồng chí, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Thị Minh Khai đã bị kẻ thù xử bắn tại Hóc Môn cùng các anh Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu.

Những ngày ở Côn Đảo, Lê Hồng Phong bị biệt giam tại xà lim số 19, rồi số 5, banh 2, thuộc trại giam tù chính trị Phú Hải. Tên chúa đảo tàn ác Brulônê nhận lệnh “loại bỏ” Lê Hồng Phong càng sớm, càng tốt.

Tại xà lim số 5, không gian chật hẹp, u ám, không ánh sáng. Chưa đầy một năm ra đảo, đồng chí chịu đủ cực hình tra tấn; bữa ăn là bát cơm hẩm, bốc mùi với vài con cá mắm. Khi ăn chân vẫn bị cùm; cả khi đại tiểu tiện. Có lần, Lê Hồng Phong vừa bưng bát cơm lên ăn thì bọn cai ngục xông vào đánh túi bụi. Bát cơm nhuộm đỏ máu từ đầu, mặt chảy xuống. Đồng chí vẫn thản nhiên ngồi ăn “bát cơm chan máu”. Hằng ngày, liên tục bị cùm kẹp, không được tắm và sưởi nắng, sức khỏe Lê Hồng Phong bị suy kiệt vào cuối tháng 5/1942.

Biết không thể sống được, đồng chí nhờ người tù thường phạm chuyển lời nhắn cuối cùng tới các bạn tù chính trị ở trại Phú Hải: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. Lê Hồng Phong đã vĩnh biệt anh em, đồng chí vào trưa 6/9/1942 mới 40 tuổi đời, trong đó 20 năm liên tục hoạt động cống hiến cho Đảng, cho cách mạng. Đối với cha mẹ, đồng chí là người con hiếu thảo. Đối với quê hương, Lê Hồng Phong suốt đời ơn sâu nghĩa nặng nơi chôn nhau, cắt rốn. Với đồng chí, bạn bè, luôn có tình thương yêu, chí cốt. Lê Hồng Phong hết lòng chung thủy, giữ vẹn đạo phu thê với người vợ thương yêu.

Đồng chí là chiến sĩ cộng sản tiêu biểu cho chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam. Hình ảnh, tên tuổi và sự nghiệp của Lê Hồng Phong mãi mãi khắc ghi trong trái tim, tâm hồn các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Nhà văn Chi Phan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động