Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chuyện về đám cưới không có đêm tân hôn

Hôm nay, Chủ nhật, tôi được nghỉ nên dạy muộn. Nhưng dậy rồi mà tôi vẫn trên giường. Giữa tiết Đông buốt giá, tôi thu lu trong chăn ấm, ôm chặt ngang lưng bà nội tôi.
Tôi lấy chồng, đã có một con, nhưng vẫn thường “nũng nịu” bên bà như thế. Ông bà tôi trước đều dạy học tận trên tỉnh miền núi Hà Giang, sau chuyển về Hà Nội, tiếp tục công tác mấy năm thì nghỉ hưu.

Bà tôi đã gần tám chục tuổi, kém ông tôi sáu tuổi. Ông bà tôi không nặng lời với nhau bao giờ và rất yêu quý con cháu, luôn nhẹ nhàng dạy bảo chúng tôi những điều hay lẽ phải, đặc biệt hay răn dạy chúng tôi thông qua các câu chuyện. Bà rất “cưng chiều” tôi. Tôi tự nhiên tò mò hỏi bà về chuyện đám cưới của ông bà. Bà im lặng trầm tư một lát rồi chậm rãi kể:

Hồi đó, giữa tiết Đông năm Đinh Mùi, 1967, vào một ngày đẹp trời, ông bà tổ chức lễ cưới ngay tại trường ông bà dạy học.

Năm đó, trường của ông bà vinh dự được nhận danh hiệu trường lá cờ đầu về giáo dục của tỉnh Hà Giang; tổ giáo viên của trường nhận danh hiệu tổ đội Lao động Xã hội chủ nghĩa.

Bà nội tôi và chắt của cụ.
Bà nội tôi và chắt của cụ.

Lúc đó, ông là Hiệu trưởng nhà trường. Ông đã báo cáo và được lãnh đạo Ty, lãnh đạo Phòng Giáo dục cho ông bà được tổ chức đám cưới cùng một ngày với việc tổ chức nhận các danh hiệu cao quý của trường. Vì vậy cùng với việc nhà trường gửi giấy mời các đại biểu đến dự lễ nhận cờ, ông xin phép được gửi kèm thiếp mời cưới của ông bà tới các vị lãnh đạo và bạn bè thân thiết.

Thế là ông phải đồng thời chuẩn bị chu đáo cả việc lớn của trường và việc “trăm năm” của ông bà. Tất nhiên là việc công được lo nhiều hơn, nên thời gian chuẩn bị cho việc cưới có phần hạn chế.

Nhưng rất mừng là các bạn bè và lãnh đạo quý mến, ủng hộ nhiệt tình đám cưới của ông bà. Các thầy giáo và lãnh đạo trường sư phạm Việt Lâm đi bộ hàng chục cây số từ trường tới giúp trang trí phòng cưới và các phương tiện cần thiết cho đám cưới. Có thầy giáo thức suốt đêm trước ngày cưới làm bánh, mứt kẹo; lãnh đạo xã phân công các đoàn thể lo cơ sở vật chất và cơm nước.

Buổi sáng hôm đó, theo chương trình, ông bà và các thầy cô giáo trong trường phải tập trung vào việc tổ chức lễ nhận cờ, nhận các danh hiệu cao quý của trường nên rất mệt. Nhưng chiều đến, các thầy cô và cả các vị khách vẫn rất nhiệt tình bắt tay vào việc tổ chức lễ cưới cho ông bà.

Cũng vì “lợi dụng” kết hợp việc riêng lẫn việc tư nên đám cưới của ông bà vô cùng vinh dự (và cũng rất đặc biệt) có sự hiện diện của nhiều quan khách của tỉnh, của các huyện, các trường tiên tiến trong tỉnh; chỉ có điều là người nhà, họ hàng thân thiết không ai có điều kiện đến dự, do đường sá quá xa xôi, tàu xe không thuận tiện (lúc đó, ở Hà Nội muốn lên Hà Giang phải xếp hàng mua vé xe rất khó khăn - đi ít nhất 2 ngày mới tới)!

Phòng cưới của ông bà là phòng một lớp học, nhưng được trang trí rất lộng lẫy: Trên nền phông xanh lá cây, hiện lên đôi bồ câu trắng quấn quýt ngậm bông hồng đỏ với chữ “song hỉ” lóng lánh sắc nhung; nổi bật là đôi câu đối đầy ý nghĩa do các thầy giáo trường sư phạm Việt Lâm viết tặng - đôi câu đối này, hiện nay ông bà vẫn cất giữ, như một báu vật: “Nhân ngày lễ cưới, chúc anh... dựng xây thành công trường tiên tiến/ Đón buổi thành hôn, mừng chị... dạy dỗ tăng nhiều trẻ chăm ngoan”.

Trước phông là chiếc bàn phủ vải đỏ, với lọ hoa lay ơn, hoa hồng tươi mướt, chẳng biết các thầy ở trường sư phạm tìm kiếm đâu ra trong hoàn cảnh khó khăn lúc ấy. Các bàn trong “hôn trường” được phủ khăn trắng muốt bày các loại hoa quả, bánh kẹo - sản phẩm mà các thầy rất vất vả suốt đêm hôm trước làm tặng (thời gian này, hàng hóa rất khan hiếm, mọi thứ đều “phân phối”, “bình xét”, bánh kẹo cũng trong tình trạng đó. Nên việc đám cưới có bánh kẹo lúc đó là vô cùng quý và là điều làm cho khách đến dự, nhất là cán bộ, Nhân dân địa phương rất ngạc nhiên).

Tại buổi lễ, lãnh đạo xã điều khiển chương trình. Nhiều tiết mục văn nghệ có ghi ta, ắc-cooc đệm biểu diễn chúc mừng, khiến ông bà vô cùng cảm động.

Đặc biệt là những ý kiến phát biểu của bạn bè và các vị khách. Một người bạn của ông nói: “Các bạn đã rất khéo kết hợp giữa việc chung và việc riêng”... “các bạn đã làm một “pha” rất đẹp!”

Còn Thư kí Công đoàn Ty Giáo dục phát biểu: “Các bạn đã dựng nên một hình ảnh rất đáng trân trọng!”; Chủ tịch xã nói: “Ủy ban xã sẽ phát động học tập cách tổ chức cưới đời sống mới của các đồng chí “...

Kết thúc chương trình đám cưới thì trời đã về chiều. Ở miền núi, trời tối đến rất sớm. Khách không thể trở về các địa phương kịp, phải ở lại qua đêm (vì từ trường ra đến huyện phải đi bộ vượt qua đèo dốc tới 12 cây số). Giường chiếu của gia đình, của giáo viên trong trường (tất nhiên là cả giường cưới của ông bà) phải dành cho khách mà cũng không đủ, một số khách phải lên kê bàn ghế trên lớp học để nằm, lấy phông, khăn bàn để đắp. Ông bà cũng phải chia nhau các lớp học để ngủ cùng khách. Thế là đám cưới của ông bà không có “đêm tân hôn” như các cặp vợ chồng mới cưới khác!

Sáng hôm sau, sau bữa cơm sáng thân mật, ông bà và nhà trường tiễn khách trở về các địa phương.

Nhưng cháu có biết không: Ông vừa là người đi tiễn, cũng vừa là người “được tiễn”.

Vì theo chương trình (tất nhiên là có lịch trình từ trước), ông được phân công đi dự hội nghị các trường tiên tiến miền núi phía Bắc tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang. Thế là ông tiếp tục theo các vị khách, cuốc bộ ra huyện rồi đáp ô tô tới nơi họp. Bà ra tiễn mà không cầm được nước mắt.

Và như vậy, ông bà đã không được hưởng “đêm tân hôn”, lại cũng chẳng được hưởng “tuần trăng mật” như các cặp vợ chồng mới cưới khác, vì phải một tuần sau, ông mới đi họp về.

Bà tôi hài hước “tổng kết” lại vài điều đặc biệt đáng nhớ về đám cưới của mình. Đó là:

- Một đám cưới có nhiều khách cấp cao hàng tỉnh, hàng huyện đến dự. Đám cưới được chính quyền xã đứng ra tổ chức.

- Một đám cưới không có người thân trong gia đình, họ mạc và bạn bè ở quê hương đến dự.

- Một đám cưới được nhiều bạn bè giúp đỡ tận tình để khắc phục hoàn cảnh rất khó khăn lúc đó.

- Một đám cưới có ý nghĩa trong việc kết hợp việc công và việc tư.

- Một đám cưới không có đêm tân hôn, không có tuần trăng mật!...

Bà tôi dừng kể. Mắt rớm lệ như rất cảm động về một kỉ niệm chắc chẳng bao giờ quên của đời mình!

Khánh Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.
Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà

Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:
Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”
Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.
Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Tin khác

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Vườn lá dong của bà ngoại

Vườn lá dong của bà ngoại
Nhà bà ngoại tôi ở xóm dưới cùng xã với nhà bà nội tôi. Mẹ bảo: Gần nhà bà ngoại nên cũng tiện. Khi tôi còn nhỏ, những lúc mẹ và bà nội bận việc, mẹ lại bế tôi xuống gửi bà ngoại.

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội
Ông nội tôi là Trung tá Nguyễn Chí Sỹ, năm nay 82 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, hiện ở tổ dân phố An Phú, thị trấn Chúc Sơn, huyên Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Người đàn bà đảm đang!

Người đàn bà đảm đang!
Đó là nhận xét của Hội Phụ nữ, của bà con làng xóm láng giềng cũng như người thân trong gia đình về bà nội tôi - bà Trần Thị Lung.

Ông tôi trong mắt bà

Ông tôi trong mắt bà
Mỗi lần về thăm bà ngoại, chúng tôi vui lắm. Vui không chỉ vì thấy bà còn minh mẫn, khỏe mạnh mà còn vì được nghe bà kể chuyện về ông.

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc
“Trải bao giông bão trong đời. Để yêu một sớm ngồi nơi cửa nhà”…

Ông nội

Ông nội
Tôi chợt nhớ về ông nội khi mà chính tôi cũng đã là ông nội của thằng cháu hơn 10 tuổi, có nghĩa, tôi đã làm ông nội hơn 10 năm rồi!
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.
Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện trung
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ Năm ngày 18/4 dương lịch (tức 10/3 âm lịch), là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ Sáu 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.
Phiên bản di động