Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Chợ “độc” ở xứ Quảng

Có một chợ mà ở đó người mua kẻ bán chỉ có một món hàng duy nhất, đó là những chú heo con. Chợ đặc biệt ấy cũng sinh ra một cái nghề đặc biệt chẳng nơi nào có, ấy là “nghề bồng heo”. Bất kể mùa mưa hay nắng, nhưng người mưu sinh bằng cái nghề đặc biệt ấy vẫn tất bật, bám trụ...

Ngôi chợ đặc biệt phía đầu cầu

Cách đây chừng mấy năm, khi đường tránh cầu Bà Rén chưa hoàn thành, tuyến Bắc -Nam khi đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam đều phải ngang qua “chợ heo Bà Rén”. Người dân sống quanh chợ, và cả những người sống bằng các nghề trong chợ cho biết, chợ heo được hình thành từ cuối những năm 60 của thế kỉ trước. Nói là chợ nhưng đây là một khoảng đất trống nằm dọc sông Thu Bồn, sát đường cái ngay chân cầu Bà Rén.

Bà Phan Thị Liễu, 59 tuổi, xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, Quảng Nam, người có gần 30 năm buôn bán ở chợ này cho biết, tên chợ được đặt theo tên người đàn bà chèo đò ở khúc sông này. Ngày trước khi chưa có cầu, bên cạnh chợ heo là một cái chợ bán đủ thứ khác, nên ai đến chợ cũng phải gọi bà đưa qua sông, lâu dần thành cái tên chợ Bà Rén. Sau đó, vì buôn bán heo gây mùi khó chịu, nhiều khi heo xổng rọ làm loạn chợ, nên người buôn heo mới ra mảnh đất bên cạnh lập nên chợ heo.Từ chợ Bà Rén, người ta gọi luôn là chợ heo Bà Rén. Do nằm cạnh sông dễ cho việc vận chuyển đường thủy, chợ ngày càng phát triển. Thế nên từ đó đến giờ, cảnh nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua, dàn trải từ chân cầu Bà Rén cho đến khu chợ trung tâm. Nhiều người khẳng định, đây là chợ heo lớn và nổi tiếng nhất miền Trung, đặc biệt nhất cả nước.

Một góc chợ heo Bà Rén.

Một góc chợ heo Bà Rén.

Một điều đặc biệt khiến chợ này nổi tiếng, là bởi có nhiều chị em không quản nắng mưa, mệt nhọc “chạy” theo cái nghề có một không hai, được gọi là“nghề bồng heo” thuê.

Nghề “độc nhất vô nhị”

Vì chợ heo, nên chất thải, xú uế của heo chưa kịp dọn sạch trong ngày nên nhiều người rất ngại phải ôm những chú heo để cân, hay đưa chúng lên xe. Thế là cái nghề “bồng heo thuê” ra đời. Vì đặc thù của chợ này một ngày luân chuyển có đến vài chăm chú heo, có lúc cao điểm lên tới cả ngàn chú, nên dần dần hình thành lực lượng chuyên “bồng heo”.

Cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những người phụ nữ.

Cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những người phụ nữ.

Không giấu giếm nghề nghiệp, những người làm nghề còn làm tăng thêm độ hoành tráng công việc của mình, với cái tên khá hóm hỉnh, nghề “ôm Trư Bát Giới”. Khởi đầu cho cái nghề đặc biệt này lại từ một gia đình đặc biệt. Đó là gia đình của cụ Lưu Quơn (83 tuổi) sống bên cạnh chợ Bà Rén. Cụ Lưu Quơn cho biết, cách đây hơn 20 năm, vì gia đình quá nghèo, lại thuộc dạng đặc biệt khi cả 8 người trong gia đình đều cao không quá 1,2m, không có việc làm nên dát díu nhau ra chợ heo này để làm vệ sinh. Lâu dần, thấy có nhiều người cần bồng heo để cân, để vận chuyển nên gia đình cụ chuyển qua làm nghề này sống qua ngày. Một điều lạ là những chú heo qua tay gia đình cụ đều hay ăn chóng lớn, người mua kẻ bán bảo gia đình ông “hợp vía”, nên cứ mỗi lần heo về là gia đình cụ Lưu Quơn lại túc trực để bồng heo thuê.

Từ ngày chợ heo được xây dựng mới, khuôn viên rộng hơn và nhiều thương lái tìm về đây, nên gia đình cụ Lưu Quơn làm không hết việc.Rồi những người khác thấy nghề này mưu sinh được nên cùng tham gia. Đa phần đội quân “bồng heo” ở độ tuổi tứ tuần, có người xấp xỉ 50 tuổi hoặc hơn, thế nhưng chỉ với những thân hình nhỏ thó của mình, các chị vẫn ôm những con heo giống có khi đến tận 25kg dễ dàng.

Nghề bồng heo thuê là nghề độc ở đất này.

Nghề bồng heo thuê là nghề độc ở đất này.

Heo Bà Rén có tiếng và được chở ra Huế, vào Tây Nguyên cho đến Khánh Hòa, Đồng Nai...Không chỉ bồng heo kiếm tiền, các chị còn “xem heo, lùa heo” rất tài tình, bởi mỗi người có một bí quyết riêng không thể tiết lộ. Chỉ cần liếc qua chú heo con, các chị biết ngay heo có hay ăn chóng lớn hay không. Để các chú heo này trở nên ngoan ngoãn và không chạy lung tung khi đang mua bán, có chị đốt lông mi của chúng trước khi lùa đi. Các chú heo mất lông mi trở nên hiền hậu, đi chậm và cứ thế chúng đi theo sự hướng dẫn của con người. “Thậm chí chúng leo lên ghe qua sông mà không quậy phá gì hết!” một chị bật mí. Hiện tại, chợ ngày họp một lần nhưng heo vẫn bán rất “chạy” và luôn được mọi người mua tin cậy.

Trong nhọc nhằn vẫn có tình thương

Chợ heo Bà Rén hiện nay có khoảng chục chị em bám níu cái nghề nặng nhọc, vất vả và hiểm nguy này. Họ là những người phụ nữ nghèo của địa phương hoặc đến từ các vùng lân cận. Nhiều nhất phải kể là huyện Quế Sơn, tiếp đó là huyện Thăng Bình, huyện Duy Xuyên. Không khó để chúng tôi tìm hiểu hoạt động của chị em phụ nữ làm trong nghề này, bởi từ lúc 5 giờ sáng nhiều chị đến chực sẵn, làm vệ sinh, chuẩn bị rơm rạ để chờ heo tới. Công việc khá nặng như vậy, lại phải chịu dơ bẩn vì ôm cả heo lên người, nhưng mỗi chuyển giao heo như vậy, thù lao nhận được chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/con tùy cân nặng, tùy cả vào “vía” của người bồng, và tùy cả vào sự quen thân.

Chị Hoàng Thị Tân, 45 tuổi, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên cho biết: “Công việc nhìn đơn giản vậy chứ cũng lắm thăng trầm mấy chú ơi, nhiều khi lỡ tay heo tuột khỏi người thì khách người ta không ưng, mình mất hết mối. Tuy nhiên, nếu chăm chỉ làm thì mỗi người cũng kiếm được khoảng 40.000 - 60.000 đồng một ngày”. Đang trò chuyện với chúng tôi, thoáng thấy mối quen, chị Tân vội vã xắn áo, đội nón lên đầu chạy tới chỗ rọ heo của thương lái, rồi nhanh gọn “bồng” từng chú heo đến giao cho khách mua.

Chứng kiến cảnh những người bồng heo thuê, tôi khá ngạc nhiên vì không có một tiếng cãi cọ, không tranh giành giữa những người bồng heo thuê với nhau. Tưởng việc bươn chải, kiếm tiền từ cái nghề “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam lam lũ sẽ có những sự cạnh tranh, nhưng tình người của những người bồng heo lại rất đẹp.

Trò chuyện với tôi, các chị đều chia những khó khăn của nghề. Heo nặng hay nhẹ không làm các chị thấy khó mà điều khổ nhất là mùi hôi. Trời nắng mồ hôi của cơ thể cộng với mùi khét heo cứ xộc lên mũi đến mức phải nín thở. Mấy hôm trời mưa thì phân heo nhễ nhại, bôi trét khắp người, con heo trên tay cứ la eng éc, giãy dụa như sắp rơi xuống đất. Làm cài nghề này có chị gia cảnh khó khăn trăm bề, như chị Phạm Thị Xuyến có chồng không may mắc phải căn bệnh thần kinh, mất khả năng lao động. Từ đó chị trở thành lao động chính trong gia đình, làm đủ mọi việc để lo chồng, nuôi con ăn học; hay như chị Phan Thị Lợi (38 tuổi) chồng đã mất sớm, phải nuôi ba con đang trong tuổi ăn tuổi học. Hạnh phúc hơn như chị Nguyễn Thị Xí (47 tuổi, trú tại xã Quế Xuân) nuôi hai người con trai ăn học thành tài. Đứa lớn theo học Đại học Kinh tế Hà Nội và đứa nhỏ đang theo học ở Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin ở Hội An. Chị Xí kể, ngày mấy đứa nó đậu đại học, chị vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì gia đình chị vô cùng hãnh diện khi hoàn cảnh khó khăn trăm bề mà con cái đỗ đạt; còn lo vì sắp tới gia đình phải đối mặt với khoản học phí “khổng lồ”, lại thêm tiền ăn ở nơi đất khách quê người. Cứ thế, gánh nặng cuộc sống cứ đè lên đôi vai những người phụ nữ này. Xa xăm sau gương mặt gầy hóp của người phụ nữ ấy, ẩn hiện bao nỗi lo toan: “Sáng nay heo ít, tôi chỉ ôm được 30 con, tính được hơn 50.000 đồng, đủ tiền đi chợ ăn cho cả ngày. Những ngày khác heo nhiều thì đỡ hơn”, một chị nói.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đình Lai, Trưởng ban Quản lí chợ Bà Rén cho biết: “Tại chợ, ngày cao điểm lên đến gần ngàn con heo, các huyện lân cận đổ heo về, rồi lại được đưa lên xe phân tán khắp nơi. Mặc dù cực khổ nhưng nhờ vậy nhưng cũng tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có thêm việc làm, có thêm thu nhập, một phần nào đó cải thiện được cuộc sống!”

Minh Ngọc

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị các điều kiện khi Luật đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực

Chuẩn bị các điều kiện khi Luật đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về đất đai nhằm phát huy tối đa nguồn lực tài nguyên cho phát triển đất nước, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, trong đó mục tiêu là hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lí và sử dụng đất đồng bộ phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Theo Đảng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình

Theo Đảng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình

Năm 2021, Triệu Đề là 1 trong 2 xã đầu tiên của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Cùng đó, thôn Tân Tiến của xã Triệu Đề đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Đây thực sự là niềm vui của Chi bộ và Nhân dân thôn Tân Tiến…
Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

TS Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư (GS). Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “con chíp” điện tử đầu tiên thương hiệu “Made in Viet Nam”.

Tin khác

Chuyện về bài hát linh cảm giã biệt trần thế của nhạc sĩ Trần Hoàn

Chuyện về bài hát linh cảm giã biệt trần thế của nhạc sĩ Trần Hoàn
Nghe đã lâu, nghe nhiều người nói về nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) có một bài hát linh cảm cho cuộc giã biệt “con tàu trần thế”, viết trên đất Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình gây xúc động cho bao người; tôi đi tìm nhưng đành thất vọng, vì những cuốn sách, tư liệu về nhạc sĩ không có một dòng thông tin nào về bài hát ấy cả.

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh

Sông Sài Gòn: “Mặt tiền” của TP Hồ Chí Minh
Ngoài kết nối các trung tâm đô thị và khu vực bằng những tuyến giao thông hiện đại, sông Sài Gòn được xác định là trung tâm của đồ án điều chỉnh quy hoạch TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền phát triển dải đô thị hai bên sông. Tuyến đường ven sông cũng mở ra hướng mới để phát triển thương mại, dịch vụ, tạo điểm nhấn về cảnh quan sông nước, phát triển du lịch, phát triển kinh tế xanh, tạo lập những cụm dân cư xen lẫn không gian xanh...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...

Mùa Thu Tháng Tám trở lại chiến tích xưa...
Mùa Thu Tháng Tám 79 năm trước, Cần Thơ đã cùng với cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Nhân dân Việt Nam, từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Mùa Thu năm nay, có dịp trở lại những chiến tích xưa, nơi đó vẫn âm vang về một thời hào hùng của thế hệ cha ông vì nước quên mình...

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc

Bình Thuận: Bức tranh đẹp ngày thêm nhiều màu sắc
Trong những năm gần đây, ai đi xa trở về lại Bình Thuận sẽ thấy sự thay đổi khá nhiều ở vùng đất này. Đường xá giao thông thuận tiện hơn vì đã có cao tốc chạy ra cả vào hướng nam lẫn hướng ra bắc. Thành phố trung tâm cũng thay áo mới đẹp hơn với nhiều công trình mới. Trong đợt nghỉ lễ này du khách đến Bình Thuận khá đông vui, nhộn nhịp...

Gặp những người lính thời hoa lửa

Gặp những người lính thời hoa lửa
Những gian khó, mất mát trên chiến trường năm nào mãi không thể phai trong tâm trí của những người cựu chiến binh. Năm tháng ấy, đất trời hòa cùng một màu khói lửa, những người lính trẻ đã dùng sức mình anh dũng đi qua...

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên

Năm Thìn cuối cùng của Bác và những dấu ấn không thể nào quên
Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác kính yêu, có 7 lần Bác đón những cái Tết năm Thìn. Năm Giáp Thìn (1964) là năm Thìn cuối cùng trong cuộc đời của Người. Và đây cũng là một trong những năm Thìn không bao giờ quên của Người.

Kí ức đẹp bên hồ Cốc

Kí ức đẹp bên hồ Cốc
Tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam vừa chính thức khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước

“Sinh viên thế hệ mới 2024” thu hút nhiều sinh viên từ các trường đại học trên cả nước
Chương trình năm nay sẽ mang đến một nền tảng có quy mô lớn hơn và và tính tương tác cao hơn giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng

Ngăn ngừa tình trạng cạp, lấn sông Hồng
Vài thập kỉ trở lại đây, sông Hồng chảy qua địa bàn Hà Nội bị thu hẹp dần, bởi lưu lượng nước ngày càng thấp, nhiều người sinh sống ở hai bên bờ lợi dụng để “cơi nới” diện tích đất ở, đất canh tác, bằng hình thức cạp, lấn hướng ra lòng sông.

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11

Hải Phòng: Phấn đấu khởi công Dự án đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – Bùi Viện vào tháng 11
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa đi thực địa kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ – Hưng Đạo – đường Bùi Viện.

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Sáng 29/8, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ quận Kiến An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập quận (29/8/1994 - 29/8/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội
Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học
Trong năm học qua, ngành Giáo dục huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người, là nơi gửi gắm niềm tin, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn.

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư

Mùa sen ở cố đô Hoa Lư
Dưới chân núi Ngọa Long của vùng cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đầm sen bạt ngàn tỏa hương sắc đã và đang trở thành điểm dừng chân lí tưởng của du khách trong và ngoài nước...

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng

Ngành giáo dục huyện An Lão: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của TP Hải Phòng
Với tinh thần đoàn kết, linh hoạt, nỗ lực vượt khó, trong năm học vừa qua, ngành giáo dục huyện An Lão (TP Hải Phòng) đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Quận Kiến An, TP Hải Phòng: Điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội

Là một quận có bề dày truyền thống lịch sử của TP Hải Phòng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quận Kiến An đã đạt được kết quả vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế, quận Kiến An còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.
Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hải Phòng: Cảnh sát kịp thời ngăn chặn người phụ nữ định nhảy cầu quyên sinh

Hai cán bộ công an cùng một số người dân đã kịp thời ngăn chặn, cứu được một người phụ nữ chuẩn bị nhảy cầu Bính, TP Hải Phòng.
Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Bình Thuân: Trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi

Sáng 24/8, Trung tâm Hatha Yoga Chiêu Hân (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã trao 108 phần quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn và người cao tuổi nghèo ở xã Phan Tiến,huyện Bắc Bình. Mỗi phần quà trị giá 450.000 đồng, gồm 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, nước mắm, đường, nước tương và 100.000 đồng tiền mặt. Ngoài ra đoàn còn tặng thêm sữa, bánh kẹo cho các bé đi theo. Tổng trị giá các phần quà gần 50 triệu đồng. Toàn bộ số quà trên do các thành viên của Trung tâm đóng góp.
Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

TS Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư (GS). Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “con chíp” điện tử đầu tiên thương hiệu “Made in Viet Nam”.
Phiên bản di động