Các chuyên gia pháp lý bàn về vụ UBND thị xã Kỳ Anh thu hồi đất trái luật của gia đình ông Nguyễn Hữu Môn
Pháp luật - Bạn đọc 07/10/2020 14:46
Trao đổi với phóng viên, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, phó Trưởng ban Dân nguyện, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để kiểm tra, thanh tra làm rõ việc thu hồi đất này là đúng pháp luật hay chưa? Nói cách khác là có cơ sở pháp lý hay không? Có hay không có sự “khuất tất” trong việc thu hồi đất của dân và đền bù với giá rẻ mạt để phân lô, bán nền với giá cao nhằm thu lợi? Vì mới đây, UBND Thị xã Kỳ Anh trả lời báo chí là chưa ban hành quyết định thu hồi đất, nhưng vẫn tiến hành lấy đất của người dân là không thể chấp nhận được.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội |
Theo quy định tại Điều 69, Luật Đất đai năm 2013, khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định thu hồi đất. Nếu đúng như báo chí phản ánh, thu hồi đất của người dân, nhưng không có quyết định thu hồi đất là việc làm rất ẩu, thể hiện sự coi thường pháp luật.
"Chính quyền muốn lấy đất của người dân để phân lô, bán nền hoặc dùng làm vào công việc gì khác đi nữa, cần phải tính toán và xem xét đến nguồn gốc đất (đất ở hay đất nông nghiệp) để đền bù với giá cả hợp lý, tránh tình trạng người dân bức xúc phản ứng và khiếu kiện kéo dài, vượt cấp", Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Luật Đất đai năm 2013 quy định, “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”. Khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định pháp luật. Nguyên tắc bồi thường là Nhà nước thu hồi loại đất nào thì bồi thường bằng loại đất đó, nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất, tương đương với giá chuyển nhượng trên thị trường.
Việc xác định loại đất được bồi thường theo Điều 11, Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau: Căn cứ để xác định loại đất: Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3, Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều này; Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều này; Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thạc sỹ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội |
Như vậy, trong trường hợp đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì loại đất sẽ được xác định trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thửa đất đó đã có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1, 2, Điều 100, Luật Đất đai thì loại đất sẽ xác định trên cơ sở các giấy tờ về quyền sử dụng đất đó. Trong trường hợp thửa đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì loại đất sẽ được xác định trên cơ sở các quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Khi không có các loại giấy tờ trên, việc xác định loại đất sẽ được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Theo đó, trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng; Trường hợp đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.
Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xác định loại đất được căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư.
Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất được thực hiện như sau: Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó; Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích, thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) ban hành.
Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.
Thẩm quyền xác định loại đất: UBND cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Mặc dù thu hồi đất không có quyết định thu hồi (trái luật), nhưng UBND thị xã Kỳ Anh lại đề nghị gia đình ông Nguyễn Hữu Môn chấp hành đúng pháp luật. |
Như vậy, trong trường hợp hộ gia đình ông Môn bị Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội hoặc các dự án an ninh quốc phòng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định tại điều 62, điều 63, Luật Đất đai năm 2013, thì gia đình ông sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định pháp luật. Trong trường hợp thu hồi đất không đủ căn cứ thì gia đình ông có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Trường hợp giữa gia đình ông và chính quyền có ý kiến, quan điểm khác nhau về việc xác định loại đất thì phải căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên. Trong trường hợp gia đình ông cho rằng, việc xác định loại đất của UBND thị xã là không đúng pháp luật thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật
Trước đó, game bài đổi thưởng tiền that đã phản ánh, ông Nguyễn Hữu Môn, sinh năm 1956, hội viên Hội NCT phường Hưng Trí cho biết: Năm 1986, do không có đất ở, gia đình ông đã viết đơn xin cấp đất và được Ban Quản lý Hợp tác xã Trung Thượng cấp cho 700m2 đất ở, tại đội 1, xóm Trung Thượng, xã Kỳ Hưng, huyện Kỳ Anh (nay là tiểu khu 1, tổ dân phố Hưng Nhân, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh). Sau khi được giao đất, gia đình ông đã xây dựng nhà để ở. Tuy nhiên, do khu đất này thường xuyên bị ngập lụt, gia đình ông phải chuyển đến nhà bố mẹ vợ ở nhờ cho đến nay. Mảnh đất trên vẫn được gia đình ông sử dụng trồng hoa màu và chăn nuôi. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng đất, gia đình ông còn khai hoang được thêm 109,3 m2. Như vậy, tổng diện tích hiện tại gia đình ông sử dụng là 809,3m2.
Vị trí thửa đất bị UBND thị xã Kỳ Anh thu hồi trái luật |
Sau thời gian hai bên bờ sông Trí được làm kè chắn lũ, tình trạng ngập lụt không còn, gia đình ông đã vận chuyển vật liệu ra để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, gia đình ông bị chính quyền ngăn chặn, không cho xây dựng. Gia đình ông đã phản ánh sự việc đến UBND phương Sông Trí (trước đây) rất nhiều lần, nhưng vẫn không được giải quyết. Do không biết còn kêu cứu ai, gia đình ông tiếp tục ở nhờ bên nhà của bố mẹ vợ, nhưng vẫn canh tác trên phần đất nói trên. Phần đất này được gia đình ông sử dụng liên tục từ lúc được cấp cho đến nay, đất không tranh chấp, trong quá trình sử dụng đất, không bị xử phạt vi phạm về đất đai; gia đình ông vẫn đóng thuế đất ở.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Bản đồ địa chính 299, đo đạc năm 1985, thì thửa đất này là Thửa đất số 18, Tờ bản đồ số 04, diện tích 464m2, do HTX Trung Thượng quản lý.
Theo Bản đồ địa chính đo đạc năm 2013, thửa đất này là Thửa số 04, Tờ bản đồ số 54, diện tích 809,3m2, loại đất ở (ODT), chủ sử dụng là ông Nguyễn Hữu Môn. Ngoài ra, theo sổ mục kê lập năm 2017, phần đất này là của gia đình ông Môn và loại đất là đất ở (ODT).
Thế nhưng, ngày 21/3/2019, Hội đồng tư vấn đất đai của UBND phường Sông Trí lại cho rằng, xét thấy gia đình ông Môn được HTX Trung Thượng đồng ý cấp đất từ năm 1986, nhưng từ đó đến nay, gia đình ông Môn chưa xây dựng nhà ở, mà chỉ sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Gia đình ông Môn chỉ có giấy xác nhận cấp đất ở của Hợp tác xã Trung Thượng, theo quy định của pháp luật, giấy tờ này không đủ pháp lý để xác lập quyền sử dụng đất. Hội đồng tư vấn đất đai thống nhất, thửa đất gia đình ông Môn đang sử dụng là đất nông nghiệp, sử dụng ổn định trước ngày 01/7/2004, không có tranh chấp. Từ đó, UBND thị xã Kỳ Anh ra thông báo bồi thường cho gia đình ông Môn theo giá đất nông nghiệp, với số tiền 45 triệu đồng.
Mặc dù việc thu hồi và bồi thường đất được quy định rất rõ tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013, thế nhưng, trao đổi với phóng viên, đại diện UBND thị xã Kỳ Anh và UBND phường Hưng Trí đều khẳng định: Sau khi Dự án xây dựng khu dân cư Nam bờ Sông Trí được chấp thuận chủ trương, giao UBND thị xã Kỳ Anh làm Chủ đầu tư, UBND thị xã Kỳ Anh mới có thông báo về việc thu hồi đất gửi gia đình ông Môn, chưa có quyết định thu hồi đất.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!
Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh: Bị thu hồi đất trái luật, người dân bức xúc phản đối Đất của người dân có nguồn gốc là đất ở, thế nhưng, trong quá trình xác minh nguồn gốc đất để bồi thường, Hội đồng ... |
Vụ tranh chấp đất giữa hộ ông Thửa với hộ ông Cổn ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh: Phát lộ nhiều góc khuất, chính quyền và các cơ quan chức năng cần là (Tiếp theo kỳ trước) Những tưởng, giấy tờ gốc về việc cấp đất của vợ chồng ông Thửa sẽ là căn cứ giải quyết tranh chấp ... |