Cần xét xử công minh, đúng pháp luật
Pháp luật - Bạn đọc 10/02/2022 11:23
Đi đòi “công lí”
Đơn chị Thúy, anh Chiến gửi Tạp chí Ngày mới online cho biết: Gia đình bà Hoàng Thị Phương có khu đất trồng rừng tại đồi Nà Kéo, thôn Bản Chắt, xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh lạng Sơn, được khai hoang trồng trọt từ năm 1991. Sau đó, gia đình nhiều lần có đơn gửi UBND huyện Đình Lập và các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn, đề nghị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nhưng cho đến nay chưa được giải quyết.
Năm 2010, có nhóm người đến khai thác gỗ trái phép tại khu đất này của gia đình bà Phương. Hỏi ra mới biết, khu đất của gia đình bà Phương được UBND huyện Đình Lập cấp sổ đỏ cho bà Hoàng Thị Bình. Quá bức xúc khi quyền và lợi ích hợp pháp ngang nhiên bị xâm phạm, từ năm 2010 gia đình bà Hoàng Thị Phương liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu trả lại quyền lợi cho gia đình bà, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Gia đình bà Hoàng Thị Giáo cũng có một khu đất trồng rừng tại đồi Nà Húi, thôn Bản Chắt, được khai hoang trồng trọt từ năm 1991. Cũng như bà Phương, gia đình bà Giáo nhiều lần có đơn gửi UBND huyện Đình Lập, đề nghị được cấp sổ đỏ, nhưng không nhận được hồi âm. Mãi đến năm 2010, khi nhóm người lạ đến khai thác gỗ ở khu đất trồng rừng của bà Giáo, thì sự việc tranh chấp xảy ra. Bà Giáo có đơn gửi các cơ quan chức năng, mới “tá hỏa” khi biết khu đất của gia đình bà đã có sổ đỏ mang tên Hoàng Thị Bình, do UBND huyện cấp. Bà Giáo có đơn gửi các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn, nhưng sự việc cũng vẫn rơi vào im lặng…
Luật sư Lê Đình Việt, Giám đốc Công ty luật TNHH Minh Tín, Đoàn luật sư TP Hà Nội |
Ngày 10/6/2021, bà Hoàng Thị Phương phát hiện có nhóm người điều khiển máy xúc, đào xới đất trái phép tại đồi Nà Hú, thuộc quyền sử dụng của gia đình bà, nên bà đến UBND xã Bính Xá gặp lãnh đạo trình bày, yêu cầu có biện pháp can thiệp, nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm trái phép đến tài sản của gia đình bà. Khi đến cổng trụ sở UBND xã Bính Xá, bà Phương gặp bà Hoàng Thị Giáo. Do khu đất đồi Nà Húi của gia đình bà Giáo cũng đang có người dùng máy xúc đào xới, nên bà cũng đến UBND xã Bính Xá để trình báo.
Tuy nhiên, bà Giáo và bà Phương không gặp được Chủ tịch UBND xã Bính Xá, nên hai bà cùng kéo nhau lên UBND huyện. Khi đến trụ sở UBND huyện, bà Phương, bà Giáo xin gặp Chủ tịch UBND huyện nhưng không được. Quá bức xúc và bất lực khi chứng kiến tài sản của mình bị xâm phạm mà không được giải quyết, bà Phương than, khóc tại trụ sở UBND huyện Đình Lập. Thấy bà Phương than, khóc thảm thiết, bà Giáo lấy điện thoại quay phim, đồng thời phát trực tiếp lên mạng xã hội. Sau đó, bà Phương và bà Giáo bị đưa về trụ sở Công an huyện Đình Lập để làm việc.
Đến ngày 4/10/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đình Lập thực hiện lệnh bắt bà Giáo, bà Phương để tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Lộc Bình, khởi tố hai bà về tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, theo Khoản 2, Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Vướng vào vòng lao lí
Ngày 29/11/2021, Viện KSND huyện Đình Lập ban hành Cáo trạng số 12/CT-VKS-ĐL, truy tố bà Phương, bà Giáo ra TAND huyện Đình Lập. Theo đó, Viện KSND huyện Đình Lập đề nghị TAND huyện Đình Lập xét xử bị cáo Hoàng Thị Phương và bị cáo Hoàng Thị Giáo về tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, theo quy định tại các điểm a, c; Khoản 2, Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015.
Luật sư Lê Đình Việt, Giám đốc Công ty luật TNHH Minh Tín, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Hành vi của bị cáo Hoàng Thị Phương và bị cáo Hoàng Thị Giáo, không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, hoặc xúi giục người khác gây rối, quy định tại điểm a và điểm d, Khoản 2, Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015”.
Cáo trạng số 12/CT-VKS-ĐL ngày 29/11/2021 của Viện KSND huyện Đình Lập |
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. “Sự câu kết chặt chẽ” được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 02-HĐTP/NQ. Theo đó, phạm tội có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên, có sự chuẩn bị, bàn bạc, tính toán, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng, để cùng cố ý thực hiện tội phạm. Nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không có sự tính toán và chuẩn bị kĩ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức.
Thứ hai, hai bị cáo không có hành vi phá phách, hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng, hoặc hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng, quy định tại các điểm b, c, đ; Khoản 2, Điều 318 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Hoàng Thị Phương và bị cáo Hoàng Thị Giáo không có hung khí, không vũ khí và không có hành vi đập phá, làm đảo lộn trật tự bình thường của đồ vật, tài sản thuộc sự quản lí của người khác...
Thứ ba, hành vi của hai bị cáo không thuộc trường hợp tái phạm, hay tái phạm nguy hiểm, quy định tại Khoản 2, Điều 318 Bộ luật Hình sự. Cả hai bị cáo là người có nhân thân tốt, luôn nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chưa từng có tiền án hay tiền sự.
Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đình Lập cần xem xét đến nguyên nhân gây ra hành vi. Sở dĩ hai người có hành vi như vậy, xuất phát từ việc quá bức xúc khi cơ quan Nhà nước không giải quyết triệt để các tranh chấp, không có biện pháp bảo vệ đối với quyền sử dụng đất của hai bị cáo. Hành vi của các bị cáo là bộc phát, không có sự bàn bạc, chuẩn bị từ trước, nên không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, hoặc xúi giục người khác gây rối. Do đó, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy tố các bị cáo theo Khoản 2, Điều 318 Bộ luật Hình sự là không có cơ sở, không phù hợp với các tình tiết khách quan, có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hoàng Thị Phương và bà Hoàng Thị Giáo.
Tới đây, ngày 17/2/2022, TAND huyện Đình Lập sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Hi vọng vụ án sẽ được xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh gây oan sai cho người vô tội.
Tạp chí game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin.
Cách chức Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn |