Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Lại chuyện tượng đất nung

Vừa qua rộ lên câu chuyện Tập đoàn Liên Minh Group xây mô hình giống Vạn Lý Trường thành và đưa tượng đất nung giống tượng “binh mã dõng” thời Tần Thủy hoàng bên Trung Quốc về đặt ở Lâm Đồng khiến dư luận xôn xao. Thế nhưng việc đặt tượng đất nung không rõ nguồn gốc ở nước ta không phải bây giờ mới có… 

Tháng 6 vừa qua, chúng tôi đến tham quan đảo Núi Cái trên hồ Núi Cốc ở tỉnh Thái Nguyên, vì nghe nói ở đó có “đồng tiền Vạn Lịch” và “ngôi nhà cổ 200 năm”. Theo con đường ven đảo, qua một cái cổng tam quan bề thế, chúng tôi leo 108 bậc gạch lên đỉnh núi. Trên bờ tường hai bên bậc gạch thấy nhiều tượng các con thú và cột trụ cách điệu bằng đất nung. Đặc biệt có một bức phù điêu đất nung mô tả đoàn người đi săn trở về với những con thú săn được. Bên phải lối lên là một ngôi nhà sàn bỏ không, nghe nói đã được trăm năm, cột vách bạc phếch.

Trên đỉnh núi, có một ngôi nhà xây theo lối cổ, cột kèo bằng gỗ, lợp ngói vẩy, tường xây bít đốc, nóc đắp hình rồng với 2 cửa sổ tròn hình chữ thọ. Qua khoảng sân là con đường lát gạch, 2 bên nhiều tượng thú đất nung, có pho còn nguyên, có pho bị đổ vỡ ngổn ngang. Gần cuối đường có gian nhà 8 mái đề 3 chữ Nho và một bệ đá gắn mô hình đồng tiền kim loại hoen gỉ to hơn cái nong mà nhiều người bảo là “Đồng tiền Vạn Lịch”. Ông bạn cùng đoàn thạo chữ Hán cho biết, 3 chữ Nho trên nhà 8 mái là “Thiên Bản tự” (chùa Thiên Bản). 4 chữ trên đồng tiền là “Thái Bình hưng bảo” - tên một đồng tiền thời nhà Đinh, khoảng năm 970.

4023 1
Cổng tam quan trước lối lên khu nhà cổ trên đảo Núi Cái ở hồ Núi Cốc

Đi loanh quanh, chúng tôi gặp người đàn ông chừng 50 tuổi mặc quần áo gụ đang dọn dẹp ở sau nhà. Hỏi chuyện, ông bảo tên là Dương Văn Lăng, nhân viên Công ty Du lịch hồ Núi Cốc, được Công ty giao ra đảo trông coi khu nhà. Về nguồn gốc ngôi nhà, ông không biết đây là chùa hay nhà, chỉ nghe nói đã 200 năm tuổi, hiện vài chiếc cột lim bị mục phải trát xi măng. Các pho tượng đất nung thì được một đại gia mang về từ năm 2004 khi xây dựng đảo thành “Khu trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam”. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, không thu hút được khách du lịch nên đại gia này bỏ cuộc, quần thể kiến trúc trên đảo bị bỏ hoang. Một số tượng bị trẻ con lên đảo đập vỡ, một số thì có người đến mang đi, nhưng một thời gian sau lại phải mang trả. Cả khu kiến trúc nay chỉ còn mấy chữ Nho trên cổng và trên đồng tiền, chứ không hề có một chữ nào nói về sự tích của nó.

Giám đốc Công ty Du lịch hồ Núi Cốc tiếc cảnh quan đẹp nên cử ông ra trông coi cho khỏi xuống cấp để có hướng sử dụng sau. Vì vậy, hằng ngày ông trở thành “ông sãi” ra quét dọn, thắp hương trên 3 ban thờ đơn sơ trong ngôi nhà. Ở đây, thỉnh thoảng vẫn có du khách đến thăm, ai cũng khen tượng đất nung đẹp. Có người bảo tượng này có từ thời Lý - Trần, người bảo đây là gốm đất nung của người Chăm, có người lại bảo là tượng mới giả cổ… Còn ngành văn hóa địa phương thì không thấy có ý kiến gì…

4024 9
Tác giả và “ông sãi” Dương Văn Lăng, nhân viên Công ty Du lịch hồ Núi Cốc bên một pho tượng đất nung.

Ngồi trên tàu rời đảo, chúng tôi phỏng đoán, có thể là ngày xưa đây là một quả đồi có ngôi chùa là Thiên Bản tự. Lúc hồ Núi Cốc tích nước, đồi biến thành đảo, chùa được di dời lên đỉnh đồi, nhưng do đường ra đảo khó khăn, sư sãi phật tử ít lui tới, chùa bị bỏ hoang. Tượng đất nung chỉ là giả cổ được vị đại gia nọ đưa về bài trí để thu hút khách du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng đó không phải là chùa mà là nhà ở của một cư dân bản địa giàu có từ thời xưa, vì lí do nào đó bỏ đi biệt xứ, nên nay trở thành vô chủ… Tra trên Google về Khu du lịch Hồ Núi Cốc cũng chỉ thấy nói rất sơ lược là đảo Núi Cái có ngôi nhà cổ 200 năm…

Từ chuyện này thấy rằng, việc đặt các pho tượng đất nung trên đảo Núi Cái ở hồ Núi Cốc trước đây hay ở Lâm Đồng vừa qua, dù có thể là thiện ý của người đặt, nhưng về lâu dài sẽ có những hệ lụy khó lường. Trước hết là sự mù mờ về nguồn gốc các pho tượng sẽ khiến người xem suy diễn theo nhiều ý nghĩa khác nhau cả tích cực và tiêu cực. Thứ hai, các pho tượng và địa điểm đặt tượng sẽ được người đời dần dần tô vẽ, thần thánh hóa bằng các câu chuyện hoang đường (như chuyện người lấy tượng ở đảo Núi Cái phải mang trả lại). Thứ ba, đơn vị (hoặc địa phương) quản lí khu đặt tượng sẽ “tranh thủ cơ hội” đưa người ăn mặc như một “ông sãi” đến coi giữ, hương khói để tạo ra một điểm du lịch “văn hóa tâm linh” trong khi ở đây chưa rõ (hoặc không có) huyền tích gì… Có lẽ, đây cũng là điều đã xảy ra ở không ít địa phương khi đua nhau xây dựng chùa to, đền lớn, xin công nhận di tích lịch sử văn hóa tâm linh trong khi các di tích cũ vốn chỉ là am, miếu nhỏ hoặc từ lâu đã là phế tích và không có tư liệu lịch sử lưu giữ.

Vì vậy, thiết nghĩ, các địa phương, nhất là các cơ quan chủ quản về văn hóa cần quản lí chặt chẽ và xử lí nghiêm các trường hợp đặt tượng tùy tiện ở các khu vực công cộng. Riêng công trình kiến trúc trên đảo Núi Cái, các cơ quan, đơn vị có liên quan ở tỉnh Thái Nguyên nên nghiên cứu có hướng sử dụng hợp lí, phục vụ khai thác du lịch trên hồ Núi Cốc, tránh để thành hoang phế.

Bài và ảnh Văn Minh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Tin khác

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …
Xem thêm
Phiên bản di động