Cần bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp cho ông Lê Văn Ba
Đơn thư bạn đọc 01/02/2021 08:12
Giấy chứng nhận QSD 10.010 m2 đất, do UBND huyện Gò Công Đông cấp cho ông Lê Văn Ba (đại diện hộ gia đình). |
Vô cớ sử dụng đất thuộc chủ quyền của người khác!
Trong đơn tố giác của ông Lê Văn Ba, sinh năm 1952, hộ khẩu thường trú 80 (số mới 0565) khu phố 1, thị trấn Vàm Láng, phản ánh: Ngày 23/3/2001, UBND huyện Gò Công Đông cấp cho ông Ba (đại diện hộ gia đình), giấy chứng nhận QSDĐ 10.010 m2 góp nhiều thửa cùng tờ bản đồ số 2, trong đó có thửa số 196 diện tích 2280 m2 đất thổ và cây lâu năm, tọa lạc tại ấp Đôi Ma, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông. Đất do ông bà cha mẹ để lại cho gia đình ông Ba và trong đó có một phần đất đang xảy ra tranh chấp.
Ông Ba cho biết: “Trước năm 2011, có 11 hộ dân từ nơi khác đến sang nhượng QSDĐ nông nghiệp trồng lúa ở phía Bắc thửa đất số 196 của tôi. Các hộ dân này làm nền, cất nhà, làm chuồng trại nuôi gia súc và có mấy hộ san lấp ruộng lúa lên nền chuyển nhượng. Năm 2013, trong chương trình Vlap đo đạc lại cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ cho tôi thành thửa số 126 tờ bản đồ số 35 diện tích 2.305,2 m2, từ thửa 196 nói trên. Phần đất này trước năm 1975 là ruộng muối thuộc ấp Đôi Ma, xã Vàm Láng, gia đình tôi đào 2 cái ao lấy đất làm nền để cất nhà trồng cây, nuôi cá; và phần đất ruộng của ông Lý Văn Trèo cũng còn làm ruộng muối, sau năm 1975, ông Trèo mới đắp đất lên nền cất nhà. Do đất tôi không thể trồng cây sát ranh được vì nước muối sẽ làm chết cây, nên tôi trồng cây sâu vào trong phần đất của mình hơn 1 mét, chứ không phải là đường đi công cộng. Nhưng, cả 11 hộ dân cùng sử dụng phần đất chiều ngang hơn 1 mét nói trên làm lối đi chung. Tôi có nhiều lần ngăn cản và cho họ biết rằng lối đi này đang thuộc quyền sử dụng đất có sổ đỏ của tôi, bà con không sử dụng được và cũng không được kéo đường dây tải điện trên lối đi này. Hãy về lối đi cũ mà đi và đồng thời phải dời đường dây tải điện ra khỏi khuôn viên đất của tôi. Nhưng 11 hộ dân vẫn sử dụng lối đi này và kéo đường dây tải điện, xe lôi, xe đầu kéo vận chuyển mà không có trách nhiệm với tôi. Họ còn nói, chừng nào UBND thị trấn nói đất tôi, họ sẽ không sử dụng nữa”.
Hồ sơ thể hiện phần đất chiều ngang hơn 1 mét nói trên, không phải đường đi công cộng, cụ thể như sau:
Theo sổ địa chính của xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông được UBND xã Vàm Láng công nhận ngày 8/1/2001, do cụ Võ Thị Lẹ (mẹ ông Ba) đứng tên tại ấp Đôi Ma 2, xã Vàm Láng; Trung tâm Công nghệ thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang trích lục hồ sơ địa chính cho ông Ba ngày 8/12/2010, thể hiện: Phần đất của ông Ba (thửa 196) và phần đất của ông Lý Văn Trèo giáp ranh với nhau, thể hiện không có đường đi công cộng.
Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang cung cấp dữ liệu đất đai cho ông Ba ngày 8/8/2016, thể hiện: Thửa đất số 196 của ông Ba trước đây, giáp ranh với thửa 1328; và thửa 195 của ông Lý Văn Trèo theo sổ địa chính xã Vàm Láng được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang duyệt ngày 31/12/2007, thể hiện, giữa thửa đất số 196 của ông Ba với đất của ông Lý Văn Trèo cũng không có đường đi công cộng.
Trang 1 |
Văn bản số 157 ngày 26/8/2016 của Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng ra trả lời đơn yêu cầu hòa giải của ông Ba là không phù hợp?! |
Căn cứ hồ sơ vụ việc, cho thấy đến nay chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền về thu hồi, điều chỉnh đối với toàn bộ diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận QSDĐ của ông Lê Văn Ba. Nhưng 11 hộ dân cùng sử dụng phần đất chiều ngang hơn 1 mét đang thuộc QSDĐ hợp pháp của ông Ba, là không có cơ sở!
Cố tình làm trái?
Hồ sơ thể hiện bà Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng, có hành vi làm trái.
Một, ngày 1/8/2016, ông Ba có đơn gửi UBND thị Trấn Vàm Láng yêu cầu hòa giải giữa ông Ba và 11 hộ dân nói trên, giải quyết việc có 11 đường dây tải điện trên đất phải di dời để trả lại quyền sử dụng đất cho người đang có giấy chứng nhận QSDĐ; tránh thiệt hại về tính mạng cho gia đình ông Ba, cũng như và cộng đồng dân cư. Thế nhưng, yêu cầu hợp pháp chính đáng này của ông Ba không được bà Thu giải quyết đúng luật. Điều này được chứng minh: Do Biên bản hòa giải ngày 8/8/2002 của UBND xã Vàm Láng không có sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác nên không hợp lệ (Thông báo trả lại đơn khởi kiện, số 17/TB-TA ngày 29/7/2019 của Tòa án Nhân dân huyện Gò Công Đông)
Như vậy, sự việc trên, thể hiện bà Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng biết rất rõ quy định về hòa giải, nhưng đã cố tình tổ chức hòa giải không hợp lệ. Hậu quả của việc làm trái này là việc Tòa án trả đơn khởi kiện của công dân Lê Văn Ba.
Trang 1 |
Thông báo trả lại đơn khởi kiện, số 17/TB-TA ngày 29/7/2019 của TAND huyện Gò Công Đông. |
Trang 1 |
Trang 2 |
Văn phòng Đăng ký đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang cung cấp dữ liệu đất đai cho ông Ba ngày 8/8/2016, thể hiện không có đường đi công cộng. |
Hai, ngày 26/8/2016, Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng ra Văn bản số 157 trả lời đơn yêu cầu hòa giải của ông Ba là không phù hợp. Trong khi đó, bà Thu đã không xem hồ sơ do ông Ba cung cấp ngày 8/12/2010 về nguồn gốc phần đất mà bà Thu cho là lối đi chung. Đặc biệt, bà Thu biết rất rõ là đất đã có Giấy chứng nhận QSDĐ, việc thay đổi về giấy này, không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng (bà Thu). Vậy tại sao ông Ba đưa ra Giấy chứng nhận QSDĐ để chứng minh yêu cầu được bảo vệ đất trong giấy, thì bà Thu không báo cáo đồng thời chuyển hồ sơ lên cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết việc cấp giấy, mà bà Thu cứ để cho 11 hộ dân tự ý chiếm đất của ông Ba làm lối đi và kéo đường dây tải điện, đặt ống cấp nước trên đất, mặc cho ông Ba liên tục phản đối? Hành vi này của bà Thu thể hiện là làm trái thẩm quyền, là chưa tròn trách nhiệm của Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng, sao chưa được xem xét, xử lí?
Ông Lê Văn Ba bức xúc: “Về nguồn gốc đất và lịch sử quá trình sử dụng đất, tôi có trình bày ở các đơn thưa nhưng không được xem xét giải quyết đúng pháp luật. Lối đi mà tôi khiếu nại rõ ràng là nằm trong phần đất của tôi đã được UBND huyện công nhận tại Giấy chứng nhận QSDĐ số 1-CH00012 ngày 19/9/2013. Tôi uất ức vì thái độ thiếu trách nhiệm của một số cán bộ xác minh sự việc không rõ ràng lại chèn ép tôi uy hiếp tôi; nếu như cứ để những cán bộ như thế làm việc, thì ảnh hưởng đến uy tín của nhiều cán bộ của chính quyền. Về việc bà Thu ra Công văn số 157 ngày 26/8/2016, tôi đề nghị cơ quan chức năng làm rõ hành vi này của bà Thu và một số cán bộ có thẩm quyền liên quan giải quyết vụ việc, đã làm cho gia đình tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến QSDĐ hợp pháp của mình; làm ảnh hưởng đến niềm tin của một bộ phận người dân vào một số cán bộ công chức, …”.
Giấy chứng nhận QSDĐ số 1-CH00012 ngày 19/9/2013 |
Hồ sơ cũng thể hiện Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông có nhiều hành vi làm trái.
Ông Ba có đơn gửi Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, khiếu nại Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng kí ban hành công văn số 157 ngày 26/8/2016 nói trên.
Ngày 25/10/2016, UBND huyện Gò Công Đông có Văn bản số 1855/UBND trả lời không thể giải quyết đơn của ông Ba. Lý do: Theo trích lục hồ sơ địa chính của Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang ngày 8/12/2010; và công văn về việc cung cấp dữ liệu đất đai số 759/TL – VPĐK ngày 8/8/2016 của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tiền Giang. Đây là hồ sơ địa chính được xây dựng trên nền bản đồ tỉ lệ 1/5000 nêu theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ngày 1/7/1991 của Tổng cục Quản lý ruộng đất quy định ở phần B1 – quy phạm các yếu tố dạng hình tuyền: Bao gồm hệ thống thủy văn, đường xá, đường ranh giới hành chính… khi đo vẽ các yếu tố dạng hình tuyền phải theo quy định sau: + các yếu tố có độ rộng > 1mm trên bản đồ thì phải đo vẽ theo hai bờ địa vật, nếu < 1mm đo vẽ bằng 1 nét nhưng phải đảm bảo độ chính xác về trục chính giữa của yếu tố + khi đo độ cong của các yếu tố <0,5mm trên bản đồ thì vẽ thẳng (bản đồ 1/5000, thì 1mm trên bản đồ bằng 5m ngoài thực địa) đo đường đi nhỏ hơn 5m ngoài thực địa nên giữa thửa đất 196 mà cụ Võ Thị Lẹ (mẹ ông Lê Văn Ba)– người đứng tên giáp ranh với thửa đất 1328, 195 của ông Lý Văn Trèo đứng tên không thể hiện con đường là phù hợp với quy phạm chứ không có nghĩa là không có con đường đi.
Trang 1 |
Văn bản số 1855/UBND ngày 25/10/2016, của UBND huyện Gò Công Đông trả lời không thể giải quyết đơn của ông Ba?! |
Ngày 17/2/2017, ông Ba có đơn yêu cầu UBND huyện Gò Công Đông cung cấp căn cứ quy phạm Luật Khiếu nại có hiệu luật thi hành kể từ ngày 1/7/2012, quy định: “Người khiếu nại có các quyền sau đây: Được biết, đọc sao chụp, sao chép tài liệu chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin tài liệu bí mật của nhà nước”
Ngày 28/2/2017, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông Trần Văn Thành có Văn bản số 292 UBND hướng dẫn ông Ba liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang để được cung cấp theo thẩm quyền. Làm theo đúng hướng dẫn của ông Thành, ông Ba nhận được Văn bản số 1195/STNMT ngày 28/3/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, trả lời: “Qua rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang lưu giữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường không tìm thấy văn bản ông Lê Văn Ba yêu cầu”
Ngày 28/2/2017, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông Trần Văn Thành có văn bản số 292 UBND hướng dẫn ông Ba liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang để được cung cấp theo thẩm quyền. |
Ngày 30/3/2017, ông Ba đến Phòng Tiếp dân UBND huyện Gò Công Đông, gặp ông Phương cán bộ tiếp dân, yêu cầu giải thích tại sao Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông hướng dẫn đến sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang giải quyết yêu cầu cung cấp văn bản quy phạm đo vẽ bản đồ dịa chính ngày 1/7/1991 của Tổng cục Quản lý ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang giải quyết. Nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang trả lời: “Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang không có quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ngày 1/7/1991 của Tổng cục Quản lý ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
Do không nhận được lời giải thích của ông Thành, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, ngày 30/3/2017 ông Ba buộc phải có đơn khiếu nại Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông khiếu về hành vi chính không cung cấp chứng cứ do người khiếu nại theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 12 quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại luật khiếu nại có hiệu luật thi hành kể từ ngày 1/7/2012.
Ngày 18/4/2017, UBND huyện Gò Công Đông có “Thư mời” số 138/GM – UBND với nội dung: Thực hiện Luật Tiếp công dân UBND huyện tổ chức buổi tiếp công dân liên quan đến việc khiếu nại của công dân, chủ trì buổi tiếp công dân là ông Trần Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện.
Như vậy, thực tế đến nay, "Không có” căn cứ (quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ngày 1/7/1991 của Tổng cục Quản lý ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Ông Ba bức xúc: “Những sự thật trong hồ sơ thể hiện rõ ràng việc cố tình làm trái pháp luật về quản lí đất đai; tôi yêu cầu đối với Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông xem xét giải quyết quyền lợi hợp pháp chính đáng của gia đình tôi đối với toàn bộ diện tích đất trong giấy chứng nhận QSDĐ ngày 13/3/2002, mà chính do UBND huyện Gò Công Đông cấp cho gia đình tôi, đến nay đất vẫn đang thuộc chủ quyền sử dụng hợp pháp của gia đình tôi. Tôi yêu cầu có biện pháp xử lí nghiêm minh đối với những cán bộ, công dân cố tình chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật đối với phần đất lối đi không thể hiện trong giấy chứng nhận QSDĐ ngày 13/3/2002; đồng thời phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại vật chất mấy năm qua, để tôi yên tâm tu bổ khuôn viên đất và kiểm soát quản lý đất theo đúng quy định của Luật Đất đai, sản xuất ổn định cuộc sống”.