Đến thăm cơ sở chế biến rượu cần Cơ Tu của Bí thư kiêm Trưởng thôn Lê Văn Nghĩa, 70 tuổi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; chúng tôi được ông Đinh Văn Trí, 76 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn Phú Túc cho hay: “Ngày trước ở thôn này, nhà nào cũng có vài ché rượu cần để trong nhà, sử dụng trong những dịp cúng bái, hiếu hỉ.
Bà Bùi Thị Ươm, 73 tuổi, thôn Núi Đanh, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh năng động, dám nghĩ, dám làm, đã áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất na bở theo quy trình VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm…
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Ngọc Sơn, khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh, trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Bằng đôi tay, cần cù chịu khó, vườn na không chỉ cho trái to, bán được giá mà những năm qua, ông Phương Văn Tiến, 71 tuổi, ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn “bắt” cây na ra trái theo ý muốn. Hiện nay, vườn na của gia đình ông cho thu nhập từ 100 đến 400 triệu đồng/năm.
Năm nay đã 76 tuổi, nhưng thương binh Nguyễn Quang Văn, ở phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn miệt mài lao động. Ông bảo: “Tôi quen lao động rồi, ngồi chơi không lại thấy buồn”.
Sáng 5/ 7/2024, tại TP Huế, Hội Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), Việt Nam; Tập đoàn Quế Lâm phối hợp với Hội NCT Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”.
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Lự, 61 tuổi, ở thôn Quang Húc, xã Đông Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ nông nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề cho nhiều lao động thuộc hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn...
Bà Trần Thị Lan, 63 tuổi, dân tộc Tày, hiện sống ở thị trấn Bình Liêu, nhưng bà sinh ra và lớn lên ở Vô Ngại, xã giáp biên giới của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, do đời sống của người dân Vô Ngại khó khăn, tồn tại nhiều hủ tục nên bà Lan mới học lớp 7 đã phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp đỡ gia đình.
Những năm qua, nhiều NCT ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội làm giàu từ chăn nuôi gà, trong đó có giống gà mía thuần chủng. Gà mía là giống đặc sản, dễ nuôi, thịt thơm ngon, thích hợp với điều kiện chăn thả tự nhiên.
Dù tuổi đã cao, sức khỏe giảm, nhưng với quyết tâm và nghị lực làm giàu trên quê hương, ông Nguyễn Đình Kiên, ở thôn 5, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn tìm hướng đi mới làm giàu từ mô hình nuôi Hươu sao.
Ở khu Cẩm Hồng, phường Phương Nam, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nhiều người biết đến ông Bùi Công Biểu, 67 tuổi, bởi ông có mô hình trồng vải lai cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Có một thời, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là địa phương có nhiều thôn bản nghèo cao nhất trong tỉnh.
HTX Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội có tổng diện tích canh tác gần 80ha. Trong đó, hơn 25ha sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp hữu cơ gồm lúa và bưởi Diễn.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nuôi trồng thủy sản ở vùng phá Tam Giang, ông Lê Đình Thiệt, ở xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã học hỏi và mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao (CNC), mang lại lợi nhuận 1 tỉ đồng/vụ...
Rời quân ngũ trở về địa phương, mang trên mình nhiều vết thương nhưng Nguyễn Văn Khiêm, ở khu Động Linh, phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, làm giàu trên mảnh đất quê hương…