Cần ngăn chặn tình trạng san gạt đất rừng làm nhà xưởng trái phép
Pháp luật - Bạn đọc 16/07/2021 09:53
Phải chăng có sự “buông lỏng” quản lý?
Nhà xưởng băm dăm gỗ đang xây dựng trái phép trên đất rừng ở Đồng Loóng, xã Thanh Lâm |
Cuối tháng 1/2021, dư luận ở tỉnh Quảng Ninh xôn sao về việc lợi dụng việc cơ quan chức năng trên địa bàn tập trung công tác phòng chống dịch COVID-19, Công ty CP Đầu tư xây dựng Phương Đông đã đổ trộm cả vạn m3 đất, đá xuống biển lấn chiếm khoảng 16.000m2 tại thôn Đông Tiến, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng, UBND huyện Vân Đồn yêu cầu cầu Công ty Phương Đông khắc phục hậu quả, buộc khôi phục hiện trạng ban đầu trước khi vi phạm và trả lại đất đã lấn chiếm. Nay đến vụ hàng ngàn m2 đất rừng ở thôn Đồng Loóng, xã Thanh Lâm bị đào, xúc, san gạt “trái phép” làm nhà xưởng chế biến dăm gỗ người dân phản ánh nhưng chưa được các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm. Theo ghi nhận của phóng viên sau khi có sự phản ánh của người dân, chính quyền địa phương đã vào cuộc “xử phạt” hành chính, nhưng vật liệu gạch, cát vẫn được tập kết và nhà xưởng tiếp tục mọc lên…
Được biết, trong định hướng phát triển của huyện Ba Chẽ là “Lấy lâm nghiệp làm đòn bẩy”. Bởi, huyện Ba Chẽ có lợi thế về diện tích rừng và đất rừng chiếm tới hơn 90% diện tích tự nhiên của huyện với tỷ lệ che phủ rừng đạt 75%, bên cạnh đó, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của Ba Chẽ rất phù hợp cho phát triển trồng rừng và các loài dược liệu quý dưới tán rừng. Tiềm năng là rất lớn nhưng việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phải được thực hiện theo đúng quy hoạch dưới sự quản lý của chính quyền, các cơ quan có liên quan…
Doanh nghiệp tự phát “né” Cụm công nghiệp Nam Sơn?
Một góc Cụm công nghiệp Nam Sơn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. |
Năm 2012, huyện Ba Chẽ thành lập Cụm công nghiệp Nam Sơn, với diện tích 47,55ha. Kinh phí đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào bằng ngân sách là 437 tỷ đồng, đầu tư hạ tầng bên trong trên 276 tỷ đồng do Chủ đầu tư tự bỏ ra, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 60 tỷ đồng. Ngành nghề được bố trí tại Cụm công nghiệp bao gồm: sản xuất, chế biến lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ); sản xuất ván thanh, đồ mộc dân dụng, hàng mỹ nghệ, bao bì xuất khẩu; sản xuất, chế biến nông sản (xay xát, chế biến thức ăn gia súc, chưng cất tinh dầu)… Được biết gần 10 năm qua với diện tích đầu tư cơ sở hạ tầng trên 20 ha của giai đoạn I, Cụm công nghiệp Nam Sơn mới thu hút được 7 doanh nghiệp, trong đó có một doanh nghiệp chế biến lâm sản, và tỷ lệ lấp đầy khoảng 80% , trong khi chủ đầu tư đang đầu tư giai đoạn II theo quy hoạch đã được phê duyệt. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã mọc lên 3 xưởng sản xuất chế biến lâm sản, chưa kể cơ sở đang hình thành “trái phép” tại thôn Đồng Loóng. Việc doanh nghiệp “tự do” mở nhà xưởng không theo quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư Cụm công nghiệp Nam Sơn, chưa kể tác động rất lớn đến doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm nằm trong Cụm công nghiệp. Theo đó, các cơ sở sản xuất bên ngoài sẽ thu hút được nguồn nguyên liệu rẻ hơn vì gần vùng nguyên liệu; trốn được nhiều khoản chi như: Phí quản lý, dịch vụ xử lý nước thải, vệ sinh môi trường... Từ đó, vô tình tạo ra sự cạnh tranh thiếu bình đẳng trên địa bàn, nên việc Cụm công nghiệp Nam Sơn “mong” các doanh nghiệp đã và đang hiện hữu.
Thay cho lời kết
Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn không chỉ riêng huyện Ba Chẽ mà đang là vấn đề được quan tâm của tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ninh từ nhiều năm nay, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Sự việc nhà xưởng gần đây “bung ra” trên đất rừng, “né” cụm công nghiệp ở Ba Chẽ cần được chấn chỉnh, nếu không sẽ là tiền đề xấu cho sự phát triển lâu dài và bền vững ở địa phương.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!