Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Điện về với Canh Giao

Gần nửa thế kỉ chờ đợi và sống không điện, người dân bản Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định gần như chỉ biết bấu víu vào rừng núi. Điện về bản nhỏ không chỉ làm thay đổi đời sống tinh thần của người dân mà còn mở ra niềm hi vọng, hứa hẹn xóa đi cái đói, cái nghèo...

Giấc mơ đời người

Khi điện về làng, người dân đã thực sự thấy “ánh sáng”. Niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng đã hiển hiện với từng người, từng nhà, với cả những mơ ước của đời người. Nhìn mãi vào chiếc bóng điện thắp sáng trong nhà, cụ Mai Thị Bọt (90 tuổi), sống một mình trong căn nhà nhỏ đơn sơ không khỏi cảm thán khi ước mơ đời người của cụ đã thành hiện thực, khi nhìn thấy ánh điện quốc gia trong chính ngôi làng xa xôi của mình.

Ước mơ của bà lão 90 tuổi, cũng là ước mơ của nhiều người khác trong làng Canh Giao, bởi sau nửa thế kỉ, người dân trong làng đã có điện. Chỉ có 72 hộ dân với hơn 240 nhân khẩu, nơi đây là một căn cứ địa cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng muốn vào được làng, phải vòng qua huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) sau đó băng rừng đi vào với quãng đường 40km dù làng chỉ cách trung tâm xã không quá xa. Ông Nguyễn Văn Thanh (40 tuổi, Trưởng làng Canh Giao) từng khắc khoải: Không có điện, người làng dùng bếp củi, đốt đèn dầu. Lũ trẻ mỗi tối học bài cũng chong đèn dầu lên. Người lớn chẳng có cái ti vi để xem tin tức, xem xã hội bên ngoài phát triển tới đâu để học hỏi nên cứ quanh quẩn ngày lên nương lên rẫy, tối về làm vài li rượu rồi chui vào tấm dồ ngủ cho tới sáng mai.

Canh Giao đã có điện, mọi người đều hy vọng sự đổi thay
Canh Giao đã có điện, mọi người đều hy vọng sự đổi thay

Ông trưởng làng thủ thỉ kể lại rằng, mấy mươi năm qua người làng mong có điện lắm. Cho lũ trẻ học trong cái điện sáng đỡ hư con mắt, cho người làng xem cái ti vi, xem chủ trương của Nhà nước, xem cách làm giàu của làng khác mà học tập mới mau khá được. Chắc chắn rằng khi có điện, làng sẽ khác hơn bây giờ nhiều lắm, sẽ có tivi cho mỗi nhà, đường làng sẽ sáng trưng ánh điện mỗi đêm, lũ trẻ sẽ học và chơi trong ánh điện.

Ngóng điện, người làng mua tua-bin nhỏ về lắp. Tuy nhiên, nguồn điện chạy bằng sức nước vô cùng yếu, lại chập chờn chẳng đủ nguồn để thắp sáng bóng điện. Vào mùa khô, nguồn nước cạn thì không chạy được nữa. Đến mùa mưa, nếu không nhanh tay cất đi sẽ bị dòng nước lũ cuốn trôi mất. Một số đơn vị, các nhà hảo tâm cũng tài trợ tấm pin năng lượng mặt trời, nhưng nguồn điện không thể bảo đảm cho sinh hoạt tối thiểu của người dân.

Điểm trường tiểu học làng Canh Giao thuộc Trường Tiểu học xã Canh Hiệp có 29 học sinh. Trước đây, do không có điện lưới quốc gia nên các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của hộ dân trong làng. Những hôm trời giăng mây mù, thiếu nắng nên điện mặt trời không hoạt động được, học sinh phải ra sân học bài. Nỗi niềm ấy khiến cô giáo Đỗ Thị Kim Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Canh Hiệp cũng rất ngậm ngùi.

Có điện, nhiều gia đình đã mua tivi để lũ trẻ em, và người lớn học cách làm ăn từ các chương trình khuyến nông.
Có điện, nhiều gia đình đã mua tivi để lũ trẻ em, và người lớn học cách làm ăn từ các chương trình khuyến nông.

Nhiều năm trôi đi như thế, người dân làng Canh Giao vẫn mong đợi một ngày dòng điện quốc gia sẽ đến để đem văn minh về cho làng. Và cuối cùng niềm mong ước của cuộc đời cũng đã đến, làng Canh Giao đã có điện lưới quốc gia.

Điện về bản nhỏ

Trước nỗi bức xúc về điện của người dân, đầu năm 2024, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty Điện lực Bình Định khởi công dự án cấp điện cho làng Canh Giao mang lại niềm vui khôn tả cho người dân ở đây. Lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng của những chiếc bóng điện được thắp lên từ điện lưới quốc gia, già làng Lê Văn Đen không giấu được xúc động, mắt cứ dán vào những trụ điện, những đường dây điện giăng trên không trung.

Điện lực Bình Định thường xuyên cử cán bộ kiểm tra các trạm biến áp cũng như hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Điện lực Bình Định thường xuyên cử cán bộ kiểm tra các trạm biến áp cũng như hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Ông Nguyễn Văn Thanh trưởng làng mừng rỡ khoe: “Từ ngày có điện, bà con được tiếp cận rất nhiều kĩ thuật canh tác nông, lâm nghiệp như trồng rừng, trồng sắn, làm lúa nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có điện về bản, đời sống người dân đã tươi sáng hơn trước”. Tối tối, ông lại cùng nhiều người khác ngồi xem thời sự, xem các chương trình khuyến nông, cùng bàn cách làm ăn. Có điện, trẻ em và người lớn thường xuyên đến nhà văn hóa của làng để vui chơi. Nhiều người còn mua cả tủ lạnh, tủ đông để trữ đồ ăn, đông lạnh các loại thực phẩm phục vụ cho gia đình.

Điện về làng không chỉ làm thay đổi đời sống tinh thần mà còn mở ra niềm hi vọng, hứa hẹn giảm đi cái đói, cái nghèo từng bám lấy người dân nơi đây. Một số hộ mua máy móc phục vụ cho việc sản xuất của gia đình.

Điện về với Canh Giao
Có điện lưới quốc gia, trường học sẽ không lo thiếu ánh sáng cho học sinh học tập.

Ngày điện về bản nhỏ, đêm hội Raglai của đồng bào Chăm H’roi ở Canh Giao bừng lên sức sống mới, ngoài ánh lửa bập bùng theo nhịp cồng chiêng của trai gái trong làng, ánh điện Canh Giao đang tỏa từ nhà Rông chiếu sáng cả một vùng núi rừng dần đổi đời từ “cái điện”.

Ông Huỳnh Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Canh Hiệp chia sẻ, so với các làng đồng bào DTTS khác trong xã, Canh Giao vẫn là làng nghèo nhất vì xa xôi cách trở, đi lại khó khăn. Năm 2022, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng một số đoạn đường bê tông và và một cây cầu để bắc qua suối phá thế cô lập, tiếp cận dễ dàng hơn với các địa phương khác. Hầu hết bà con vẫn thuộc hộ nghèo. Từ bao đời nay, người dân làng Canh Giao luôn sống trong niềm mơ ước có đường giao thông để thuận tiện việc đi lại, có nước sạch và có điện lưới quốc gia để đời sống bớt tăm tối.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ hoàn thành việc làm đường bê tông vào làng Canh Giao. Bên cạnh đó, tỉnh đang chỉ đạo xây lắp mạng viễn thông vào đến làng để phục vụ đời sống bà con. Như thế 72 hộ dân làng Canh Giao sẽ được bảo đảm các điều kiện hạ tầng để sinh hoạt, sản xuất, học tập.

Điện về với Canh Giao
Năm 2020 một số đơn vị đã tổ chức lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho bà con nhân dân tại Làng Canh Giao

Ông Thái Minh Châu, Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định cho biết, trong quá trình triển khai, công trình đã gặp không ít khó khăn về địa hình. Làng Canh Giao là một trong 3 ngôi làng còn lại của tỉnh Bình Định chưa có hệ thống giao thông kết nối, chưa có hệ thống lưới điện quốc gia, Nhân dân tại đây đều là người đồng bào dân tộc thiểu số nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần.

Và bây giờ làng Canh Giao khác hơn trước nhiều lắm, nhiều nhà đã có tivi, đường làng sáng trưng ánh điện mỗi đêm, lũ trẻ sẽ học và chơi trong ánh điện. Từ khi có điện, Canh Giao như sôi động hẳn lên. Trong mắt người làng đã thấy niềm hi vọng đổi thay.

Tiêu Dao - Bảo Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị các điều kiện khi Luật đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực

Chuẩn bị các điều kiện khi Luật đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về đất đai nhằm phát huy tối đa nguồn lực tài nguyên cho phát triển đất nước, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, trong đó mục tiêu là hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lí và sử dụng đất đồng bộ phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Theo Đảng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình

Theo Đảng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình

Năm 2021, Triệu Đề là 1 trong 2 xã đầu tiên của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Cùng đó, thôn Tân Tiến của xã Triệu Đề đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Đây thực sự là niềm vui của Chi bộ và Nhân dân thôn Tân Tiến…
Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

TS Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư (GS). Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “con chíp” điện tử đầu tiên thương hiệu “Made in Viet Nam”.

Tin khác

Chuyện về bài hát linh cảm giã biệt trần thế của nhạc sĩ Trần Hoàn

Chuyện về bài hát linh cảm giã biệt trần thế của nhạc sĩ Trần Hoàn
Nghe đã lâu, nghe nhiều người nói về nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) có một bài hát linh cảm cho cuộc giã biệt “con tàu trần thế”, viết trên đất Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình gây xúc động cho bao người; tôi đi tìm nhưng đành thất vọng, vì những cuốn sách, tư liệu về nhạc sĩ không có một dòng thông tin nào về bài hát ấy cả.

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh
Ngoài kết nối các trung tâm đô thị và khu vực bằng những tuyến giao thông hiện đại, sông Sài Gòn được xác định là trung tâm của đồ án điều chỉnh quy hoạch TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền phát triển dải đô thị hai bên sông. Tuyến đường ven sông cũng mở ra hướng mới để phát triển thương mại, dịch vụ, tạo điểm nhấn về cảnh quan sông nước, phát triển du lịch, phát triển kinh tế xanh, tạo lập những cụm dân cư xen lẫn không gian xanh...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...
Mùa Thu Tháng Tám 79 năm trước, Cần Thơ đã cùng với cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Nhân dân Việt Nam, từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Mùa Thu năm nay, có dịp trở lại những chiến tích xưa, nơi đó vẫn âm vang về một thời hào hùng của thế hệ cha ông vì nước quên mình...

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc
Trong những năm gần đây, ai đi xa trở về lại Bình Thuận sẽ thấy sự thay đổi khá nhiều ở vùng đất này. Đường xá giao thông thuận tiện hơn vì đã có cao tốc chạy ra cả vào hướng nam lẫn hướng ra bắc. Thành phố trung tâm cũng thay áo mới đẹp hơn với nhiều công trình mới. Trong đợt nghỉ lễ này du khách đến Bình Thuận khá đông vui, nhộn nhịp...

Gặp những người lính thời hoa lửa

Gặp những người lính thời hoa lửa
Những gian khó, mất mát trên chiến trường năm nào mãi không thể phai trong tâm trí của những người cựu chiến binh. Năm tháng ấy, đất trời hòa cùng một màu khói lửa, những người lính trẻ đã dùng sức mình anh dũng đi qua...

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên
Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác kính yêu, có 7 lần Bác đón những cái Tết năm Thìn. Năm Giáp Thìn (1964) là năm Thìn cuối cùng trong cuộc đời của Người. Và đây cũng là một trong những năm Thìn không bao giờ quên của Người.

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Kí ức đẹp bên hồ Cốc
Tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam vừa chính thức khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước
Chương trình năm nay sẽ mang đến một nền tảng có quy mô lớn hơn và và tính tương tác cao hơn giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng
Vài thập kỉ trở lại đây, sông Hồng chảy qua địa bàn Hà Nội bị thu hẹp dần, bởi lưu lượng nước ngày càng thấp, nhiều người sinh sống ở hai bên bờ lợi dụng để “cơi nới” diện tích đất ở, đất canh tác, bằng hình thức cạp, lấn hướng ra lòng sông.

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa đi thực địa kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – đường Bùi Viện.

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Sáng 29/8, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ quận Kiến An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập quận (29/8/1994 - 29/8/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội
Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học
Trong năm học qua, ngành Giáo dục huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người, là nơi gửi gắm niềm tin, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn.

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư
Dưới chân núi Ngọa Long của vùng cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đầm sen bạt ngàn tỏa hương sắc đã và đang trở thành điểm dừng chân lí tưởng của du khách trong và ngoài nước...

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng
Với tinh thần đoàn kết, linh hoạt, nỗ lực vượt khó, trong năm học vừa qua, ngành giáo dục huyện An Lão (TP Hải Phòng) đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.
Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hai cán bộ công an cùng một số người dân đã kịp thời ngăn chặn, cứu được một người phụ nữ chuẩn bị nhảy cầu Bính, TP Hải Phòng.
Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Sáng 24/8, Trung tâm Hatha Yoga Chiêu Hân (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi nghèo ở xã Phan Tiến,huyện Bắc Bình. Mỗi phần quà trị giá 450.000 đồng, gồm 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, nước mắm, đường, nước tương và 100.000 đồng tiền mặt. Ngoài ra đoàn còn tặng thêm sữa, bánh kẹo cho các bé đi theo. Tổng trị giá các phần quà gần 50 triệu đồng. Toàn bộ số quà trên do các thành viên của Trung tâm đóng góp.
Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

TS Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư (GS). Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “con chíp” điện tử đầu tiên thương hiệu “Made in Viet Nam”.
Phiên bản di động