Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Du Xuân, ngắm tranh dân gian tứ bình, hiểu thêm về văn hóa dân tộc

“Thứ nhất chơi chữ - thứ nhì chơi tranh”... Từ xa xưa, chơi tranh là thú vui tao nhã đứng thứ hai của người Việt, nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Trong đó, dòng tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh tứ bình nói riêng với sắc màu rực rỡ, mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, như lời chúc bình an, hạnh phúc gửi đến mọi người, mọi nhà nhân dịp Xuân mới rất được ưa chuộng.
Du Xuân, ngắm tranh dân gian tứ bình, hiểu thêm về văn hóa dân tộc
Tranh Tứ bình về đề tài lịch sử - Quang Trung ra Bắc- dòng tranh Đông Hồ. Ảnh: BTMTVN

Độc đáo những bộ tranh dân gian tứ bình

Bước chân vào không gian trưng bày tranh “Sắc Xuân qua sưu tập tranh dân gian tứ bình của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”, chị Minh Hương (Hà Nội) không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sự phong phú về nội dung của những bộ tranh dân gian tứ bình. Chị ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự độc đáo, đa dạng của những bộ tranh bốn mùa thuộc dòng tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ. Đó là bộ tranh tứ mùa Xuân - Hạ - Thu – Đông, hay bộ tranh tứ quý Tùng - Cúc - Trúc – Mai... Ở một góc khác, những bộ tranh tứ bình mang nội dung khác như bộ tranh Ngư - Tiều - Canh - Độc (tứ dân), bộ tranh Bát tiên, bộ tranh Tố nữ… Đặc biệt, có những bộ tranh tứ bình đề tài lịch sử và tranh truyện, như bộ tranh tứ bình về Thạch Sanh, Kim Vân Kiều truyện, Quang Trung đưa quân ra Bắc dẹp giặc…

Chị Minh Hương chia sẻ, đến tham quan triển lãm, chị đã biết và hiểu thêm về các dòng tranh dân gian, đặc biệt là được chiêm ngưỡng, tìm hiểu kỹ hơn về những bộ tranh dân gian tứ bình độc đáo, vốn ít khi xuất hiện trong xã hội hiện nay. “Ngoài ngắm tranh, tôi còn đặc biệt ấn tượng với việc được tham gia trải nghiệm các công đoạn để in ra một tác phẩm tranh dân gian ngay trong không gian trưng bày này”, chị Minh Hương hào hứng nói.

Có thể nói, tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh tứ bình nói riêng là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông ta. Mỗi bộ tranh tứ bình xưa được xem như một tổng thể nghệ thuật hoàn chỉnh, hài hòa, tươi mát và đầy tính trữ tình. Tranh tứ bình có nhiều nội dung khác nhau, được các nghệ nhân sáng tác theo từng chủ đề.

Theo họa sỹ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê, bộ tranh tứ quý - bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông là chu kỳ tuần hoàn trong vòng một năm của thiên nhiên. Mùa nào cũng cho cuộc đời những hoa thơm trái ngọt dù có trải qua đủ vẻ khắc nghiệt của thời tiết. Mỗi mùa tương tự như chu kỳ vòng đời của một con người trải qua đầy đủ gồm: Ấu thơ (Xuân), trưởng thành (Hạ), chín chắn (Thu), già lão (Đông) như quy luật tự nhiên đã thể hiện: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu héo, Đông tàn. Vì vậy, tranh tứ quý biểu hiện lời chúc tụng cho con người được trọn vẹn vòng đời, được hưởng hạnh phúc gia đình cháu con đông đúc và cuộc sống an nhàn.

Du Xuân, ngắm tranh dân gian tứ bình, hiểu thêm về văn hóa dân tộc
Tranh Tứ dân - Ngư, Tiều, Canh, Độc- dòng tranh Hàng Trống. Ảnh: BTMTVN

Bộ tranh tứ dân Ngư - Tiều - Canh - Độc lại mang ý nghĩa ca ngợi những người lao động, bình dân yên vui với cuộc sống giản dị quen thuộc, thư thái trong khung cảnh thiên nhiên bình dị. Họ là những ngư dân hàng ngày quăng chài và thả lưới trên sông nước (Ngư), tiều phu đốn củi trong rừng (Tiều), người nông dân cày sâu, cuốc bẫm trên đồng ruộng (Canh), thầy giáo làng, dạy và học chữ của thánh hiền, đạo lý làm người, trau dồi đạo đức tư cách của người có chữ (Độc).

Tranh tứ bình vẽ về đề tài lịch sử là các bộ tranh gồm bốn bức, mô tả các vị anh hùng hay các sự kiện quan trọng trong lịch sử cũng như trong truyền thuyết của dân tộc. Các bộ tứ bình loại này ca ngợi các vị anh hùng, khích lệ tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta như bộ tranh Quang Trung mang quân ra Bắc dẹp giặc, hay các bộ tứ bình về minh họa các truyện dân gian của Việt Nam hay Trung Quốc, được đông đảo nhân dân biết đến như: Thạch Sanh, Nhị Độ Mai, Kim Vân Kiều, Tam quốc... Nội dung các câu chuyện thường được nghệ nhân diễn tả theo lối phân cảnh, ước lệ, liên hoàn trong một bộ tranh gồm bốn bức.

Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê, tranh tứ bình về đề tài lịch sử và tranh truyện ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân. Các bộ tranh dân gian này thường được treo ở các vị trí trang trọng trong nhà, vừa để trang trí nhưng cũng để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, chia cảm xúc với các nhân vật và cảnh sắc thiên nhiên trong các câu chuyện nổi tiếng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt xưa.

Ngoài ra, còn có những bộ tranh tứ bình Bát tiên kể về những con người đặc biệt đã tu luyện thành tiên, hay bộ tranh Tố nữ - mô tả vẻ đẹp, tài năng của các thiếu nữ thời xưa…

Dòng tranh giá trị, ý nghĩa

Theo ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trong kho tàng tranh dân gian Việt Nam có nhiều thể loại: Tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt, tranh lịch sử, tranh cảnh vật, tranh thờ cúng... Hầu như ở thể loại nào, tranh tứ bình cũng có chỗ đứng riêng của mình. Tranh tứ bình là bộ tranh gồm bốn bức, thường có hàm ý ẩn dụ cho bốn giai đoạn trong một năm, bốn giai đoạn trong cuộc đời, bốn giai thoại trong một câu chuyện hoặc bốn vẻ đẹp khác nhau của các cô gái..., thường có những câu thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm. Đó là những lời chúc phúc và mong muốn sự bình an phú quý, gợi cảm giác cho người xem liên tưởng đến sự thanh tịnh, ngắm tranh mà tự coi như mình đang du ngoạn trong trời đất. Cũng vì vậy, tranh tứ bình được dân ta ưa thích treo trang trí trong nhà để đón Xuân hoặc thờ phụng, tùy theo nội dung của mỗi bộ tranh.

Ông Nguyễn Anh Minh cho biết, bảo tàng tổ chức triển lãm này với mong muốn, qua những bộ tranh này, hậu thế có thể hiểu được phần nào quan niệm về thời gian và lối sống sinh hoạt của người dân từ xa xưa. Thời gian ở đây không phân định theo tuyến tính mà có tính luân hồi, sự vật hữu sinh hữu diệt và tiếp nối theo nhau tạo nên sự đa dạng của sự sống. Điều đó thể hiện giá trị của các dòng tranh dân gian Việt Nam, đồng thời thấy được tài nghệ của các nghệ nhân xưa.

Du Xuân, ngắm tranh dân gian tứ bình, hiểu thêm về văn hóa dân tộc
Tranh Tứ quý - Bốn mùa- dòng tranh Hàng Trống. Ảnh: BTMTVN

“Hy vọng, sắc màu rực rỡ, tươi mới và những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống của mỗi bộ tranh sẽ là lời chúc bình an, hạnh phúc gửi tới công chúng yêu nghệ thuật nhân dịp Xuân mới”, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh chia sẻ.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, tranh tứ bình là loại tranh trang trí mà cha ông ta đặc biệt sử dụng trong dịp Tết để trang trí nhà cửa, song hành cùng với ý nghĩa nhất định để giáo dục truyền thống, nói về ý nghĩa của cuộc đời. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các làng tranh như Hàng Trống, Đông Hồ, Làng Sình… lại sản xuất rất nhiều tranh tứ bình để phục vụ nhu cầu trang trí nhà cửa, đồng thời cũng phục vụ nhu cầu giáo dục truyền thống, giáo dục con cái để truyền thống được tiếp tục cả trong tương lai. Tranh tứ bình có nhiều loại và thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau, từ 4 mùa, 4 đức tính, 4 nghề nghiệp, những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên, của con người cho đến những câu chuyện lịch sử. Tranh xuất phát từ nhu cầu và cũng phù hợp với bối cảnh truyền thống trước kia.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn cho rằng, tranh dân gian là dòng tranh có nhiều giá trị tinh thần, ý nghĩa văn hóa, vì vậy mỗi người dân Việt Nam cần hiểu được các giá trị đó để gìn giữ văn hóa dân tộc. Các nhà quản lý văn hóa cũng cần chú trọng các giải pháp để người dân nhận thức đúng, đầy đủ hơn về giá trị, ý nghĩa của tranh dân gian nói chung, tứ bình nói riêng.

Hiện nay, bối cảnh xã hội, thị hiếu của người dân thay đổi, vị trí của tranh tứ bình trong trang trí nhà cửa của mỗi gia đình cũng thay đổi. Các làng tranh dân gian cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các nhà quản lý văn hóa cần cố gắng mang tinh thần của dòng tranh này trở lại trong xã hội đương đại. Bởi khi chúng ta hiểu được vẻ đẹp, giá trị tiềm ẩn của dòng tranh dân gian, thì sẽ nuôi dưỡng tình yêu đối với dòng tranh này, từ đó ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của dòng tranh dân gian, cũng như góp phần lan tỏa, tôn vinh và bảo tồn giá trị của văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại.

Chiêu Hổ-Đội Kình mời Hồ Xuân Hương du xuân về làng Gáp Chiêu Hổ-Đội Kình mời Hồ Xuân Hương du xuân về làng Gáp

Đúng như định mệnh, câu chuyện thách đối văn chương, giữa Xuân Hương nữ sĩ và Đội Kình danh tiếng, mới chỉ như chiếc cầu ...

Hà Nội chào đón những du khách đầu tiên trong năm 2021 Hà Nội chào đón những du khách đầu tiên trong năm 2021

Sáng nay, 1-1-2021 tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hà Nội đã đón những vị khách đầu tiên tới "xông đất" Thủ đô. Đây là ...

Theo Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

TS Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư (GS). Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “con chíp” điện tử đầu tiên thương hiệu “Made in Viet Nam”.
Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Trong những năm gần đây, ai đi xa trở về lại Bình Thuận sẽ thấy sự thay đổi khá nhiều ở vùng đất này. Đường xá giao thông thuận tiện hơn vì đã có cao tốc chạy ra cả vào hướng nam lẫn hướng ra bắc. Thành phố trung tâm cũng thay áo mới đẹp hơn với nhiều công trình mới. Trong đợt nghỉ lễ này du khách đến Bình Thuận khá đông vui, nhộn nhịp...
Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác kính yêu, có 7 lần Bác đón những cái Tết năm Thìn. Năm Giáp Thìn (1964) là năm Thìn cuối cùng trong cuộc đời của Người. Và đây cũng là một trong những năm Thìn không bao giờ quên của Người.

Tin khác

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Kí ức đẹp bên hồ Cốc
Tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam vừa chính thức khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước
Chương trình năm nay sẽ mang đến một nền tảng có quy mô lớn hơn và và tính tương tác cao hơn giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa đi thực địa kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – đường Bùi Viện.

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Sáng 29/8, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ quận Kiến An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập quận (29/8/1994 - 29/8/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội
Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học
Trong năm học qua, ngành Giáo dục huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người, là nơi gửi gắm niềm tin, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn.

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư
Dưới chân núi Ngọa Long của vùng cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đầm sen bạt ngàn tỏa hương sắc đã và đang trở thành điểm dừng chân lí tưởng của du khách trong và ngoài nước...

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng
Với tinh thần đoàn kết, linh hoạt, nỗ lực vượt khó, trong năm học vừa qua, ngành giáo dục huyện An Lão (TP Hải Phòng) đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Phấn đấu thông xe kỹ thuật cầu vượt sông Hóa vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Phấn đấu thông xe kỹ thuật cầu vượt sông Hóa vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận vừa đi thực địa kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hóa và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn.

Nhạc sĩ Xuân Oanh với ca khúc “Mười chín tháng Tám”

Nhạc sĩ Xuân Oanh với ca khúc “Mười chín tháng Tám”
Trong kho tàng âm nhạc cách mạng Việt Nam, bài hát “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh được sáng tác theo nhịp hành khúc trữ tình đúng vào thời điểm lịch sử hào hùng của đất nước - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân.

Mang tiếng đàn xóa những xót xa

Mang tiếng đàn xóa những xót xa
Tiếng đàn của những đứa trẻ khuyết tật cứ như hoang hoải nỗi niềm, những thanh âm trong trẻo ấy cũng đã mang đến cho đời những niềm tin của cuộc sống. Và ở đó, có cả những hun hút của lòng người mà rất ít người thấu hiểu...

Chủ động bảo vệ nguồn nước ngọt

Chủ động bảo vệ nguồn nước ngọt
Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Nhưng có đến 97% là nước mặn, còn 3% là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt thì có 3/4 lượng nước này đóng băng ở Bắc Cực và Nam Cực.

Vui buồn chuyện hội khóa, họp lớp

Vui buồn chuyện hội khóa, họp lớp
Từ lâu, chuyện hội khóa, họp lớp không còn xa lạ với những ai từng cắp sách đến trường. Thường cứ vào dịp cuối Hè - đầu Thu, nơi nơi rộn ràng tổ chức hội khóa, họp lớp. Dù vậy, để hội hóa, họp lớp thật sự mang lại niềm vui và ý nghĩa sâu sắc thì không phải ai và lúc nào cũng làm được!

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại
Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.
Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hai cán bộ công an cùng một số người dân đã kịp thời ngăn chặn, cứu được một người phụ nữ chuẩn bị nhảy cầu Bính, TP Hải Phòng.
Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Sáng 24/8, Trung tâm Hatha Yoga Chiêu Hân (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi nghèo ở xã Phan Tiến,huyện Bắc Bình. Mỗi phần quà trị giá 450.000 đồng, gồm 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, nước mắm, đường, nước tương và 100.000 đồng tiền mặt. Ngoài ra đoàn còn tặng thêm sữa, bánh kẹo cho các bé đi theo. Tổng trị giá các phần quà gần 50 triệu đồng. Toàn bộ số quà trên do các thành viên của Trung tâm đóng góp.
Phiên bản di động