Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Kỉ niệm 83 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941- 6/6/2024):

Già hoá dân số và dân số già

Hiện nay nước ta có khoảng 16 triệu NCT. Đây là nguồn lực nội sinh quý giá, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh làm chủ xã hội và tự nhiên. Từ ngàn xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng lão, coi NCT là rường cột xã tắc, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh…

Già hoá dân số là xu thế tất yếu mang tính thời đại

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNPA), từ năm 2011 Việt Nam bắt đầu quá trình già hoá dân số và số NCT liên tục tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Dự kiến đến năm 2036 (sau 25 năm), nước ta chuyển sang gia đoạn dân số già với tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20%, hoặc tỉ lệ người 65 tuổi trở lên khoảng 14% -15%. Đến năm 2050, Việt Nam trở thành xã hội siêu già với tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 25%, hoặc tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm trên 20% tổng dân số. Như vậy, quá trình già hoá dân số để trở thành quốc gia dân số già ở Việt Nam chỉ trong vòng 20 năm là siêu tốc, một thách thức lớn về an sinh xã hội.

Trên thế giới nhiều nước chuyển từ xã hội già hoá dân số sang thời kì dân số già kéo dài rất nhiều năm: Pháp (115 năm), Thuỵ Điển (89 năm), Hoa Kỳ (79 năm), … Nhật Bản là nước tình trạng già hoá dân số đáng báo động với 10% số dân 80 tuổi trở lên, trong khi tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Hàn Quốc cũng vậy, số người trên 65 tuổi chiểm 18,5% tổng số dân; 25% số người trên 70 tuổi trở lên. Các nước Trung Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và hàng loạt các quốc gia châu Âu, châu Mỹ cũng trở thành các quốc gia dân số già.

người cao tuổi tham gia đồng diễn thể dục dưỡng sinh, yoga. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)
Người cao tuổi tham gia đồng diễn thể dục dưỡng sinh, yoga. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

NCT là trung tâm về trí tuệ, rường cột xã tắc…

Cách đây 83 năm, ngày 6/6/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho phụ lão. Người viết: “Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão góp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp, phụ lão phù trì. Nước nhà hưng suy, tồn vong, phụ lão đều gánh vác, trách nhiệm rất nặng nề”. Đó là nội dung cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về NCT và chính Bác là một NCT vĩ đại.

Trong lịch sử dân tộc, điều đó được minh chứng điển hình qua “Hội nghị Diên Hồng” năm 1284 do vua Trần Thánh Tông tổ chức để trưng cầu dân ý “hoà hay đánh” khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 2 và “Quốc dân Đại hội Tân Trào” do Hồ Chủ tịch khởi xướng để đi tới Cách mạng Tháng Tám thành công (1945). Điều đó khẳng định NCT là trung tâm trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, chỗ dựa tinh thần, là rường cột xã tắc, là tài sản vô giá và là hồng phúc dân tộc. Truyền thống quý báu đó được kế thừa, phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đó là truyền thống được hun đúc qua biết bao thế hệ, trở thành vốn quý hàng nghìn năm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đồng thời, là biểu tượng của ý chí tự chủ, tự lực, tự cường được nêu cao bởi các bậc phụ lão nước nhà. NCT giàu kinh nghiệm sống, giàu trí tuệ, bản lĩnh kiên trung, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, góp phần quan trọng xây dựng nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh cải tạo xã hội, thiên nhiên, tích cực đóng góp trong xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và lao động sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tham gia vào quá trình phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Già hoá dân số nhanh tạo ra thách thức lớn

Việt Nam là nước đang phát triển nhưng xu hướng già hoá dân số nhanh đi đôi với thách thức lớn, đồng thời cũng là cơ hội trong ngắn hạn và dài hạn. Quá trình ấy tạo ra nhiều tác động đa chiều từ kinh tế, xã hội đến an sinh, văn hoá. Xu hướng này ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế.

Theo kinh nghiệm các nước phát triển, quốc gia nào chủ động đi trước một bước về đổi mới tư duy, đổi mới sáng tạo, sớm ban hành cơ chế, chính sách thích ứng mang tính mở đường sẽ phát huy được tiềm năng nguồn lực NCT, tạo được lợi thế trong bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Chủ động thích ứng với già hoá dân số, phát huy và trọng dụng trí thức, khả năng của NCT sẽ tạo nên sức mạnh nội sinh cho đất nước.

Hiện nay, tuổi thọ trung bình ở nước ta xấp xỉ 74 tuổi. Trong tổng số NCT cả nước thì chỉ có 39% có lương hưu, bảo hiểm xã hội, hưởng ưu đãi chính sách người có công và trợ cấp xã hội, số còn lại 61% sống dựa hoàn toàn vào khả năng bản thân, sự hỗ trợ của con cháu và cộng đồng.

Già hoá dân số ở nước ta có 3 đặc điểm nổi bật. Một là, tốc độ già hoá nhanh trong bối cảnh đất nước ta chưa giàu, thu nhập còn ở mức dưới trung bình, ý thức chuẩn bị cuộc sống tuổi già ở các tầng lớp chưa cao. Hai là, già hoá dân số diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền của đất nước, không cân bằng về giới, chủ yếu ở nông thôn và nghiêng về giới nữ. Ba là, hệ thống chính sách cho NCT chưa thật sự theo kịp thực tế, kết cấu hạ tầng xã hội chậm phát triển trong khi nhu cầu về chăm sóc NCT về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng như kì vọng, nhất là nhu cầu NCT tiếp tục được phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, làm việc, cống hiến.

Quá trình già hoá dân số ở nước ta đang đặt ra những thử thách lớn. Thứ nhất, sự chuyển dịch cơ cấu dân số dẫn đến suy giảm nguồn lực trong độ tuổi lao động; suy giảm năng suất lao động tác động trực tiếp đến tăng trường kinh tế. Thứ hai, áp lực về ngân sách, tài chính gia tăng, nhất là trong điều kiện kinh tế đất nước chưa giàu dẫn đến nguy cơ tăng nợ, thâm hụt ngân sách, đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sức ép về thu nhập, bảo đảm an sinh và chăm sóc sức khoe cho NCT...

Từ những đặc điểm và thách thức trên đây, chính sách cần định hướng người trẻ có ý thức chuẩn bị cho tuổi già của ông bà, cha mẹ và bản thân từ sớm, từ xa. Thông qua việc tham gia thị trường lao động, thị trường bảo hiểm nhằm có thu nhập thường xuyên khi về già; cải cách và tăng cường hệ thống bảo hiểm xã hội, tăng tuổi nghỉ hưu chính thức, thu hẹp khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, bình đẳng hoá phúc lợi giữa người lao động khu vực công và tư nhân để mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội cho NCT…

Già hoá dân số không đơn thuần là vấn đề của NCT để rồi chỉ tập trung vào chăm sóc sức khoẻ thể chất, tinh thần mà quan trọng hơn cần tập trung thực hiện Đề án ở các tỉnh, thành phố có tỉ lệ NCT cao, vùng khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, vùng dân tộc thiểu số, nơi có nhiều NCT hoàn cảnh khó khăn. Khuyến khích NCT làm kinh tế, tận dụng những NCT có trình độ chuyên môn kĩ thuật, còn đủ sức khoẻ vào cuộc. Lồng ghép yếu tố tuổi già vào tạo môi trường cho các hoạt động thể chất và xã hội cho NCT. Các chính sách khuyến khích NCT tạo việc làm, thu nhập cần được thiết kế có tính đặc thù, khai thác tiềm năng, đặc biệt lứa tuổi từ 60 đến 75 có nhiều kinh nghiệm. Đẩy mạnh hoạt động công - tư, xã hội hoá và khuyến khích phát triển các trung tâm dưỡng lão để chăm sóc NCT chu đáo, hạnh phúc. Bảo đảm tất cả NCT được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc với sự tham gia tích cực, chủ động của các chủ thể, thành phần xã hội và nâng cao năng lực quản trị quốc gia về NCT.

Mặt khác, cần thay đổi quan niệm nhận thức cho rằng “NCT là gánh nặng” mà phải thấy rõ NCT là “tài sản” của gia đình, xã hội, cộng đồng và quốc gia.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.
Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Tin khác

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.
Xem thêm
Phiên bản di động